ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Cuộc gặp Trump - Kim có thể giúp thế giới an toàn hơn

Mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề gai góc trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Triều Tiên, song cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo sắp tới được cho là có thể giúp thế giới trở nên an toàn hơn.

17/02/2019 10:50
 
Cuộc gặp Trump - Kim có thể giúp thế giới an toàn hơn - 1

Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore. (Ảnh: Reuters)

 

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore vào tháng 6 năm ngoái diễn ra với sự phô trương của cờ hoa rực rỡ. Tuy nhiên, phía sau ánh hào quang đó là một hội nghị bị đánh giá gần như “trống rỗng” khi thiếu vắng một thỏa thuận chung về phi hạt nhân hóa.

Nhà bình luận David Ignatius của Washington Post đã đặt ra câu hỏi rằng: “Với thành tích đáng thất vọng như vậy, điều gì thực sự khả thi khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau lần hai tại Việt Nam trong hai tuần tới?”.

Kết quả tốt nhất có thể chỉ đơn giản là một lộ trình, bằng cách mở ra những lối đi và đánh dấu những trở ngại, giúp cho cả Mỹ và Triều Tiên trở nên an toàn hơn trong tiến trình kéo dài một thập kỷ nhằm đạt được mục tiêu do Mỹ đề ra, đó là “phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng đầy đủ” bán đảo Triều Tiên.

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội, một số ý tưởng thực dụng đã được các chuyên gia cả trong và ngoài chính quyền Trump đưa ra. Nền tảng của các cuộc thảo luận này xuất phát từ thực tế rằng, phi hạt nhân hóa không phải là sự từ bỏ đột ngột mà là một tiến trình theo từng giai đoạn. Nếu thành công, tiến trình này sẽ tạo ra động lực cho chính nó cũng như sự bảo đảm về an ninh ngày càng tăng.

Trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ hồi tháng trước, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Daniel Coats cho biết các quan chức Mỹ nhận thức được rằng: “Triều Tiên không thể từ bỏ toàn bộ vũ khí hạt nhân và năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân, ngay cả khi nước này tìm cách đàm phán các bước phi hạt nhân hóa từng phần nhằm giành được sự nhượng bộ quan trọng của Mỹ và cộng đồng quốc tế”.

Tổng thống Donald Trump vẫn cố gắng tỏ ra lạc quan trước đánh giá đáng lo ngại của tình báo Mỹ. Ông viết trên Twitter: “Mối quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ chưa bao giờ tốt hơn thế. Không còn thử (vũ khí), hài cốt (binh sĩ Mỹ) được trao trả, các con tin trở về. Cơ hội tốt để phi hạt nhân hóa”.

Theo Washington Post, tất cả những vấn đề được ông Trump liệt kê ở trên đều đúng, ngoại trừ việc phi hạt nhân hóa vẫn còn mờ nhạt.

Stephen Biegun, đặc phái viên của Tổng thống Trump về Triều Tiên, đã có bài phát biểu thẳng thắn tại Đại học Stanford hôm 31/1 về vấn đề Triều Tiên.

“Triều Tiên cho chúng ta thấy một chút tín hiệu rằng họ vẫn chưa đưa ra quyết định dỡ bỏ và phá hủy hoàn toàn năng lực hạt nhân. Thách thức đặt ra là thay đổi đường lối chính sách của họ bằng cách thay đổi hướng đi của chính họ”, ông Biegun nhận định.

Sự chuẩn bị của các chuyên gia

Đặc phái viên Biegun bắt đầu thu thập ý kiến từ các chuyên gia tại Đại học Stanford và Tổ chức Carnegie vì hòa bình quốc tế. Hiện vẫn chưa rõ liệu đã có ý tưởng nào được đưa ra sau các cuộc thảo luận hay chưa, tuy nhiên những tài liệu do hai nhóm chuyên gia này đưa ra đã mổ xẻ một số vấn đề cơ bản của cuộc gặp Trump - Kim tại Hà Nội.

Nhóm của tổ chức Carnegie đã tập trung vào tầm quan trọng của việc phá hủy hoàn toàn, có thể kiểm chứng kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên trong suốt tiến trình phi hạt nhân hóa kéo dài. Để thu thập dữ liệu, họ đã tổ chức các cuộc họp với các chuyên gia Trung Quốc và các chuyên gia quốc tế khác.

Nhóm Carnegie cũng nhận ra những hạn chế trong việc kiểm chứng chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, do nước này thiếu hạ tầng hiện đại và lưu giữ hồ sơ kém. Giải pháp cho vấn đề này là kiểm chứng theo xác suất, đồng nghĩa với việc không cần kiểm chứng toàn bộ kho vũ khí của Triều Tiên nhưng vẫn có thể đưa ra đánh giá tổng thể đáng tin cậy về việc liệu Bình Nhưỡng có tuân thủ cam kết hay không.

Nhóm Stanford tập trung vào các biện pháp cụ thể và rõ ràng về việc liệu mối đe dọa Triều Tiên đã thực sự giảm đi hay chưa. Theo nhóm Stanford, năm 2018 “đánh dấu sự dừng lại và giảm bớt” trong chương trình vũ khí của Triều Tiên sau khi ông Kim Jong-un dừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân, đồng thời đóng cửa một bãi thử hạt nhân. Đây có thể là tiêu chí để đánh giá liệu chính sách ngoại giao trong tương lai có tiếp tục duy trì tiến trình này hay không.

“Triều Tiên sẽ không từ bỏ vũ khí và chương trình vũ khí của nước này cho đến khi an ninh của họ được đảm bảo. Sự đảm bảo như vậy không thể chỉ đơn giản đạt được bằng lời hứa của Mỹ hoặc một thỏa thuận trên giấy tờ, nó sẽ đòi hỏi khoảng thời gian đáng kể để hai bên cùng hợp tác và tìm hiểu lẫn nhau… và khoảng thời gian này có thể kéo dài đến 10 năm”, nhóm chuyên gia Stanford nhận định.

Theo nhóm Stanford, để thuyết phục Triều Tiên, đồng thời lôi kéo các nhà khoa học Triều Tiên và nâng cao sự kiểm chứng, Bình Nhưỡng có thể được cho phép duy trì chương trình hạt nhân dân sự và chương trình không gian vũ trụ hòa bình.

Tổng thống Trump chắc chắn sẽ tăng cường cỗ máy tuyên truyền cho hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội. Do vậy, các chuyên gia cần phân tích kỹ lưỡng các chi tiết có thể được đưa ra trong các bản thỏa thuận tại hội nghị và liệu những thỏa thuận đó có làm giảm bớt mối đe dọa quân sự của Triều Tiên hay không.

Theo Washington Post, hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim có một phần là những tuyên bố phô trương. Tuy nhiên, sự kiện này vẫn có những yếu tố thực chất và nền tảng giúp thế giới trở nên an toàn hơn.

Thành Đạt/ Dân trí

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định, tiềm năng phát triển rất đa dạng

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định, tiềm năng phát triển rất đa dạng

19:49 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024, trong đó nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của khu vực này đang trong giai đoạn ổn định và tiềm năng phát triển là rất đa dạng.

Liên hợp quốc kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah

Liên hợp quốc kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah

19:48 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah ở phía Nam Gaza, trong khi cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi ngừng bắn ở Dải Gaza đồng thời các nhà trung gian hòa giải tăng cường nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại vùng lãnh thổ này.

Thái Lan: Ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao

Thái Lan: Ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao

19:47 , 01/05/2024

Nhà vua Thái Lan ngày 30/4 đã phê chuẩn đề xuất của Thủ tướng nước này Srettha Thavisin, bổ nhiệm nhà ngoại giao kì cựu Maris Sangiampongsa là tân Bộ trưởng Ngoại giao của Thái Lan.

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

23:03 , 29/04/2024

Ngày 28/4, Yonhap dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này và Cuba đã nhất trí mở đại sứ quán ở mỗi bên, tiếp sau bước thiết lập quan hệ ngoại giao song phương hồi đầu năm nay.

WHO: Số ca mắc sởi trên toàn thế giới tăng mạnh

WHO: Số ca mắc sởi trên toàn thế giới tăng mạnh

23:03 , 29/04/2024

Các nhà nghiên cứu mới đây cho biết, số ca mắc sởi trên toàn thế giới đã tăng gần gấp đôi từ năm 2022 đến năm 2023, đặt ra thách thức đối với nỗ lực đạt được và duy trì việc loại bỏ căn bệnh này ở nhiều nước.

Ukraine thừa nhận tình hình chiến sự đang xấu đi trong khi mòn mỏi chờ viện trợ từng ngày

Ukraine thừa nhận tình hình chiến sự đang xấu đi trong khi mòn mỏi chờ viện trợ từng ngày

23:02 , 29/04/2024

Ngày 28/4, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine, Đại tướng Oleksandr Syrskyi thừa nhận, tình thế của Kiev trên tiền tuyến đang xấu đi rất nhiều, đồng thời kêu gọi Phương tây viện trợ vũ khí cho nước này.

Đảng đối lập Nhật Bản giành được cả 3 ghế bầu cử Hạ viện bổ sung

Đảng đối lập Nhật Bản giành được cả 3 ghế bầu cử Hạ viện bổ sung

20:01 , 29/04/2024

Theo kết quả kiểm phiếu công bố tối ngày 28/4, đảng Dân chủ Lập hiến, đảng đối lập lớn nhất tại Nhật Bản, đã giành chiến thắng ở cả 3 khu vực trong cuộc bầu cử Hạ viện bổ sung. Kết quả này cũng đánh dấu thất bại của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền trước đảng đối lập tại cuộc bầu cử đầu tiên - kể từ khi xảy ra vụ bê bối quỹ chính trị liên quan đến một số thành viên của đảng này.

Xung đột ở Trung Đông phủ bóng lên cuộc họp đặc biệt của WEF

Xung đột ở Trung Đông phủ bóng lên cuộc họp đặc biệt của WEF

20:01 , 29/04/2024

Hôm nay 28/4, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã khai mạc tại thủ đô Riyadh của Ả rập Xê út, với sự tham gia của hàng trăm chính khách và chuyên gia kinh tế thuộc hơn 90 quốc gia và tổ chức quốc tế. Các cuộc thảo luận tại hội nghị WEF tập trung tìm kiếm giải pháp cho một loạt thách thức toàn cầu liên quan đến kinh tế, khí hậu và các vấn đề nhân đạo. Và trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, hội nghị cũng sẽ tập trung thảo luận những vấn đề liên quan đến cuộc chiến ở Gaza và căng thẳng âm ỉ trên khắp Trung Đông.

Lãnh đạo Mỹ, Israel điện đàm về thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza

Lãnh đạo Mỹ, Israel điện đàm về thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza

20:00 , 29/04/2024

Nhà Trắng cho biết ngày 28/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, trong đó hai bên đã đánh giá lại các cuộc đàm phán hiện nay nhằm trả tự do cho các con tin mà Hamas cầm giữ, cùng với một lệnh ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza.

Iran ấn định thời điểm tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội vòng hai

Iran ấn định thời điểm tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội vòng hai

18:08 , 29/04/2024

Ngày 28/4 Người phát ngôn Cơ quan bầu cử Iran Mohsen Eslami cho biết, tổng cộng có 90 ứng cử viên sẽ cạnh tranh 45 ghế còn lại trong tổng số 290 ghế của Quốc hội nước này trong cuộc bầu cử vòng hai dự kiến diễn ra vào ngày 10/5 tới.