ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Cuộc sống mới của đồng bào người Dao Thanh Hóa

Ở Thanh Hóa, người Dao có trên 10 ngàn người, sinh sống chủ yếu ở các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy và Mường Lát. Những năm qua, nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, đồng bào các dân tộc thiểu số Thanh Hóa, nói chung, người Dao nói riêng đã được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống. Theo đó, diện mạo nông thôn mới ngày một hiện hữu rõ nét nơi làng bản của người Dao.

Ái Vân - Thanh Sơn

15/03/2023 15:24

Khu phố Hạ Sơn, thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc là nơi sinh sống của người Dao quần chẹt Thanh Hóa. Cả khu phố hiện có 243 hộ với trên 1.045 nhân khẩu. Cũng như các dân tộc anh em khác, đồng bào Dao Hạ Sơn luôn siêng năng, cần cù, chăm chỉ trong làm ăn phát triển kinh tế, xây dựng đời sống mới; đặc biệt, bà con rất tâm huyết với việc gìn giữ nghề truyền thống cũng như những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. 

Cuộc sống mới của đồng người Dao Thanh Hóa - Ảnh 2.

Gia đình bà Phùng Thị Ngân là một trong những hộ phát triển kinh tế giỏi ở khu phố Hạ Sơn. Nhiều năm trước, gia đình bà Ngân cũng thuộc diện hộ nghèo, nguồn thu chủ yếu chỉ trông chờ vào diện tích trồng ngô nên đời sống khá bấp bênh. Sau khi được sự tuyên truyền, vận động của cán bộ xã, khu phố, gia đình bà đã mạnh dạn đầu tư phát triển cây keo, nuôi thêm con gà, con lợn. 

Cuộc sống mới của đồng người Dao Thanh Hóa - Ảnh 3.

Hiện, hơn 1 ha trồng keo của gia đình bà Ngân đã cho thu hoạch, đem lại hơn 100 triệu đồng; sản lượng từ việc trồng ngô mỗi năm cũng cho thu hoạch từ 6 đến 7 tấn, nguồn thu khoảng 50 triệu đồng. Đặc biệt, phát huy nghề bốc thuốc nam truyền thống của gia đình, bà Phùng Thị Ngân đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người, từ đó mà gia đình bà  có thêm nguồn thu, đời sống khấm khá hơn. 

Bà Phùng Thị Ngân, Khu phố Hạ Sơn, thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa

Ở khu phố Hạ Sơn, thị trấn Ngọc Lặc, nghề bốc thuốc nam của người Dao không chỉ là một nghề truyền thống cần gìn giữ mà còn trở thành một nghề giúp người dân phát triển kinh tế. Hiện, cả khi phố có khoảng hơn chục hộ làm nghề bốc thuốc nam, nguồn thu tuy không đáng kể nhưng ai cũng vui vì nghề của cha ông được gìn giữ và giúp đỡ được nhiều người.

Ở Ngọc Lặc có 3 khu phố, làng Dao nhưng Hạ Sơn là nơi phát triển hơn cả về mọi mặt. Người Dao Hạ Sơn nhiều năm trước chủ yếu làm nông nghiệp nhưng sau khi có các nhà máy, khu công nghiệp đóng trên địa bàn hoạt động thì bà con hầu hết tham gia làm công nhân. Hiện gia đình nào ở Hạ Sơn cũng có người đi làm công nhân, có nhà từ 3 đến 4 người. Nhờ đó, đời sống của bà con khá ổn định, tỉ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, hiện chỉ còn 11 hộ.

Ông Phạm Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

Hiện nay, phong trào phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới đã lan rộng khắp các thôn, bản ở miền núi Thanh Hóa. Hầu như ở địa phương nào cũng xuất hiện những tấm gương làm kinh tế giỏi, những điển hình làm theo lời Bác… Họ không chỉ nỗ lực vươn lên làm giàu cho bản thân, gia đình mà còn có nhiều đóng góp cho quê hương, làng bản.

Nhìn vườn cây xanh tốt đang cho những trái ngọt, cho đến bây giờ, chị Triệu Thị Tâm ở thôn Đồng Thanh, xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy vẫn chưa thể tin được mình lại có được thành quả như ngày hôm nay.

Nhiều năm về trước, chị Triệu Thị Tâm về làm dâu ở Đồng Thanh, kinh tế nhà chồng cũng thuộc diện khó khăn. Không cam chịu đói nghèo, vợ chồng chị Tâm luôn bảo ban nhau để có điều kiện chăm lo cho con cái, xây dựng gia đình ấm no. Nhận thấy địa phương chưa có nhiều mô hình trồng cây ăn quả nên chị đã mạnh dạn cùng chồng ra tận tỉnh Hưng Yên để mua giống ôi lê và táo Đài Loan về trồng. Sau một thời gian trồng và chăm sóc, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, vườn cây của gia đình chị Tâm đã cho thu hoạch. Những sản phẩm táo và ôi của gia đình chị Tâm vừa ngon, đảm bảo an toàn, giá cả hợp lý nên hầu như cung không đủ cầu. Mặt khác, với sự nhạy bén trong làm ăn, chị Tâm còn đăng bán các sản phẩm của gia đình làm ra trên các mạng zalo, facebook và ship đến tận tay của khách hàng. 

Là một người ham học hỏi và cầu tiến, sau khi có vốn, chị Triệu Thị Tâm lại cùng chồng đầu tư chăn nuôi dê. Ban đầu, gia đình chị nuôi 20 con, dần dà nhờ có kinh nghiệm và tìm được đầu ra ổn định, gia đình đã nuôi lên 70 con. Hiện nay, mỗi năm nguồn thu từ chăn nuôi và trồng trọt của gia đình chị Tâm cũng vài trăm triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 150 triệu đồng. Giờ đây, chị đã có điều kiện xây được ngôi nhà mới và mua sắm các đồ dùng thiết yếu trong sinh hoạt.

Làng Hạ Sơn, thuộc xã Pù Nhi, huyện Mường Lát là một điểm sáng về sự nỗ lực vươn lên, xóa đói giảm nghèo ở vùng cao Thanh Hóa, nói chung và người Dao nói riêng. Từ một bản khó khăn, nghèo đói, sau nhiều năm nỗ lực cố gắng của cấp ủy, chính quyền huyện Mường Lát và Bộ đội Biên phòng Pù Nhi đóng chân trên địa bàn, đến nay, Hạ Sơn đã trở thành một bản nông thôn mới nơi vùng biên. 

Cuộc sống mới của đồng người Dao Thanh Hóa - Ảnh 7.

Sau hơn 25 năm xuống định cư ở bản Hạ Sơn, người Dao đã thay đổi rất nhanh theo hướng tích cực. Từ 5 hộ đồng bào Dao ngày đầu "xuống núi" lập bản mới theo tiếng gọi của Đảng, Nhà nước nay đã thành 51 hộ với 229 nhân khẩu. Nhờ có đường giao thông thuận lợi, 100% hộ dân có điện lưới quốc gia sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất, 100% trẻ em trong độ tuổi được đi học và trên 80% học hết cấp 3, dịch vụ y tế, thông tin liên lạc… Năm 2020, Hạ Sơn đã đón nhận bản đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là bản Dao đầu tiên ở Thanh Hóa được công nhận bản nông thôn mới.

Triệu Văn Lĩu, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Hạ Sơn, Pù Nhi, Mường Lát, Thanh Hóa cho biết: "Bản thân tôi ở thôn, bản, cũng vừa là lãnh đạo, chỉ đạo ở địa phương, tôi luôn có cách làm để bà con phấn khởi, nhiệt tình tham gia các hoạt động chung, không vi phạm pháp luật, tự vươn lên thoát nghèo. Hiện tại, bản Hạ Sơn có 3 hộ nghèo, 2 hộ cận nghèo. Chúng tôi phấn đấu trong thời gian gần nhất, bản Hạ Sơn sẽ không có hộ nghèo".

Cuộc sống mới của đồng người Dao Thanh Hóa - Ảnh 8.

Dù còn đó những khó khăn nhưng đời sống của người Dao Thanh Hóa đang đổi thay từng ngày. Đồng bào tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế; bản sắc văn hóa dân tộc luôn được gìn giữ và phát huy; hệ thống chính trị cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển. Chắc chắn với những nỗ lực cố gắng của cán bộ, đảng viên và người dân, trong tương lai không xa, các làng bản người Dao sẽ bứt phá đi lên, phấn đấu trở thành những thôn bản nông thôn mới văn minh, giàu đẹp.

Nguồn: Chuyên mục Câu chuyện vùng cao tháng 3/2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Tháng 7 năm 2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

Tháng 7 năm 2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

23:11 , 02/07/2024

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, trong tháng 7/2024, khả năng xuất hiện 1 - 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền nước ta.

Huyện Như Xuân sẵn sàng cho diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2024

Huyện Như Xuân sẵn sàng cho diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2024

21:06 , 02/07/2024

Cuộc diễn tập khu vực phòng thủ huyện Như Xuân năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 3,4/7. Đến nay, huyện Như Xuân đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ diễn tập, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, vũ khí, trang bị.

Đề nghị gỡ khó về thuế, cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

Đề nghị gỡ khó về thuế, cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

16:22 , 02/07/2024

Nhiều lãnh đạo cơ quan báo chí cho biết, hoạt động của cơ quan báo chí đã khó khăn nay càng khó khăn hơn khi kinh phí sản xuất ngày càng tăng, nhưng cơ chế về thuế, định mức tối đa... chưa bắt kịp với tình hình thực tế.

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 02/7, ngày 03/7/2024

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 02/7, ngày 03/7/2024

15:14 , 02/07/2024

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, đêm 02/7, ngày 03/7/2024, thời tiết các khu vực trên địa bàn tỉnh mây thay đổi, đêm không mưa, ngày trời nắng, nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Gió nhẹ.

Công an huyện Lang Chánh triển khai cấp thẻ Căn cước cho gần 100 công dân ngay trong ngày 1/7

Công an huyện Lang Chánh triển khai cấp thẻ Căn cước cho gần 100 công dân ngay trong ngày 1/7

14:43 , 02/07/2024

Trong ngày 1/7, ngày đầu tiên triển khai cấp thẻ Căn cước theo Luật Căn cước, Công an huyện Lang Chánh đã tổ chức cấp thẻ cho gần 100 công dân.

Lượng phương tiện tại tuyến đường dẫn lên, xuống cao tốc Bắc Nam tăng đột biến

Lượng phương tiện tại tuyến đường dẫn lên, xuống cao tốc Bắc Nam tăng đột biến

11:09 , 02/07/2024

Thời tiết nắng nóng trong những ngày vừa qua, cộng với việc các học sinh đều đã nghỉ hè hoặc hoàn thành các kỳ thi quan trọng, nên lượng khách du lịch đến với tỉnh Thanh Hóa tăng cao, đồng thời cũng khiến cho lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tại các nút giao cao tốc Bắc Nam trên địa bàn tỉnh tăng đột biến.

Chính thức tăng độ tuổi hành nghề lái xe từ 1/1/2025

Chính thức tăng độ tuổi hành nghề lái xe từ 1/1/2025

10:23 , 02/07/2024

Một trong những nội dung mới của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, đó là quy định nâng độ tuổi hành nghề tối đa của người lái xe chở người trên 29 chỗ.

Tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân sử dụng thẻ căn cước

Tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân sử dụng thẻ căn cước

10:02 , 02/07/2024

Theo quy định của Luật Căn cước 2023, thẻ căn cước công dân trước đây được thay đổi tên gọi thành Căn cước, đồng thời điều chỉnh một số thông tin in trên thẻ. Trước sự thay đổi này, nhiều ý kiến cho rằng tất cả công dân bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước mẫu mới từ mốc 1/7 – thời điểm Luật chính thức có hiệu lực. Thông tin này là không chính xác bởi Luật Căn cước 2023 đã quy định rất rõ các điều kiện chuyển tiếp từ các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước mã vạch, căn cước gắn chip mẫu cũ sang thẻ căn cước mẫu mới.

Phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

Phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

09:10 , 02/07/2024

Hiện nay, nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã có dịch cúm A/H5N1, lở mồm long móng, viêm da nổi cục và dịch tả lợn châu Phi. Tại Thanh Hóa dù chưa có ổ dịch phát sinh, nhưng trước nguy cơ xâm nhập, lây lan, bùng phát bệnh dịch, ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương và các hộ chăn nuôi đã và đang tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch.

Thanh Hoá phấn đấu hết năm 2024 có 98% hộ dân vùng nông thôn, miền núi được sử dụng nước hợp vệ sinh

Thanh Hoá phấn đấu hết năm 2024 có 98% hộ dân vùng nông thôn, miền núi được sử dụng nước hợp vệ sinh

08:08 , 02/07/2024

Đến hết năm 2023, Thanh Hoá đã có 651 công trình cấp nước được đầu tư xây mới, toàn tỉnh cũng đã có 97,5% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh và 62% được dùng nước sạch. Việc quan tâm, đầu tư xây mới các công trình cấp nước đã tạo điều kiện cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khoẻ người dân và góp phần tích cực vào công tác xây dựng nông thôn mới.