Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Tài liệu quý cho hoạt động ngoại giao Việt Nam
Vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và phát huy truyền thống, bản sắc ngoại giao hòa hiếu, giàu tính nhân văn của dân tộc, đường lối đối ngoại của Đảng ta luôn được phát triển và hoàn thiện qua từng giai đoạn cách mạng. Quan điểm nhất quán trong đường lối đối ngoại của Đảng ta được đúc kết sâu sắc và thể hiện rõ nét trong cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam"" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cuốn sách chính là tư liệu quý, là kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.
Với dung lượng hơn 800 trang, cuốn sách được chia làm 3 phần, bao gồm bài tổng quan "Kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, quyết tâm xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam"" và 85 bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 52 ý kiến của các nhà chính trị, chuyên gia, học giả và bạn bè quốc tế. Nội dung cuốn sách khẳng định quan điểm toàn diện, nhất quán, thể hiện tầm nhìn chiến lược, tư duy sắc sảo, quyết đoán của người đứng đầu Đảng ta đối với công tác đối ngoại, ngoại giao, góp phần thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về "Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân".
Những bài viết, bài phát biểu trong cuốn sách là sự chắt lọc, đúc kết từ nghiên cứu lý luận sâu sắc và hoạt động thực tiễn cách mạng phong phú của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, đúng đắn của Tổng Bí thư đối với công tác đối ngoại, ngoại giao, góp phần phát triển tư duy lý luận của Đảng ta về đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Thạc sĩ Vũ Tất Thành, giảng viên chính khoa Xây dựng Đảng, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Đường lối đối ngoại Việt Nam chúng ta đã được bồi đắp kế thừa và phát triển bởi không chỉ truyền thống dân tộc mà còn dựa trên cơ sở nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà nước ta sẽ tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, tư tưởng tiến bộ của nhân loại nói chung, trong đấy có đối ngoại và ngoại giao nói riêng để bổ sung phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của Việt Nam ta trong thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh; điều đó đã được Tổng Bí thư tổng kết một cách rất sâu sắc trong cuốn sách". Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Thị Mai, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức cũng cho biết: "Tổng Bí thư tổng kết một cách rất sâu sắc trong cuốn sách này và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kế thừa được những tinh hoa trong tư tưởng và đường lối đối ngoại của cha ông ta từ trước đến nay, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh như "đem lại nghĩa để thắng hung tàn lấy chí nhân thay cường bạo" hay "lấy bất biến ứng vạn biến". Đường lối đối ngoại của chúng ta là một đường lối đối ngoại thể hiện cái tinh thần yêu chuộng hòa bình, trọng hòa hiếu nhưng cũng thể hiện rất rõ được hào khí của dân tộc Việt Nam".
Một trong những nội dung nổi bật, được xem là linh hồn của cuốn sách chính là quan điểm "ngoại giao cây tre" của Tổng Bí thư. Quan điểm này được Tổng Bí thư đưa ra lần đầu tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng vào tháng 12/2021.

Với việc làm rõ nội hàm của "cây tre Việt Nam": "Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển", Tổng Bí thư đã khẳng định và định hướng đường lối ngoại giao của Việt Nam là: mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của Nhân dân. Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, "tuỳ cơ ứng biến".
Quan điểm "ngoại giao cây tre" và nhiều vấn đề quan trọng về đường lối đối ngoại, ngoại giao được thể hiện trong cuốn sách có ý nghĩa định hướng, dẫn đường cho con đường ngoại giao của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. Cũng chính việc thực hiện nhất quán đường lối ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" mà trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành công rực rỡ trong việc mở rộng và nâng cấp quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 nước, vùng lãnh thổ; quan hệ với các nước láng giềng, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống ngày càng sâu sắc hơn; lòng tin chính trị với nhiều nước được củng cố vững chắc; hợp tác ngày càng mở rộng, thực chất và hiệu quả. Đặc biệt, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 7 quốc gia, trong đó có nhiều cường quốc như: Trung Quốc, Nga, Mỹ, Ấn Độ.

Thạc sĩ Vũ Tất Thành, giảng viên chính khoa Xây dựng Đảng, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Trên cương vị là người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư đã phát triển kế thừa và nêu ra một khái niệm mới, đó là để đáp ứng tình hình thế giới đầy phức tạp hiện nay, chúng ta cần thiết phải khởi xướng một trường phái đối ngoại mới, đó là đối ngoại ngoại giao "cây tre Việt Nam". Tổng Bí thư đã nói rất rõ về nội hàm của Ngoại giao "cây tre Việt Nam", đó là "Gốc chắc, thân vững, cành lá uyển chuyển", đó là một nền ngoại giao độc lập tự chủ hòa bình hữu nghị hợp tác".
Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp, đặt ra những yêu cầu ngày càng cao cho công tác đối ngoại; cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính là cẩm nang quý có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, giúp đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại có cái nhìn bao quát, toàn diện về quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, từ đó kiên định và giữ vững lập trường: "độc lập, tự cường và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc luôn luôn là nguyên tắc bất biến, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt" trong toàn bộ hoạt động ngoại giao các cấp; lấy đối ngoại để bảo vệ đất nước từ sớm từ xa, là bệ phóng cho sự phát triển của đất nước.

Thành phố Thanh Hóa trao giải cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Chiều ngày 13/6, Ban Chỉ đạo 35 Thành ủy thành phố đã Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn thành phố năm 2025. Sau gần 6 tháng triển khai, đã có 1.800 bài tham gia dự thi.

Thành phố Thanh Hóa tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2025
Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc thi, thành phố Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng năm 2025 cấp thành phố một cách bài bản, nghiêm túc, qua đó lựa chọn những tác phẩm xuất sắc nhất gửi tham gia cuộc thi cấp tỉnh.

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Cuộc vận động động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 – 2025 đang bước vào giai đoạn nước rút. Để hoàn thành mục tiêu đến ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục tập trung huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang cùng các doanh nghiệp và người dân địa phương tham gia giúp đỡ về ngày công, tinh thần, vật chất để giúp các hộ nghèo có nơi an cư, lạc nghiệp.

Trường Chính trị Tỉnh vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ
"Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vị trí, vai trò, tầm quan trọng của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Người khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng". Đối với công tác cán bộ, Người đã để lại cho chúng ta những chỉ dẫn sâu xắc, chu đáo về từng mặt, từ mục đích, động cơ học tập đến nội dung, phương pháp huấn luyện, đào tạo; từ việc mở lớp đến việc dạy và học. Người nói rõ, học để làm việc, làm người rồi mới để làm cán bộ. Trước tiên, học để đáp ứng công việc, công việc thì ngày càng mới, càng khó, cho nên việc học là suốt đời…."

Thạch Thành khai thác tiềm năng, phát triển du lịch
Nhằm phát huy lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, trong những năm qua, Đảng bộ huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá đã tăng cường công tác lãnh đạo, triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, đề án phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước tăng tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ trong cơ cấu phát triển kinh tế của địa phương.

Đảng bộ Kiểm toán nhà nước - Vươn mình cùng đất nước
Kiến nghị xử lý tài chính 281.808 tỷ đồng; kiến nghị rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế sửa đổi, bổ sung 1.048 văn bản không hoặc chưa phù hợp nhằm bịt lỗ hổng tránh thất thoát lãng phí; tỷ lệ thực hiện kiến nghị kiểm toán bình quân trong cả nhiệm kỳ là 81%, cao hơn so với bình quân của nhiệm kỳ trước; đề xuất thay đổi nhiều cơ chế chính sách quản lý thông qua công tác kiểm toán, đặc biệt là qua các cuộc kiểm toán chuyên đề. Một nhiệm kỳ với nhiều tác động ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, song Đảng ủy kiểm toán nhà nước đã tập trung lãnh đạo toàn ngành đoàn kết thống nhất hoàn thành xuất sắc toàn diện Nghị quyết đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiếp tục khẳng định niềm tin, vị trí, vai trò là công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra kiểm soát việc quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công và phòng chống tham nhũng lãng phí tiêu cực.

Vai trò nòng cốt của Bí thư Chi bộ trong xây dựng Đảng ở cơ sở
Trong hệ thống chính trị ở cơ sở, Chi bộ Đảng là nơi trực tiếp lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng. Trong đó, Bí thư Chi bộ chính là hạt nhân nòng cốt trong công cuộc xây dựng Đảng vững mạnh từ cơ sở. Thanh Hóa hiện có hơn 4.300 Bí thư Chi bộ ở khu dân cư. Là cầu nối gắn kết ý Đảng – lòng dân ở cơ sở, hầu hết các Bí thư Chi bộ đều tâm huyết, trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tại địa phương.

Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh Thanh Hoá học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Tháng 02 năm 2025, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh được thành lập theo Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá, trên cơ sở kết thúc hoạt động của Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, gồm 22 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc với 904 đảng viên. Kế thừa truyền thống và những kết quả đã đạt được, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng những chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, xuyên suốt các nhiệm kỳ, từng năm công tác và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Thực hành tiết kiệm
Trân trọng giới thiệu bài viết "Thực hành tiết kiệm" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Trao giải sáng tác, quảng bá tác phẩm về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"
Chiều 30/5, Ban Tuyên giáo và Dân dận Tỉnh uỷ tổ chức tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" đợt II (2023 - 2025). Đồng chí Đào Xuân Yên, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo Giải thưởng cấp tỉnh dự và chủ trì hội nghị.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.