Đa dạng sản phẩm, thị trường - Giải pháp giúp doanh nghiệp vượt khó
Tìm kiếm, phát triển và mở rộng thị trường luôn là nhiệm vụ sống còn của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp Thanh Hóa, những biến động khó lường từ bên ngoài là phép thử khả năng chống chọi và vươn lên của mỗi doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự sâu sát về thị trường, tìm kiếm các thị trường điểm tựa cũng như có chiến lược đa dạng sản phẩm hàng hóa.
Những năm trước đây, Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu Nông sản Việt chỉ tập trung sản xuất mặt hàng dứa đóng hộp xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu Âu (EU). Năm nay ngoài mặt hàng dứa, công ty đã sản xuất thêm các mặt hàng nông sản khác như: các loại trái cây hỗn hợp, xoài, vải thiều, nhãn đóng hộp. Đây là hướng đi giúp công ty có đơn hàng đều đặn và nâng cao được năng lực cạnh tranh trong bối cảnh thị trường thế giới gặp nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế.

Ông Trần Văn Tú, Phó Giám đốc Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu Nông sản Việt
Ông Trần Văn Tú, Phó Giám đốc Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu Nông sản Việt cho biết: "Chúng tôi đa dạng sản phẩm để tìm thêm cơ hội xuất khẩu, mở rộng thị trường, tăng thêm việc làm cho lao động. Thị trường luôn rộng mở đa dạng nên khi chúng tôi giới thiệu sản phẩm mới khách hàng đánh giá cao, bởi một nhà sản xuất có nhiều mặt hàng đấy là nhà máy tốt, có năng lực nên chúng tôi luôn tìm kiếm sản phẩm mới mà thị trường có nhu cầu để chúng tôi đầu tư và sản xuất mặt hàng đó".

Đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động từ biến động kinh tế thế giới, thị trường tiêu thụ sụt giảm, các doanh nghiệp Thanh Hóa đã linh hoạt tìm giải pháp ứng phó để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó việc đa dạng hóa và làm mới sản phẩm là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp vừa giữ được thị trường truyền thống, vừa mở rộng thêm thị trường mới.

Đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng trên địa bàn tỉnh cũng cho rằng, để tiếp cận và đưa hàng hóa vào các thị trường, ngoài việc đa dạng hóa sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, tìm kiếm đối tác. Từ đó thúc đẩy họat động đầu tư sản xuất kinh doanh, nắm bắt cơ hội phát triển.

Bà Vũ Thị Ngọc Anh, Giám đốc Công ty cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức
Bà Vũ Thị Ngọc Anh, Giám đốc Công ty cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức cho biết: "Chúng tôi thận trọng trong đầu tư nhưng quan tâm đến phát triển sản phẩm mới, đưa ra sản phẩm càng ngày càng thiết yếu hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trương, giá hợp lý. Ngoài tạo nhiều sản phẩm mới, chúng tôi cũng đưa ra chiến lược phát triển hệ thống bán buôn cả nước để có cơ hội phát triển bền vững hơn".
Trong bối cảnh nền kinh tế có độ mở lớn, hội nhập sâu rộng, những tác động từ thị trường thế giới đối với các doanh nghiệp là khó tránh khỏi. Để giảm thiểu tác động, đòi hỏi sự linh hoạt, chủ động thích ứng trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Ngành công thương Thanh Hóa cũng chú trọng công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên muốn tận dụng cơ hội mở rộng thị trường, thì chính các doanh nghiệp cũng phải có chiến lược về đa dạng hóa sản phẩm, làm mới sản phẩm, dịch vụ hàng hóa.

Thanh Hoá đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP
Sau gần 7 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá, công nhận 631 sản phẩm. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, sản phẩm OCOP Thanh Hóa đã tiếp cận thành công nhiều thị trường nước ngoài.

Thúc đẩy tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục có các chỉ đạo về điều hành ổn định lãi suất, tăng trưởng tín dụng. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh vẫn gặp những khó khăn, thách thức, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các giải pháp khơi thông dòng chảy tín dụng, sẵn sàng đưa nguồn vốn vào khu vực sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nhân rộng mô hình thâm canh, nâng cao hiệu quả trồng sắn nguyên liệu
Niên vụ 2024-2025, nông dân tỉnh Thanh Hóa trồng hơn 14 nghìn ha sắn nguyên liệu, năng suất bình quân đạt 17 tấn 1 ha, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Theo ngành nông nghiệp, để nâng cao năng suất hiệu quả trồng sắn, cần phải nhân rộng mô hình thâm canh tăng năng suất.

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp. Xu hướng này trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, khi ngành rau quả Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt cả năm.

Kỳ vọng phát triển ngành tôm trong năm 2025
Năm 2025, ngành tôm tiếp tục được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến môi trường, chi phí sản xuất và yêu cầu bền vững từ thị trường quốc tế.

Tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Giá vé máy bay dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng
Giá vé máy bay trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đã tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng so với ngày thường. Do vậy, nhiều người dân đã chuyển hướng di chuyển bằng ô tô, tàu lửa và đặt tour theo nhóm để tiết kiệm chi phí.

Dự báo mới nhất về lãi suất, giá USD tại Việt Nam
Nhiều tổ chức tài chính quốc tế dự báo giá USD sẽ chạm mốc 26.000 đồng, lãi suất duy trì mức thấp trong ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Năm 2025: xuất khẩu tôm có thể đạt 4,3 - 4,5 tỷ USD
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2025 cả nước sẽ tăng lên 750.000 ha, sản lượng ước đạt 1,29 triệu tấn. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) dự báo năm 2025, xuất khẩu tôm có thể đạt 4,3 - 4,5 tỷ USD, tăng 10 - 15% so với năm 2024, nhờ sự phục hồi của thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và nhu cầu gia tăng đối với sản phẩm chế biến sâu.

Kích cầu tiêu dùng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Cùng với đầu tư và xuất khẩu, tiêu dùng là một trong ba động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Kích thích tiêu dùng sẽ góp phần hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong năm 2025. Do đó, tỉnh Thanh Hoá đang tập trung nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt trên 209 nghìn tỷ đồng trong năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.