nông sản Việt
Nông sản Việt chinh phục nhiều thị trường
Năm 2024, nông sản Việt Nam đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, nhiều nông sản Việt tiếp tục chinh phục thành công những thị trường mới, nhiều mặt hàng nông sản mới được "cấp visa" xuất khẩu chính ngạch.
Nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản
Quý 1/2024, hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều tín hiệu khởi sắc. Giá trị xuất khẩu hàng hoá đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 40,1% so với cùng kỳ và là mức tăng trưởng cao nhất trong 4 năm thực hiện kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, nhiều nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản đạt mức tăng trưởng xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị doanh nghiệp đã nỗ lực linh hoạt đa dạng sản phẩm, kết nối tìm kiếm mở rộng khách hàng, thị trường.
Tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 13 ngày 06/02/2024 về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.
Việt Nam tiếp tục là nguồn cung cá tra lớn nhất cho Brazil
Brazil là thị trường tiêu thụ cá tra đơn lẻ lớn thứ 3 của Việt Nam với 71 triệu USD, chiếm 5% tỷ trọng xuất khẩu cá tra của cả nước sang các thị trường. Việt Nam cũng là nguồn cung cá thịt trắng lớn nhất của quốc gia Nam Mỹ này.
Giá dứa nguyên liệu tại Thanh Hóa tăng cao
Từ tháng 7/2023 đến nay, giá dứa nguyên liệu tại Thanh Hóa luôn dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với thời điểm chính vụ. Với giá bán này, 1 ha dứa sau khi trừ chi phí, bà con nông dân có lợi nhuận trên dưới 200 triệu đồng/năm. Tuy nhiên từ khi giá dứa tăng cao, các doanh nghiệp chế biến dứa trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, phải tạm dừng hoạt động do không còn khả năng bù lỗ.
Đa dạng sản phẩm, thị trường - Giải pháp giúp doanh nghiệp vượt khó
Tìm kiếm, phát triển và mở rộng thị trường luôn là nhiệm vụ sống còn của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp Thanh Hóa, những biến động khó lường từ bên ngoài là phép thử khả năng chống chọi và vươn lên của mỗi doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự sâu sát về thị trường, tìm kiếm các thị trường điểm tựa cũng như có chiến lược đa dạng sản phẩm hàng hóa.
Thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường triển vọng
Trong tháng 8/2023, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có xu hướng phục hồi, một số mặt hàng chủ lực đã có đơn hàng mới ở thị trường nước ngoài. Tổng giá trị xuất khẩu tháng 8 ước đạt 518 triệu USD, tăng 9,4% so với tháng trước. Đây là tín hiệu tích cực, tạo động lực để các doanh nghiệp tập trung khai thác, gia tăng các hoạt động xuất khẩu những tháng cuối năm, trong đó ưu tiên xuất khẩu sang các thị trường triển vọng.
Doanh nhân với khát vọng đưa nông sản Việt vươn tầm thế giới
Được thành lập năm 2016, Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu Nông sản Việt đang từng bước trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản tại Thanh Hoá. Có được kết quả đó phải kể đến vai trò dẫn dắt doanh nghiệp của doanh nhân Nguyễn Văn Quỳnh - Giám đốc công ty, người luôn trăn trở với khát vọng đưa nông sản Việt ra thị trường thế giới.