Đa phần bệnh nhân đột quỵ đi khám và điều trị muộn
Thời tiết chuyển lạnh, chênh lệch nhiệt độ trong ngày cao đã khiến bệnh nhân bị đột quỵ nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa gia tăng. Đáng tiếc, đa phần bệnh nhân đến ở giai đoạn muộn, để lại những di chứng khó hồi phục.
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 giờ đồng hồ sau khi có các biểu hiện nghi ngờ đột quỵ, khi được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, bệnh nhân đã bị liệt nửa người trái, ý thức lơ mơ. Bệnh nhân được chẩn đoán bị nhồi máu não cấp dẫn đến đột quỵ. Ngay lập tức bệnh nhân được dùng thuốc tiêu sợi huyết và can thiệp lấy huyết khối cơ học.

Bà Đỗ Thị Bích Phượng - xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết:"Sáng dậy thì chồng tôi có cảm giác hơi mệt xong vào giường nằm. 1 tiếng sau người nhà vào thì thấy anh bị méo miệng, không nói được nên đã lập tức đa đến bệnh viện. Rất may được đưa đến viện cấp cứu kịp thời nên chồng tôi đã hồi phục khá tốt".
Đây chỉ là một trong số ít bệnh nhân đột quỵ được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Theo thống kê của Khoa Thần kinh – Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá, từ đầu năm 2022 đến nay, chỉ có khoảng 6 – 7% bệnh nhân đột quỵ đến cấp cứu tại bệnh viện trong 6 giờ đầu, khung "giờ vàng" để được can thiệp, điều trị hiệu quả.

Đa phần bệnh nhân đột quỵ đến cấp cứu ở giai đoạn muộn nên dù đã được điều trị nhưng vẫn để lại nhiều di chứng như: liệt, khả năng vận động yếu, mất ngôn ngữ, nói ngọng, thị giác yếu. Trường hợp nặng sẽ dẫn đến tử vong hoặc sống thực vật.

Bác sỹ CKII Nguyễn Hoành Sâm - Trưởng khoa Thần kinh – Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Bác sỹ CKII Nguyễn Hoành Sâm - Trưởng khoa Thần kinh – Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Bệnh nhân đột quỵ có những dấu hiệu như méo miệng, mất vận động hoặc vận động yếu, khó nói, đau đầu, chống mặt, buồn nôn…Người nhà cần nhớ rõ để đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời."
Những ngày qua, số bệnh nhân đột quỵ đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh gia tăng. Trong số gần 150 bệnh nhân đang điều trị tại khoa Thần kinh – Đột quỵ có tới hơn 40% bệnh nhân đột quỵ, tăng khoảng 10% so với những tuần trước đó. Các bác sỹ cho biết: thời tiết lạnh khiến mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp nên lưu lượng máu đến não giảm. Trời lạnh cũng khiến huyết áp dễ tăng cao, làm co mạch, máu dễ bị đông hơn có thể gây tắc nghẽn dẫn đến đột quỵ.

Các bác sỹ khuyến cáo: khi phát hiện người có dấu hiệu bị đột quỵ, người nhà nên nhanh chóng gọi cấp cứu để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có thể điều trị chuyên sâu về đột quỵ. Tuyệt đối không để bệnh nhân ở nhà dùng thuốc không rõ nguồn gốc hoặc sử dụng phương pháp dân gian chưa được kiểm nghiệm sẽ làm lỡ cơ hội tối ưu để điều trị.

Nhiều người mắc cúm A có diễn biến nặng từ các bệnh lý nền
Theo Bộ Y tế, số ca mắc cúm hiện nay đang tăng nhẹ, chủ yếu do virus cúm A/H3N2, H1N1 và cúm B. Dù phần lớn các ca bệnh ở mức độ nhẹ, các bác sĩ vẫn cảnh báo nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi và người mắc bệnh nền cần đặc biệt thận trọng.

Nhiều bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi nặng
Sau Tết Nguyên đán, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh lý về phổi tại Bệnh viện Phổi Thanh Hoá tăng cao, trong đó có nhiều bệnh nhân bị viêm phổi nặng. Theo các bác sĩ, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Đảm bảo đủ thuốc điều trị cúm
Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thời gian gần đây, tình hình bệnh cúm có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở phía Bắc, nên nhu cầu sử dụng thuốc điều trị cúm, đặc biệt là thuốc kháng virus, có xu hướng gia tăng. Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương, các bệnh viện, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm.

Xử nghiêm việc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc
Ngày 12/2, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc, các bệnh viện, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa.

Việt Nam đang tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tỷ lệ và số người tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh, tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân.

Thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025.

Tăng cường phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp
Ủy ban nhân dân tỉnh nhận được Công văn số 656/BYT-DP ngày 08/02/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Hơn 1 triệu người Việt nhiễm sán
Theo Đại diện Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương: Tại Việt Nam có khoảng 1 triệu người nhiễm sán lá gan do ăn cá làm gỏi, muối hoặc chưa nấu chín và hàng trăm nghìn trường hợp mắc các bệnh giun sán khác.

Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
Hiện nay, điều kiện thời tiết mùa Đông - Xuân với khí hậu ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm tăng cao làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Trước tình hình trên, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp.

Bảo vệ sức khỏe khi thời tiết giá rét
Thanh Hóa đang trong đợt rét đậm, nền nhiệt độ thấp nhất trong đợt lạnh này phổ biến từ 9 - 14 độ C. Nhiệt độ xuống thấp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, người dân cần biết cách giữ ấm và phòng, chống rét cho bản thân và gia đình.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.