Đặc sắc Lễ hội đền Phố Cát
Diễn ra trong 3 ngày từ 27 đến 29/3, Lễ hội Đền Phố Cát là hoạt động văn hóa quan trọng của huyện Thạch Thành trong năm 2024, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách xa gần.
Ngay ngày đầu tiên của lễ hội, từ sáng sớm, nhiều đoàn du khách và Nhân dân địa phương nô nức đổ về đền Phố Cát ở thị trấn Vân Du để dâng hương, chiêm bái và hoà vào không khí lễ hội.

Lễ hội Đền Phố Cát đã có từ lâu nhưng trước đây chỉ được tổ chức với quy mô nhỏ và dần bị mai một. Việc khôi phục lại Lễ hội đền Phố Cát nhằm đáp ứng mong mỏi, nguyện vọng giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của di tích, đáp ứng nhu cầu thực hành tín ngưỡng và thưởng thức văn hóa của Nhân dân, du khách. Năm nay, lần đầu tiên Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp huyện, với rất nhiều hoạt động văn hoá, thể thao đa dạng, tiêu biểu là lễ rước bóng Thánh mẫu. Chị Nguyễn Thanh Điệp, du khách Hà Nội chia sẻ: "Tôi rất tự hào về lễ hội các vùng miền của dân tộc, tham gia lễ hội, gợi nhớ cha ông đã xây dựng non sông, đất nước".
Theo sử sách ghi lại, đền Phố Cát thuộc di tích thắng cảnh Phố Cát, nằm trên địa bàn thị trấn Vân Du, được xây dựng dưới triều Vua Lê Cảnh Hưng giữa thế kỷ 18, là nơi thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh - một nữ thần trong Tứ bất tử theo tín ngưỡng dân gian của người Việt. Trong các đền thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh thì đền Phố Cát là nơi đầu tiên được vua ban tặng sắc phong thần cho Thánh mẫu là Thượng đẳng thần. Từ đó, có thể thấy được vị thế đặc biệt của đền Phố Cát trong tín ngưỡng thờ mẫu ở nước ta.

Thành công của Lễ hội đền Phố Cát ngay trong năm đầu tiên được tổ chức với quy mô cấp huyện còn do sự chuẩn bị chu đáo, công phu về mọi mặt của Ban tổ chức lễ hội và chính quyền địa phương. Những năm tới, Lễ hội sẽ được tổ chức thường niên, góp phần đưa đền Phố Cát trở thành "điểm hẹn văn hóa tâm linh" của Nhân dân và du khách; đồng thời thông qua lễ hội nhằm giới thiệu, quảng bá tiềm năng, giá trị văn hóa, du lịch, hình ảnh đất và người Thạch Thành đến bạn bè trong và ngoài tỉnh.

Tổng kết và trao giải Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025 với chủ đề "Hàm Rồng - Bản hùng ca chiến thắng" đã khép lại vào tối ngày 29/3.

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025
Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm
Nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, khu di tích Quốc gia Am Tiên là quần thể danh thắng gồm “núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” Khu di tích có tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích về cuộc dấy binh khởi nghĩa của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Nơi đây còn được biết đến là huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam. Những năm vừa qua, khu di tích Quốc gia Am Tiên đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của khu di tích vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về các mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng
Sáng 28/3, tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc trưng bày và xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng.

Chợ phiên Thạch Lập - Nét đẹp văn hóa vùng cao
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời phát triển du lịch cộng đồng, tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách, nhiều địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào hoạt động mô hình chợ phiên đêm. Đây không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá, đưa các sản phẩm văn hóa, văn nghệ và nông sản, đặc sản địa phương mà còn trở thành điểm đến thú vị trên hành trình khám phá, trải nghiệm của mỗi du khách. Ghi nhận tại xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc.

Biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn được công nhận khu du lịch cấp tỉnh
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Khu du lịch cấp tỉnh biển Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Sáng ngày 26/3, UBND huyện Triệu Sơn tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, giai đoạn 2024 - 2030.

Sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng chiến thắng
Hiện nay hàng nghìn tư liệu hiện vật, kỷ vật, hình ảnh quý giá về Cầu Hàm Rồng huyền thoại, Đồi C4 anh hùng, Nhà máy điện Hàm Rồng và các địa danh trên mảnh đất Hàm Rồng khói lửa năm xưa, đang được gìn giữ, bảo quản, trưng bày giới tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá. Việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng góp phần quan trọng tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ hôm nay về truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân ta chống lại sự xâm lược của kẻ thù cách đây 60 năm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.