Đại gia dầu ăn thu hơn 22 tỷ đồng mỗi ngày, vẫn chỉ hoàn thành 43% kế hoạch
6 tháng, doanh thu, lợi nhuận của Kido lần lượt tăng 36% và 87% so với cùng kỳ 2020. Dù thế, biên lãi gộp và tăng trưởng lợi nhuận gộp đều giảm. Sau 6 tháng, Kido hoàn thành 43% kế hoạch năm.
Giữa tác động của dịch bệnh, các doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu vẫn tăng trưởng mạnh. Kido - doanh nghiệp nội đứng thứ hai trên thị trường dầu ăn và dẫn đầu ngành hàng kem trong nước - vừa công bố doanh thu thuần 6 tháng đầu năm đặt 4.898 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, dầu ăn mang về hơn 4.000 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Các ngành hàng thực phẩm thu về hơn 800 tỷ đồng, tăng 22%.
Chịu ảnh hưởng của tình trạng giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, biên lãi gộp của tập đoàn giảm 3% so với quý II/2020. Lợi nhuận gộp của Kido quý II tăng 21%, thấp hơn mức tăng doanh thu.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, biên lãi gộp là chỉ tiêu quan trọng, thể hiện số tiền lãi mà công ty kiếm được trong một khoảng thời gian nhất định. Đây cũng là một yếu tố cơ bản đại diện cho khả năng sinh lời và sức cạnh tranh của công ty. Còn lợi nhuận gộp là phần lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi trừ chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm, hoặc chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ.
Nhờ tiết giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận trước thuế của Kido tăng vọt 87% lên 342 tỷ đồng. Dù ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, tập đoàn thực phẩm này mới chỉ hoàn thành 43% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2021.
Đại diện Kido cho biết đang tiếp tục nghiên cứu thị trường để mở rộng danh mục sản phẩm trong các ngành hàng hiện có gồm dầu ăn, kem, bánh kẹo và chuẩn bị sẵn sàng ra mắt các ngành hàng mới khi dịch bệnh được kiểm soát.
Đầu tháng 6, công ty này công bố dự án tham vọng trong bối cảnh thị trường kinh doanh dịch vụ ăn uống đang trong thời điểm khó khăn tột cùng với dự kiến xây dựng chuỗi cửa hàng kinh doanh cà phê, trà sữa, kem với mục tiêu mở gần 60 điểm bán tại TPHCM ngay trong năm nay với doanh thu dự kiến hơn 140 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại TPHCM diễn biến theo chiều hướng xấu từ tháng 6 khiến kế hoạch khai trương những cửa hàng cà phê đầu tiên của đại gia ngành thực phẩm phải trì hoãn. Từ ngày 19/7, TPHCM và toàn vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Như vậy, dự án chuỗi cà phê chỉ có thể ra mắt thị trường sớm nhất trong tháng 8, không đi đúng tiến độ đã định.
Việt Đức/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hậu Lộc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp
Thời gian qua huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo điều kiện, thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2025, huyện Hậu Lộc có 37 doanh nghiệp thành lập mới. Việc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp đã tạo việc làm, thu nhập cho người lao động tại địa phương.

Thành phố Thanh Hóa thành lập mới 401 doanh nghiệp
4 tháng đầu năm 2025, Thành phố Thanh Hóa đã thành lập mới 401 doanh nghiệp, đạt 25,87% kế hoạch năm, bằng 127,3% so với cùng kỳ. Lũy kế đến ngày 30 tháng 4, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố là 10.237 doanh nghiệp, chiếm khoảng 45% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh.

Điện năng thương phẩm tháng 4 tăng 13,4% so với cùng kỳ
Theo thống kê từ Sở Công Thương, sản lượng điện sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong tháng 4 năm 2025 đạt khoảng 1,43 tỷ kWh, tăng 1,05% so với cùng kỳ và tăng 18,9% so với tháng trước. Đáng chú ý, điện năng thương phẩm tháng 4 đạt khảng 728,7 triệu kWh, tăng 13,4% so với cùng kỳ.

Trong 4 tháng, doanh thu vận tải đạt 7.479 tỷ đồng, tăng 17,6%
Theo tổng hợp của Sở Xây dựng, trong 4 tháng năm 2025, các đơn vị kinh doanh vận tải đã vận chuyển hành khách đạt 8,6 triệu lượt, vận chuyển hàng hóa đạt 20,7 triệu tấn, doanh thu vận tải đạt 7.479 tỷ đồng, tăng 17,6%.

Có 16/19 sản phẩm công nghiệp ghi nhận sản lượng tăng so với cùng kỳ
Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu và khó khăn nội tại, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì đà phục hồi tích cực.

Thị xã Nghi Sơn xử lý trên 3.300 lồng, bè nuôi trồng thủy sản tự phát
Trước tình trạng lồng nuôi cá, bè nuôi hàu, nuôi vẹm tự phát trên địa bàn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác tuyên truyền và tổ chức lực lượng xử lý hàng ngàn lồng.

Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống sông ngòi dày đặc và nguồn nước phong phú, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã khai thác tiềm năng, đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

96,1% người lao động trong doanh nghiệp FDI được đóng các loại bảo hiểm
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 40 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động với hơn 174.000 lao động đang làm việc. 96,1% tổng số công nhân, lao động trong các doanh nghiệp FDI được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá duy trì đà tăng trưởng
Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu và khó khăn nội tại, song hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì đà phục hồi tích cực.

Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
Để tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cụ thể.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.