Đảm bảo môi trường trong sản xuất nông nghiệp
Thời gian qua, việc bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được các doanh nghiệp, cơ sở cùng chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa quan tâm thực hiện, góp phần cải thiện chất lượng môi trường nông thôn.
Công ty này mỗi năm sản xuất được hơn 20 nghìn tấn phân bón hữu cơ. Đây là sản phẩm đang được sử dụng ngày càng nhiều, vì thân thiện với môi trường, đồng thời nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây trồng, cải tạo độ phì nhiêu cho đất, giúp người nông dân bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo chất lượng cho nông sản.

Ông Đào Trọng Anh, Phó Giám đốc Công ty cổ phần phân bón Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Ông Đào Trọng Anh, Phó Giám đốc Công ty cổ phần phân bón Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi ngoài việc áp dụng triệt để công nghệ xử lý phân thành hữu cơ còn đầu tư dây truyền sản xuất hiện đại, tái sử dụng các chất thải, lắng lọc nước thải dùng tuần hoàn lại để bảo vệ môi trường".
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh mỗi năm phát sinh từ 15 đến 20 triệu tấn phế phẩm thực vật. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. Hằng năm, các địa phương thu gom từ 2 đến 2,5 tấn phế thải vô cơ là các loại vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phần lớn được xử lý bằng cách tự đốt hoặc tiêu hủy thủ công là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, năm 2016, UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Kế hoạch 135 thực hiện Nghị quyết số 05 ngày 18/8/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng dến năm 2025. Theo đó, tỉnh đã có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các nhà máy, đơn vị sản xuất vật tư nông nghiệp, các hợp tác xã, chủ cơ sở sản xuất hàng nông, lâm, thuỷ sản sử dụng công nghệ tiên tiến hạn chế khói bụi, rác thải.
Ông Lê Văn Tĩnh, Phó Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Xác định việc sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường, chúng tôi đã áp dụng hình thức sản xuất trong nhà lưới, không sử dụng thuốc hoá học gây ô nhiễm".

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Để đảm bảo phát triển nông nghiệp gắn với bảo về môi trường, các xã thị trấn đã đẩy mạnh tuyên truyền, đồng thời có các cơ chế chính sách khen thưởng và xử phạt để các cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã đảm bảo đúng quy định".
Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 170 ha nhà màng, nhà lưới sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giúp bảo vệ môi trường, hơn 13 nghìn ha sản xuất rau an toàn, gần 800 ha sản xuất nông nghiệp chú trọng đến sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học. Hơn 250 cơ sở, hợp tác xã và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp thường xuyên hợp đồng với các đơn vị thu gom, xử lý rác, xây dựng bể lắng lọc và đảm bảo các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Điều đó cho thấy, phát triển nông nghiệp bền vững là xu hướng và là cơ sở quan trọng để ngành nông nghiệp Thanh Hoá nâng cao chất lượng, mang lại lợi ích lâu dài cho người nông dân cũng như doanh nghiệp.


60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 - 1/7
Cục Thuế vừa thông báo sẽ tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 đến 1/7/2025 để phục vụ việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.

Quý I/2025, người dân gửi thêm vào ngân hàng hơn 400.000 tỷ đồng
Theo Ngân hàng Nhà nước, tổng tiền gửi đến cuối quý I đã xấp xỉ 15 triệu tỷ đồng, trong đó, huy động từ dân cư tiếp tục tăng mạnh.

Bảo đảm an toàn trong nuôi trồng thủy sản mùa nắng nóng
Hiện nay, thời tiết biến động thất thường, nắng nóng, mưa giông xen kẽ, làm cho các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm biến động lớn, sẽ làm giảm sức khỏe và khả năng chống lại dịch bệnh của thủy sản nuôi.

Xuất khẩu gạo: Tăng cường chất lượng để nâng cao vị thế
Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 có thể chỉ đạt 7,5 triệu tấn, giảm so với mức kỷ lục hơn 9 triệu tấn năm 2024. Sản lượng gạo xuất khẩu có thể giảm, nhưng nếu tăng được lượng gạo ST24, ST25, gạo thơm chất lượng cao, thì ngoại tệ mang về vẫn tích cực.

Bán hàng online sẽ bị khấu trừ thuế ngay khi chốt đơn từ 1/7
Theo quy định tại Nghị định 117/2025 của Chính phủ, từ ngày 1/7, hộ và cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử sẽ bị khấu trừ và nộp thay thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân ngay tại thời điểm giao dịch thành công.

86% doanh nghiệp lo ngại về tác động của thuế quan từ Mỹ
Theo báo cáo "Chính sách thuế quan mới của Mỹ - Tác động và định hướng ứng phó cho doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam", có tới 86% doanh nghiệp bày tỏ mối quan ngại về những tác động tiêu cực từ các chính sách thuế quan của Mỹ đối với hoạt động kinh doanh.

Kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng 2025 tăng 2 con số
Số liệu vừa được Cục Hải quan công bố cho thấy, mặc dù trong tháng 6/2025 xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước giảm tốc, nhưng tính chung kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng 2025 vẫn tăng 2 con số.

Thu thuế từ kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng cao so với cùng kỳ
Thông tin từ Bộ Tài chính, 5 tháng đầu năm nay đã thu 74.400 tỷ đồng tiền thuế từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số khác. Con số này tăng 55% so với cùng kỳ năm 2024.

Toàn tỉnh có 79 chuỗi liên kết tiêu thụ rau, quả an toàn
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 14.000 ha chuyên canh rau, quả an toàn ở các huyện Nông Cống, Quảng Xương, Như Thanh, Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, thành phố Thanh Hóa…. Qua đó, hình thành được 79 chuỗi liên kết, tiêu thụ rau, củ, quả an toàn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.