Đảm bảo nguồn cung phân bón khi giá nguyên liệu tăng cao
Từ đầu năm đến nay, giá nguyên liệu đầu vào tăng và khan hiếm, lãi suất ngân hàng tăng, giá nhân công cao làm cho năng lực hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất phân bón trên địa bàn tỉnh sụt giảm; nông dân cũng chịu nhiều áp lực do giá phân bón liên tục tăng cao. Hiện các doanh nghiệp đang phải triển khai rất nhiều giải pháp để duy trì hoạt động và có đủ phân bón cung ứng cho nông dân.
Từ đầu tháng 8/2022 đến nay, 19 đơn vị sản xuất phân bón trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều giảm từ 20 đến 25% công suất. Nguyên nhân chính vẫn là giá nguyên liệu đầu vào tăng quá cao, và đây là đợt tăng mạnh thứ 3 trong khoảng 50 năm trở lại đây. Giá phân bón tăng bởi phụ thuộc các yếu tố thị trường, giá dầu và giá khí tự nhiên tăng, trong đó khí tự nhiên là nguyên liệu chính, chiếm từ 70% - 90% trong quá trình sản xuất các loại phân vô cơ. Giá phân bón tăng cao khiến chi phí đầu vào sản xuất nông nghiệp cũng tăng theo. Các doanh nghiệp cho biết: vụ đông 2022 này lượng phân bón vẫn đảm bảo, tuy nhiên đến vụ chiêm xuân 2022 - 2023 tới đây, việc thiếu cục bộ các loại phân bón có thể sẽ xảy ra.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá, từ tháng 1/2022 đến nay, giá nguyên liệu phân bón trên thị trường đã tăng gấp hai, ba lần so với cùng kỳ năm trước (lưu huỳnh giá tăng gấp đôi, ure tăng gấp ba). Các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường, tình hình xuất nhập khẩu để có các biện pháp ứng phó linh hoạt trước biến động giá nguyên liệu, nhằm đảm bảo lượng phân bón cung cấp cho nông dân. Việc tiết kiệm tối đa chi phí, giảm các khâu trung gian được đẩy mạnh. Các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu xem xét, đầu tư sản xuất các loại phân bón thay thế sản phẩm nhập khẩu. Đồng hành với doanh nghiệp, ngành nông nghiệp và các ngành liên quan cũng tăng cường thanh kiểm tra, để hạn chế tình trạng trà trộn phân bón giả.

Ông Lê Huy Hoàng - Trưởng phòng Thanh tra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Huy Hoàng - Trưởng phòng Thanh tra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đã cùng phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thanh kiểm tra để phát hiện xử lý các trường hợp sản xuất phân bón giả, đồng thời cũng khuyến cáo nông dân không nên ham rẻ mua các loại phân bón không có nguồn gốc và cần có biện pháp để giảm chi phí đầu vào".
Trung bình một vụ sản xuất, nông dân Thanh Hoá sử dụng từ 250 đến 300 nghìn tấn phân bón các loại. Tuy nhiên hiện tại sản lượng tiêu thụ đều giảm từ 10 đến 15% so với trước, do giá thành các sản phẩm tăng cao. Nông dân các địa phương đang đẩy mạnh việc sử dụng phân bón hữu cơ, thay thế một phần phân bón vô cơ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tập trung hướng dẫn bà con thay đổi phương thức canh tác, sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả để giảm chi phí đầu vào. Các cấp chính quyền khuyến khích, hỗ trợ nông dân tự sản xuất phân bón hữu cơ từ các nguồn phụ phẩm sẵn có, ứng dụng công nghệ để giảm lượng phân bón trong mỗi vụ, tiến tới sản xuất xanh và sạch hơn.

Agribank nâng quy mô gói tín dụng, đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Năm 2025, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về mở rộng và điều chỉnh quy mô Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản lên tối đa 100.000 tỷ đồng, Agribank tiếp tục đăng ký nâng quy mô tham gia chương trình lên đến 20.000 tỷ đồng, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cho nông dân phát triển sản xuất.

Đại hội Đảng bộ Tập đoàn xây dựng Miền Trung nhiệm kỳ 2025 - 2030
Chiều ngày 29/4, Đảng bộ Tập đoàn xây dựng Miền Trung đã tổ chức đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Thép VAS, Thép xanh Việt Nam chinh phục thị trường UK
Sau khi chinh phục thành công các thi trường khó tính như: Úc, Nhật Bản, Mỹ, sản phẩm Thép xanh của Tập Đoàn VAS Nghi Sơn đã xuất khẩu thành công sang Anh Quốc - thị trường nổi tiếng với các tiêu chuẩn khắt khe. Với chứng nhận UK CARES, VAS không chỉ khẳng định chất lượng vượt trội và cam kết bền vững, mà còn ghi dấu ấn tự hào của ngành thép Việt Nam trên bản đồ quốc tế

Công nghiệp năng lượng: Động lực tăng trưởng mới cho Thanh Hóa
Thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa xác định công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế trụ cột, động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế.

Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hóa kết nối hội viên tháng 4
Chiều 28/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hóa đã tổ chức chương trình thăm và làm việc định kỳ tại các doanh nghiệp hội viên tháng 4/2025.

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc
Việt Nam vừa ký Nghị định thư xuất khẩu yến thô sang thị trường Trung Quốc, mở thêm cơ hội cho ngành yến tại thị trường tỷ dân này.

Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore
Tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Singapore trong quý 1/2025 tăng nhẹ, và lần đầu tiên Việt Nam đã vươn lên top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Thanh Hóa thu ngân sách 16.300 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2025
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận những kết quả tích cực trong công tác thu ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho các tháng tiếp theo.

Xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hoa Kỳ giảm 14,5%
Trong quý 1/2025, Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc là 3 thị trường tiêu thụ hạt điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 22,7%, 11,2% và 9,8%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hoa Kỳ giảm 14,5%.

Bộ Công Thương đề xuất nhiều giải pháp kích cầu thị trường nội địa
Bộ Công Thương đang triển khai nhiều giải pháp kích thích thị trường nội địa, hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên trong năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.