Đàm phán hướng đến một hiệp ước quốc tế nhằm hạn chế ô nhiễm nhựa tại Hàn Quốc
Ngày 25/11, tại Busan, Hàn Quốc, các đại biểu đến từ 175 quốc gia đã cùng tham gia vòng đàm phán thứ năm hướng đến hiệp ước toàn cầu đầu tiên về nhựa và được kỳ vọng là một bước quan trọng hướng tới việc giảm thiểu ô nhiễm nhựa và các tác động môi trường liên quan. Hiệp ước không chỉ giải quyết vấn đề rác thải nhựa mà còn thảo luận về việc sẽ sản xuất bao nhiêu nhựa và cách sử dụng nhựa.
Tác phẩm "Vòi nhựa khổng lồ" bên ngoài phiên họp thứ 4 của Ủy ban đàm phán liên Chính phủ về ô nhiễm nhựa của Liên hợp quốc tại Ottawa, Canada.
Ủy ban đàm phán liên Chính phủ liên quan tới Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ họp lần thứ 5 tại Trung tâm hội nghị và triển lãm BEXCO, thành phố Busan, Hàn Quốc từ ngày 25/11-1/12 tới. Đây là vòng đàm phán thứ năm và cũng là cuối cùng để hướng tới một công cụ pháp lý quốc tế ràng buộc nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa.
Phát biểu trong phiên khai mạc, Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc Inger Andersen nói rằng, hành tinh này đang "ngạt thở vì nhựa". Bà nhấn mạnh: "Chúng ta phải chấm dứt ô nhiễm nhựa trước khi ô nhiễm nhựa giết chết chúng ta".
Ủy ban đàm phán Liên chính phủ về ô nhiễm nhựa (INC) được thành lập theo nghị quyết của Liên hợp quốc vào năm 2022, với mục tiêu xây dựng một văn bản quốc tế có tính ràng buộc pháp lý -nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm nhựa, đặc biệt trong môi trường biển. Thỏa thuận này hướng đến việc chấm dứt ô nhiễm nhựa vào năm 2040, và đã trải qua bốn vòng đàm phán trước đó. Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn gặp nhiều khó khăn- do những bất đồng sâu sắc giữa các quốc gia về cách thức tiếp cận và áp dụng quy định.
Điểm bế tắc chính trong các cuộc đàm phán nằm ở việc liệu có nên quản lý sản xuất polymer, nguyên liệu chính có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch. Liên minh châu Âu và các quốc gia châu Mỹ-La tinh, khu vực bị cho là chịu thiệt hại lớn nhất do ô nhiễm nhựa, đều mong muốn đạt được thỏa thuận này. Tuy nhiên, các quốc gia sản xuất nhựa lớn như Trung Quốc và các nước sản xuất dầu mỏ như Ả-rập Xê-út, Iran và Nga lại đưa ra lập trường phản đối việc siết chặt quy chế với sản xuất nhựa, cho rằng nên tập trung vào việc nâng cao tỷ lệ tái chế nhựa. Về phần mình, Hàn Quốc đưa ra lập trường sẽ nỗ lực để sớm đạt được một thỏa thuận quốc tế hiệu quả và khả thi đối với toàn bộ chu kỳ của nhựa.
Israel không kích Liban và Syria, Hezbollah tấn công các căn cứ quân sự của Israel để đáp trả
Ngày 14/11, tình hình tại Trung Đông lại tiếp tục nóng lên khi, hai căn cứ quân sự Israel bị tên lửa Hezbolla tấn công. Trước đó, Israel đã thực hiện các cuộc không kích vào miền Nam và miền Đông Liban khiến ít nhất 11 người thiệt mạng; nước này cũng tiếp tục không kích thủ đô Damascus của Syria gây nhiều thương vong. Trong khi đó, Liên hợp quốc có ý định tăng cường Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Liban.
Tổng Giám đốc IAEA hội đàm với Tổng thống Iran
Ngày 14/11, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã hội đàm với Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Hồi giáo này. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi ông Pezeshkian đắc cử hồi tháng 7.
Hàn Quốc, Nhật Bản nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên tầm cao mới
Ngày 14/11, Ngoại trưởng Hàn Quốc Cho Tae Yul và người đồng cấp Nhật Bản Takeshi Iwaya đã có cuộc hội đàm bên lề Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru, để thảo luận về quan hệ song phương và các vấn đề liên quan đến Bán đảo Triều Tiên.
Hàn Quốc: Hơn 500.000 thí sinh bước vào kỳ thi đại học khó khăn
Ngày 14/11, hơn 500.000 thí sinh tại Hàn Quốc đã bắt đầu bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học, vốn được đánh giá là một trong những kì thi đại học áp lực và khó khăn nhất thế giới. Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm hỗ trợ tối đa cho các thí sinh trong kỳ thi quan trọng này.
Hàn Quốc: Vụ phóng ICBM của Triều Tiên không liên quan đến thử nghiệm động cơ mới
Ngày 11/11, một nghị sĩ Hàn Quốc cho biết, vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-19 mà Triều Tiên thực hiện gần đây không liên quan đến thử nghiệm đông cơ mới.
Cơn sốt mua sắm Ngày độc thân lan tới Mỹ, cạnh tranh với Black Friday
Trang thương mại điện tử quốc tế AliExpress lần đầu tiên ra mắt lễ hội mua sắm Ngày độc thân (11/11) tại Mỹ, nhằm giới thiệu cho người tiêu dùng xứ cờ hoa một trải nghiệm mua sắm mới bên cạnh Black Friday (Thứ Sáu đen tối) và Cyber Monday (Thứ Hai điện tử).
Thủ tướng Haiti bị sa thải trong bối cảnh bạo lực leo thang
Ngày 11/11, Hội đồng cầm quyền được thành lập nhằm phục hồi trật tự và hướng tới một quá trình chuyển đổi dân chủ tại Haiti đã ra quyết định sa thải thủ tướng lâm thời Garry Conille, trong bối cảnh nước này đang rơi vào một làn sóng bất ổn chính trị mới và bạo lực băng nhóm gia tăng.
Nội các Nhật Bản đồng loạt từ chức, chuẩn bị thành lập chính phủ mới
Một phiên họp Quốc hội bất thường của Nhật Bản chuẩn bị diễn ra trong chiều 11/11 (giờ địa phương), để bầu thủ tướng thứ 102 của nước này, chỉ 42 ngày sau khi Thủ tướng đương nhiệm Shigeru Ishiba nhậm chức. Ngay sáng 11/11, chính phủ của ông Ishiba Shigeru đã tổ chức một cuộc họp lần cuối, sau đó đồng loạt từ chức.
Nga chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư
Bác sỹ trưởng ngành ung thư của Bộ Y tế Liên bang Nga, Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu y tế X-quang quốc gia Nga Andrey Kaprin cho biết nước này sẽ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vaccine chống ung thư từ cuối năm 2024, đầu năm 2025.
Biến đổi khí hậu đang đe dọa sức khỏe toàn cầu
Từ ngày 11 – 22/11, Hội nghị thượng đỉnh các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP29) sẽ diễn ra tại Azerbaijan, trong bối cảnh năm 2024 được dự đoán là năm nóng nhất trong lịch sử và thế giới tiếp tục đối mặt các hậu quả thảm khốc từ lũ lụt, hạn hán, nắng nóng và bão lốc.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.