Đảng bộ xã Quảng Thạch phát huy truyền thống 70 năm thành lập
Xã Quảng Thạch là một xã ven biển có bề dày truyền thống văn hoá, lịch sử, yêu nước, cách mạng của huyện Quảng Xương. Đặc biệt, từ năm 1954, Chi bộ Đảng Quảng Thạch ra đời đánh dấu bước trưởng thành của phong trào cách mạng địa phương. 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ xã, Quảng Thạch đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực; đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng chung của tỉnh, của đất nước.
Đối với các thế hệ đảng viên, Nhân dân xã Quảng Thạch, Nghè Bồ là địa chỉ đỏ thiêng liêng, gắn liền với sự ra đời của Chi bộ Đảng. Tròn 70 năm trước, ngày 10/9/1954, đây là nơi diễn ra Đại hội thành lập Chi bộ Đảng Quảng Thạch theo Quyết định của Huyện uỷ Quảng Xương. Lúc bấy giờ, xã Quảng Thạch có 38 đảng viên sinh hoạt thành 2 tổ Đảng. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Hợt làm Bí thư chi bộ, đồng thời làm Chủ tịch Uỷ ban hành chính xã. Ngay sau khi ra đời, Chi bộ đã tập trung lãnh đạo Nhân dân khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định đời sống; thực hiện thắng lợi cải cách ruộng đất; xây dựng Đảng, chính quyền và củng cố các đoàn thể vững mạnh. Tháng 9 năm 1960, Huyện ủy Quảng Xương quyết định chuyển chi bộ xã lên Đảng bộ cơ sở xã Quảng Thạch.
Trong những năm đấu tranh chống chiến tranh phá hoại ra miền Bắc của đế quốc Mỹ, với vị trí chiến lược, phà Ghép là một trong những trọng điểm đánh phá ác liệt. Lúc bấy giờ, trên điạ bàn xã Quảng Thạch có Xí nghiệp đóng tàu thuyền Tân Châu và nhiều đơn vị bảo vệ bờ biển, bảo vệ bến phà đóng quân nên thường xuyên phải hứng chịu "mưa bom bão đạn".
Trước tình hình đó, Đảng bộ đã lãnh đạo Nhân dân chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến, huy động hàng vạn ngày công, đào hàng ngàn hầm, hố cá nhân, giao thông hào, giúp đỡ các đơn vị bộ đội xây dựng trận địa, đào đắp công sự, bốc xếp hàng hóa; thành lập 2 trung đội Dân quân sẵn sàng chiến đấu, tuần tra canh gác bảo vệ bờ biển. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Quảng Thạch đã có hàng nghìn người con tham gia quân đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và vận chuyển thuyền nan; đóng góp hàng ngàn tấn lương thực, hàng trăm tấn cá, muối cung cấp cho tiền tuyến; 220 gia đình trong xã đã nhường nhà cho bộ đội ở và làm kho để hàng hóa suốt cả cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc.
Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng, năm 2000, Nhân dân, cán bộ và lực lượng vũ trang Nhân dân xã Quảng Thạch vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lực lượng vũ trang Nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Đây là sự ghi nhận xứng đáng những đóng góp to lớn của xã cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
Phát huy truyền thống anh hùng trong chiến đấu, trong hoà bình, Đảng bộ xã lãnh đạo Nhân dân khắc phục khó khăn, cùng cả tỉnh, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1976, nhằm tạo mũi đột phá, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, cùng với hàng loạt công trình khác, công trình thuỷ lợi cải tạo dòng sông Lý với chiều dài 15km được tỉnh Thanh Hoá khởi công, trong đó có đoạn chảy qua xã Quảng Khê và Quảng Thạch đến Lạch Ghép dài 2 km là thi công khó khăn nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, Nhân dân Quảng Thạch đã cùng Nhân dân trong tỉnh dồn sức, dồn lực cho công trình. Ngoài việc lao động trực tiếp trên công trường, bà con còn phải chuyển cư, bố trí nơi ăn, ở cho hàng vạn dân công… Tháng 8 năm 1977, công trình hoàn thành, xã Quảng Thạch được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua.
Từ năm 1986, bước vào thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ xã đã lãnh đạo Nhân dân từng bước tìm tòi hướng đi phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương. Ông Vũ Đình Biểu, nguyên Bí thư Đảng uỷ xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương bày tỏ: "Điều mà tôi tâm đắc nhất là Đảng bộ tuyệt đối tin tưởng sự lãnh đạo của cấp trên, động viên Nhân dân, khắc phục mọi khó khăn. Đến bây giờ, đường lối đổi mới do Đảng đề ra Nhân dân hưởng ứng, đời sống phát triển, Nhân dân phấn khởi, tuyệt đối tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng".
Sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ và Nhân dân xã Quảng Thạch đã giành được những thành tích quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Từ một xã bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn, xã Quảng Thạch đã từng bước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và ngày càng phát triển. Mặc dù năm 2011 bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, xã chỉ đạt 4/19 tiêu chí. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân, năm 2017, Quảng Thạch đã về đích nông thôn mới.
Những năm gần đây, phát huy tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, điều kiện đất đai, sông ngòi và hơn 0,8km bờ biển, Đảng bộ xã tập trung lãnh đạo Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội; không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống Nhân dân.
Trên lĩnh vực phát triển kinh tế, xã đã ưu tiên phát triển nông nghiệp, khai thác, chế biến hải sản, thương mại, dịch vụ, hậu cần nghề cá… Hiện nay, xã có hơn 100 tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ, thường xuyên vươn khơi, bám biển, mang lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động. Ông Nguyễn Đức Tại, Chủ tịch UBND xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương cho biết: Mục tiêu nghị quyết đại hội năm 2025 là thu nhập bình quân 75 triệu đồng/người. Cấp uỷ, chính quyền địa phương đã tập trung chỉ đạo phát triển chương trình kinh tế trọng tâm; tạo điều kiện cho Nhân dân đấu mối các kênh ngân hàng vay vốn, phát triển phương tiện, mang lại thu nhập cao cho Nhân dân.
Nhiều năm qua, kinh tế của xã Quảng Thạch duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 ước đạt 68 triệu đồng, cao gấp gần 3 lần so với năm 2016. Cơ sở vật chất hạ tầng như điện, đường, trường, trạm… đều được đầu tư xây dựng, ngày càng hoàn thiện, hiện đại, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế và đời sống dân sinh. Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao trên địa bàn xã ngày càng phong phú. Các thiết chế văn hoá được bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng, vui chơi, giải trí của Nhân dân. Hiện nay, cả 6 thôn đã được công nhận thôn văn hóa. Các di tích lịch sử văn hoá được quan tâm bảo vệ, trùng tu, tôn tạo; góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống.
Công tác giáo dục - đào tạo trên địa bàn xã cũng có nhiều khởi sắc: nếu như sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, vùng đất xã Quảng Thạch có 90% dân số mù chữ thì đến nay toàn xã đã hoàn thành phổ cập tiểu học, THCS đúng độ tuổi. Đội ngũ giáo viên 100% được chuẩn hóa; chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn được nâng lên. Cả 3 nhà trường THCS, Tiểu học và Mầm non đã đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I (trong đó Trường Mầm non đạt chuẩn 2).
Từ một xã ven biển còn nhiều khó khăn, Quảng Thạch đã và đang từng ngày khởi sắc trên hành trình trở thành một miền quê giàu đẹp, văn minh. Năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của xã ước còn 1,51%; số hộ khá, hộ giàu chiếm khoảng 30%. Ông Nguyễn Quang Hoà, thôn Thạch Đông, xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương cũng cho biết: 4 đến 5 năm về trước, kinh tế ở đây chủ yếu phát triển nhỏ lẻ. Mấy năm gần đây, các gia đình làm ăn tập thể, phát triển kinh tế đi lên rất mạnh, người dân rất vui mừng, phấn khởi.
Đi đôi với phát triển kinh tế xã hội, xã Quảng Thạch thường xuyên quan tâm làm tốt công tác quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hiện nay, Đảng bộ xã Quảng Thạch đã có 12 chi bộ trực thuộc với 250 đảng viên.
Thực tiễn xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ xã Quảng Thạch trong suốt 70 năm qua đã khẳng định: sự lãnh đạo của Ðảng bộ là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng; đồng thời, chính trong quá trình lãnh đạo, Ðảng bộ xã được tôi luyện, không ngừng trưởng thành, tích lũy thêm kinh nghiệm để ngày càng xứng đáng với vai trò lãnh đạo cách mạng và sự tin cậy của Nhân dân. Đây cũng chính là một trong những bài học kinh nghiệm sâu sắc mà Đảng bộ xã sẽ nghiêm túc quán triệt, vận dụng sáng tạo trong giai đoạn tới.
Ông Đoàn Văn Sâm, Bí thư Đảng uỷ xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương cho biết: "Thời gian tới, Đảng bộ xã tiếp tục vận dụng sáng tạo đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận dụng sáng tạo vào thực tế địa phương; phát huy tính sáng tạo, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên, Nhân dân; phát huy nôi lực, tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp các ngành, tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh để xây dựng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao; thực hiện tốt chỉnh đốn Đảng, phát huy năng lực các tổ chức Đảng, đoàn kết, lãnh đạo Nhân dân xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh".
Truyền thống lịch sử vẻ vang cùng những thành tựu đã đạt được qua 70 năm xây dựng và phát triển của Đảng bộ xã sẽ tiếp thêm niềm tin, động lực cho mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân Quảng Thạch hôm nay quyết tâm phấn đấu, nỗ lực xây dựng xã Quảng Thạch sớm trở thành xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, tiến tới xây dựng đô thị, xứng đáng với truyền thống cách mạng của quê hương anh hùng.
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc hình ảnh, phẩm chất người lính cụ Hồ
"Bộ đội cụ Hồ" là danh xưng được Nhân dân đặt cho những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam - một Quân đội từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu. Phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" đã trở thành một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, được hình thành, phát triển trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thời gian qua, với âm mưu thâm độc, nhằm thực hiện mục tiêu "phi chính trị hóa" Quân đội, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận, hạ thấp vai trò, uy tín của "Bộ đội Cụ Hồ". Thế nhưng, trái với mong muốn của chúng, dù trong thời chiến hay thời bình thì hình ảnh người lính cụ Hồ vẫn mãi sáng ngời, được dân quý, dân yêu, dân tin tưởng.
Tập trung cao nhất mọi nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo
Nhằm huy động cao nhất các nguồn lực để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn thị xã; ngay sau khi có Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Ban Thường vụ Thị uỷ Nghi Sơn đã khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp và cách làm sáng tạo. Từ đó đã khơi dậy tinh thần sẻ chia, tương thân tương ái trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân với phương châm "ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít", người góp công, người góp của, cùng chung tay chăm lo nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở.
Thanh Hóa: Kết quả 4 năm thực hiện mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ"
Thời gian qua, mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ" đang được cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai mạnh mẽ . Sau 4 năm thực hiện, mô hình này đang tạo nên sự thay đổi rõ rệt trong tư duy, nhận thức và cách giải quyết công việc hành chính của chính quyền các cấp, hướng đến một nền hành chính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ. Qua đó, đã góp phần phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Đấu tranh với luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Kỷ niệm 94 năm thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024). Trong suốt 94 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã luôn làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình, là nơi tập hợp, phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc; khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộc, góp sức đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy nhiên, trong suốt chặt đường đó, nhất là những năm gần đây, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị liên tục đăng tải thông tin thiếu chính xác, các luận điệu xuyên tạc hòng bóp méo, phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc; xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Huyện Triệu Sơn với cuộc vận động xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Chỉ thị số 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về cuộc vận động hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 - 2025 là một chủ trương sáng suốt, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với đời sống của các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện Chỉ thị này, huyện Triệu Sơn đã vào cuộc sớm, tích cực. Đảng bộ huyện đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tuyên truyền, vận động trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo và kết quả mang lại bước đầu đáng ghi nhận.
Đảng bộ huyện Yên Định nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo
Trong những năm qua, cùng với với tập trung chỉ đạo hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra, Đảng bộ huyện Yên Định luôn quan tâm đến công tác đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt, năm 2024, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Yên Định đang tập trung huy động mọi nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 – 2025.
Công tác phát triển Đảng viên tại Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Là Đảng bộ lớn trong ngành y tế, thời gian qua, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm chỉ đạo các chi bộ trực thuộc chú trọng công tác phát triển Đảng viên. Qua đó đã góp phần xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Việt Nam luôn thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
Với quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, quyền thụ hưởng của người dân. Trong gần 40 năm đổi mới, Việt Nam luôn nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người với những thành tựu, dấu ấn trên các lĩnh vực, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
Sau hơn 7 tháng thực hiện Chỉ thị số 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 -2025, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân, toàn tỉnh đã vận động được hơn 280 tỷ đồng để xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Cùng với nguồn hỗ trợ của Trung ương, hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang phân bổ, hỗ trợ, khởi công xây dựng nhà ở tại tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh, với quyết tâm đến hết tháng 9 năm 2025 sẽ xóa ít nhất 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát.
Thanh Hóa mở rộng và tăng cường các hoạt động đối ngoại Nhân dân
Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tăng cường các hoạt động đối ngoại Nhân dân, góp phần hiện thực hóa chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Qua đó, đã tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa tỉnh Thanh Hoá với Nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần quan trọng quảng bá thông tin về vùng đất, con người và sự phát triển của Thanh Hóa đến với bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời huy động các nguồn cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.