Đảng và Nhà nước luôn chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau". Thực hiện lời dạy của Người, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề dân tộc, triển khai nhiều chính sách chăm lo, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân.
Chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam đã được đề cập, phát triển qua từng giai đoạn, thể hiện trong các bản Hiến pháp và các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định "công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị". Đặc biệt Quốc hội khóa XIV đã banh hành Nghị quyết số 88 ngày 18/11/2019 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; Nghị quyết số 120 ngày 19/6/2020 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, nhiều chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc, miền núi được triển khai thực hiện đồng bộ tại tất cả các địa phương như: Chương trình 135, chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, cho vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ máy móc thiết bị, phân bón, giống, cây trồng, vật nuôi cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Nhờ đó kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống Nhân dân được cải thiện. Bà Sùng Thị Chia, xã Phú Sơn, huyện Quan Hoá cho biết: "Trước kia nơi đây khó khăn lắm, không có đường, không điện và điện thoại, bây giờ được Đảng, Nhà nước quan tâm cuộc sống bà con đã tốt hơn rồi, có đường, điện sáng và điện thoại, con cháu được chăm lo học hành". Anh Hà Văn Ốn, thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát cũng cho biết: "Trước đây gia đình tôi thuộc hộ nghèo, được Nhà nước quan tâm cho vay vốn giờ đã thoát nghèo. Nhà nước rất quan tâm đến đồng bào dân tộc, làm đường, làm nhà, bà con cảm ơn Nhà nước".
Khu vực miền núi Thanh Hoá hiện có 6 dân tộc thiểu số chủ yếu gồm: Dân tộc Mường, Thái, Mông, Thổ, Khơ Mú, Dao với dân số hơn 600.000 người. Ngoài ra còn có 21 dân tộc thiểu số khác với số lượng gần 4.500 người, phân bố rải rác tại một số vùng núi cao. Đời sống của đồng bào nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn. Thực hiện chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong những năm qua, cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của trung ương và của tỉnh.
Giai đoạn 2021 – 2025, Thanh Hoá được trung ương phân bổ 1.235 tỉ đồng vốn đầu tư thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó năm 2022 được phân bổ 238 tỉ đồng, năm 2023 được phân bổ 311 tỉ đồng. Vốn đối ứng của tỉnh là 123 tỉ đồng. Riêng với Mường Lát, là huyện miền núi cao nhất của tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội, đời sống của Nhân dân còn rất nhiều khó khăn, ngày 29/9/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 11 về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó dành nhiều chính sách, chương trình ưu tiên để phát triển huyện Mường Lát.
Với việc đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội – văn hoá – giáo dục, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi tỉnh Thanh Hoá ngày càng được nâng lên. Tỉ lệ hộ nghèo năm 2022 giảm 7,4%, vượt 4,4% kế hoạch được Thủ tưởng Chính Phủ giao. Bên cạnh đó, tỉnh cũng triển khai nhiều chính sách, chương trình giúp đồng bào dân tộc thiểu số bảo tồn truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những thủ tục lạc hậu, hoà nhập tốt hơn với cộng đồng xã hội.
Ông Mai Nhữ Thắng, Phó trưởng Ban Dân tộc, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hoá
Có thể thấy chính sách dân tộc được Đảng, Nhà nước ta nhất quán thực hiện trong những năm qua đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những bước chuyển mình quan trọng, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng lên. Những thành quả trong phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần quan trọng củng cố niềm tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng, từ đó nghe và làm theo, chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối, chính pháp luật của Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh.
Thanh Hóa: Linh hoạt nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
Trước thực tế một số chi bộ tổ chức sinh hoạt chất lượng chưa cao, còn nặng về hình thức, thời gian qua, nhiều Đảng bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có cách làm linh hoạt để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên.
Việt Nam cam kết thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa thông báo việc Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Liên quan đến sự kiện này, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao mới được tổ chức vào ngày 19/12 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, việc ứng cử của Việt Nam là khẳng định sự tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết mạnh mẽ và sự sẵn sàng đóng góp của Việt Nam vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.
Đảng bộ huyện Nga Sơn triển khai công tác chuẩn bị đại hội Đảng các cấp
Thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030, trong thời gian qua cùng với tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra, Đảng bộ huyện Nga Sơn đã khẩn trương tổ chức quán triệt và triển khai đến các cấp uỷ Đảng và cán bộ đảng viên những nội dung công việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp; đồng thời xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Đảng bộ và các cấp uỷ Đảng trong toàn huyện.
Chống các luận điệu xuyên tạc về chủ trương tinh gọn bộ máy
Với quan điểm "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả", chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị đang nhận được sự quan tâm, đồng tình ủng hộ của Nhân dân. Tuy nhiên lợi dụng vấn đề này, những ngày qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại gia tăng các hoạt động chống phá; tận dụng triệt để không gian mạng để xuyên tạc, bóp méo "cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy Nhà nước" nhằm gây hoang mang dư luận và làm xói mòn niềm tin của Nhân dân với Đảng, chính quyền.
Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có Chỉ thị về việc tổ chức Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Đảng ủy Quân sự huyện Hà Trung: Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, mẫu mực tiêu biểu
Sáng ngày 17/12, Đảng ủy Quân sự huyện Hà Trung đã tổ chức Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.
Huyện Vĩnh Lộc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nông thôn mới
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp uỷ Đảng, các ngành và Ban chỉ đạo từ huyện đến cơ sở, năm 2024, phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện Vĩnh Lộc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức của chủ thể đã được nâng lên, người dân đã hiểu rõ cơ chế vận hành của chương trình xây dựng nông thôn mới là dân làm, dân hưởng thụ, lấy sức dân để lo cho dân, Đảng, Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo và hỗ trợ. Từ đó, khơi dậy tính tự lực của cộng đồng dân cư, Nhân dân tự nguyện hiến đất, tự giải phòng mặt bằng để mở rộng đường giao thông và các công trình phúc lợi.
Huyện Quan Hóa: Tập trung các nguồn lực xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo
Quan Hóa là địa bàn biên giới, miền núi, hay phải hứng chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đặc biệt là trong mùa mưa bão. Trong khi đó, vẫn còn nhiều hộ đang phải sinh sống trong những ngôi nhà xập xệ, không an toàn. Thực hiện Chỉ thị số 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 - 2025, huyện Quan Hóa đã tập trung rà soát, thẩm định số hộ được hỗ trợ; đồng thời đẩy mạnh công tác vận động ủng hộ, tập trung các nguồn lực xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo, giúp các hộ có nhà ở an toàn, ổn định.
Triển lãm "80 năm vững bước dưới cờ Đảng quang vinh"
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tổ chức triển lãm "80 năm vững bước dưới cờ Đảng quang vinh".
Đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước là nền tảng nâng tầm vị thế đất nước
Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trước xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng và Nhà nước đã sáng suốt lãnh đạo và điều hành các hoạt động đối ngoại một cách linh hoạt, kịp thời, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế. Hàng loạt sự kiện đối ngoại thành công gần đây đã củng cố và nâng tầm vị thế, uy tín của Việt Nam trên chính trường quốc tế. Song bên cạnh đó vẫn có các đối tượng phản động, cơ hội chính trị thường xuyên đưa ra những luận điệu sai trái nhằm xuyên tạc quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác đối ngoại.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.