ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Dân tộc Mường

Cô giáo Mường sống trọn tâm với học trò

Cô giáo Mường sống trọn tâm với học trò

20:23 , 20/11/2024

Hơn 30 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người cao quý, cô Trương Thị Anh – giáo viên trường Tiểu học Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc đã chắp cánh ước mơ cho nhiều thế hệ học trò người dân tộc Mường nơi đây. Không chỉ là giáo viên dạy giỏi, cô còn được học sinh, phụ huynh và bạn bè đồng nghiệp quý mến vì sự tận tụy trong công việc và luôn hết lòng vì học sinh thân yêu.

Huyện Ngọc Lặc bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Pồn Pôông

Huyện Ngọc Lặc bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Pồn Pôông

16:08 , 19/11/2024

Lễ hội Pồn Pôông mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường Thanh Hóa. Tại Ngọc Lặc, nơi lễ hội Pồn Pôông được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân trên địa bàn huyện đã tích cực gìn giữ, để giá trị của lễ hội luôn được bảo tồn, phát huy trong đời sống cộng đồng.

Hội làng trên đất Mường Đủ

Hội làng trên đất Mường Đủ

10:39 , 10/10/2024

Mường Đủ (nay thuộc xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành) vốn là một vùng đất rộng lớn nằm dọc theo con sông Bưởi. Đất Mường Đủ xưa kia chủ yếu là rừng rậm, trải qua thời gian, những người con dân tộc Mường nơi đây đã không ngừng mở mang, khai phá, tạo nên những xóm làng trù phú, đông vui, với những cánh đồng “chim bay mỏi giò, cò bay mỏi cánh”. Và cũng từ bao đời nay, người dân xã Thạch Bình vẫn luôn gìn giữ cho mình những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường thông qua các lễ nghi, phong tục, sinh hoạt ngày lễ tết, hội làng…

Chuyện về những thanh niên lập nghiệp ở vùng cao

Chuyện về những thanh niên lập nghiệp ở vùng cao

05:18 , 31/08/2024

Từng khởi nghiệp ở những ngành nghề khác nhau, đã có những thành công và cả thất bại… Nhưng họ đều không nản chí, quyết tâm khắc phục khó khăn để lập nghiệp, giờ đây đã có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Họ là những thanh niên dân tộc thiểu số, chung niềm đam mê, sát cánh bên nhau cùng dựng xây cuộc sống mới trên chính quê hương mình.

Nghệ nhân Lê Thị Hương, người “tiếp lửa” văn hóa dân tộc Mường

Nghệ nhân Lê Thị Hương, người “tiếp lửa” văn hóa dân tộc Mường

06:40 , 15/08/2024

Chị Lê Thị Hương, ở thôn Minh Nguyên, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc được xem là một trong những nghệ nhân thuộc thế hệ trẻ “tiếp lửa” văn hóa Mường của vùng đất Châu Ngọc, được chính quyền địa phương, Nhân dân trên địa bàn và các thành viên trong Câu lạc bộ Văn hóa dân gian dân tộc Mường ghi nhận, tôn vinh. Qua hơn 20 năm gắn bó với những khúc hát Xường, Đang, có mặt trong nhiều đêm hội cồng chiêng… chị Lê Thị Hương đã không ngừng học hỏi, rèn luyện, tiếp nhận vốn văn hóa văn nghệ dân gian, nâng cao năng lực trình diễn của mình. Ghi nhận những đóng góp của chị trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tháng 9 năm 2022, chị vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Huyện Quan Hóa phát huy vai trò của các điển hình dân tộc thiểu số

Huyện Quan Hóa phát huy vai trò của các điển hình dân tộc thiểu số

06:39 , 06/08/2024

Quan Hóa là huyện vùng cao biên giới, có diện tích hơn 99 nghìn ha, dân số trên 50 nghìn người, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 91%, gồm: Thái, Mường, Kinh, Mông, và Hoa. Là một trong 74 huyện nghèo nhất nước theo Quyết định 353/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/3/2022, thời gian qua, Quan Hóa cũng được thụ hưởng các chương trình, dự án, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, của tỉnh Thanh Hóa để phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Từ đó, cơ sở vật chất hạ tầng dần được hoàn thiện, diện mạo nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc, mọi mặt đời sống Nhân dân được cải thiện và nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình từ 5-6% mỗi năm.

Những người góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống

Những người góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống

22:24 , 03/07/2024

Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có hơn 1 triệu cư dân sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có trên 600.000 người, gồm các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú. Mỗi dân tộc lại có nét văn hóa đặc sắc riêng, góp phần làm phong phú, đa dạng kho tàng văn hóa truyền thống của xứ Thanh. Những năm qua, bảo tồn nét văn hóa tốt đẹp, quý giá của các dân tộc là nhiệm vụ được các cấp chính quyền, cơ quan chuyên ngành tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm. Trong đó, ngành văn hóa đã tích cực phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tham gia bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Lớp tập huấn biên đạo tại xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy

Lớp tập huấn biên đạo tại xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy

23:26 , 18/05/2024

Trong 2 ngày 17-18/5, Trung tâm văn hóa điện ảnh tỉnh Thanh Hóa tổ chức lớp tập huấn biên đạo, tập luyện và hỗ trợ đạo cụ, trang phục cho đội văn nghệ xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy.

Lễ hội chùa Rồng thu hút đông đảo du khách

Lễ hội chùa Rồng thu hút đông đảo du khách

15:31 , 25/02/2024

Được tổ chức vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, lễ hội chùa Rồng tại xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Thuỷ đã thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách đến tham quan, trẩy hội.

Lễ hội Mường Khô - Nơi hội tụ và tỏa sáng giá trị văn hóa của dân tộc Mường

Lễ hội Mường Khô - Nơi hội tụ và tỏa sáng giá trị văn hóa của dân tộc Mường

08:48 , 22/02/2024

Lễ hội Mường Khô, huyện Bá Thước được tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh cho nhân dân. Các nghi thức cúng tế, các trò chơi, trò diễn dân gian, nhạc cụ cồng chiêng đặc sắc của dân tộc Mường tại lễ hội đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hoá phi vật thể xứ Thanh. Với những giá trị to lớn về mặt văn hóa, lịch sử và khoa học, Lễ hội Mường Khô đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Xứ Thanh miền đất lễ hội

Xứ Thanh miền đất lễ hội

19:49 , 14/02/2024

Thanh Hóa là nơi sản sinh ra nhiều giá trị văn hóa có sức sống trường tồn với thời gian, trong đó có các lễ hội truyền thống. Từ vùng cao, vùng đồng bằng rồi xuôi về miền biển, nơi nào cũng tồn tại những lễ hội dân gian lâu đời, đặc sắc, phản ánh đời sống tinh thần phong phú, tín ngưỡng tốt lành và lòng biết ơn tiền nhân tiên tổ của người dân xứ Thanh.

Hội Séc bùa - nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Mường

Hội Séc bùa - nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Mường

10:58 , 01/02/2024

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, đồng bào dân tộc Mường xứ Thanh lại sôi nổi tổ chức hội cồng chiêng Séc bùa. Đây cũng là lời chúc tốt đẹp đầu xuân của người Mường.

Thanh Hoá đánh thức tiềm năng du lịch 4 mùa

Thanh Hoá đánh thức tiềm năng du lịch 4 mùa

07:34 , 25/01/2024

Với nhiều lợi thế về vị trí, cảnh quan, văn hóa, ẩm thực..., Thanh Hóa hội tụ đầy đủ tiềm năng để trở thành điểm đến hút khách du lịch suốt 4 mùa. Thế nhưng đến nay, Thanh Hóa mới chỉ khai thác du lịch chủ yếu vào dịp hè. Để hướng đến mục tiêu xây dựng“Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa”, nhiều địa phương đã tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển các sản phẩm du lịch mới để thu hút du khách không chỉ vào mùa hè”.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển mô hình sản xuất hiệu quả ở vùng cao Thanh Hoá

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển mô hình sản xuất hiệu quả ở vùng cao Thanh Hoá

14:29 , 16/01/2024

Những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã phát huy tiềm năng, lợi thế để thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo. Một trong những giải pháp được các địa phương thực hiện, đó là khuyến khích, hướng dẫn người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả.

Phiên chợ vùng cao

Phiên chợ vùng cao

15:28 , 24/11/2023

Chợ phiên là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao. Chợ phiên không chỉ là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa, mà còn là nơi hội tụ, gặp gỡ và giao lưu của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh vùng.