Đẩy mạnh phát triển cây gai xanh trên địa bàn huyện Thường Xuân
Thực hiện chủ trương về việc phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh trên địa bàn tỉnh, huyện Thường Xuân đã tích cực tuyên truyền, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, đưa cây gai xanh thay thế một số cây trồng kém hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập của người dân.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ trồng cây gai xanh nguyên liệu, nhiều hộ dân của xã Luận Thành đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng trên các diện tích sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh... Đến nay, xã Luận Thành đã trồng được gần 2,8 ha cây gai xanh nguyên liệu, tập trung ở thôn Tiến Hưng 1. Hiện địa phương đang tập trung tuyên truyền cho người dân chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang trồng gai xanh nguyên liệu, phấn đấu năm 2022 sẽ trồng mới thêm 5 ha. Để hoàn thành kế hoạch, xã tập trung rà soát, giao cụ thể diện tích trồng mới cây gai xanh đến từng thôn. Qua kết quả thực nghiệm cho thấy, cây gai xanh dễ trồng, phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, đầu tư 1 lần cho thu hoạch trong vòng 10 năm, hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, huyện Thường Xuân trồng được hơn18 ha cây gai xanh, trong đó có 2,4 ha lưu gốc, 16 ha trồng mới, năng suất bình quân vỏ khô khoảng 1,8 tấn/ha, giá thu mua gai nguyên liệu dao động từ 45 đến 47 triệu đồng/tấn. Các xã tích cực chuyển đổi sang trồng cây gai xanh là: Luận Thành, Tân Thành, Xuân Dương, Bát Mọt.
Năm 2023, huyện Thường Xuân phấn đấu trồng 170 ha cây gai xanh theo chỉ tiêu tỉnh giao. Để hoàn thành diện tích trồng gai xanh theo kế hoạch, huyện tập trung rà soát các diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, xây dựng kế hoạch sản xuất, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ cho người dân mở rộng diện tích trồng gai xanh.
Tổ phát triển cây gai xanh trên địa bàn cũng đã được thành lập nhằm tăng cường vận động, đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trồng, chăm sóc cây gai xanh. Huyện chủ động giám sát việc thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển vùng nguyên liệu thu mua cây gai, đảm bảo ổn định cho người trồng gai, qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân, mở ra nhiều cơ hội để huyện Thường Xuân nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.
Những thành tựu và dấu ấn nổi bật của thành phố Thanh Hóa năm 2024
Năm 2024 đã đi qua, trong bối cảnh còn rất nhiều khó khăn, thách thức, song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc chủ động, quyết liệt, đồng bộ, kịp thời và hiệu quả của cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, sự đồng tình, ủng hộ, sẻ chia của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, thành phố Thanh Hóa đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực, tiếp tục khẳng định vị thế trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả tỉnh. Những thành tựu đạt được trong năm 2024 đã minh chứng cho khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Thanh Hóa.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 1/1/2025
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Đảm bảo nguồn hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, thị trường hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã bắt đầu sôi động. Hiện các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa hầu như đã chuẩn bị đầy đủ lượng hàng hóa, lương thực, các mặt hàng thực phẩm tươi sống để phục vụ Tết với nhiều mẫu mã phong phú và đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố.
Thành phố Thanh Hóa phấn đấu đạt chỉ tiêu về kinh tế - xã hội năm 2024
Năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống Nhân dân ổn định, nổi bật là kinh tế tăng trưởng khá; nhiều dự án đầu tư kết cấu hạ tầng lớn; công tác giải phóng mặt bằng, các dự án, đầu tư, sản xuất, kinh doanh được thực hiện kịp thời; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Những kết quả nêu trên là điều kiện quan trọng cho việc phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 25/12/2024
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới
Phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ Lực lượng vũ trang thành phố Thanh Hóa luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần làm sáng ngời hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời kỳ mới.
Đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất
Công tác đảm bảo an toàn lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã quan tâm triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình lao động. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng môi trường làm việc, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động và doanh nghiệp.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 18/12/2024
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 11/12/2024
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Thành phố Thanh Hóa 220 năm hình thành xây dựng và phát triển
Thành phố Thanh Hóa là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hóa có bề dày lịch sử 220 năm hình thành xây dựng và phát triển, năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Thanh Hóa và khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, giữ vai trò, vị trí trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và quốc phòng - an ninh của tỉnh. Thành phố hiện nay có 34 phường, xã, sau khi thực hiện Nghị quyết số 1238 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội khóa XV, thành phố Thanh Hóa mới có tổng diện tích tự nhiên trên 228 km2, dân số khoảng 600.000 người và 47 đơn vị hành chính cấp xã .
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.