Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học
Trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin đã và đang là công cụ hỗ trợ cho các nhà trường trong công tác quản lý và giảng dạy. Thay vì sử dụng cách dạy, học tập truyền thống như trước kia, các trường học trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để giúp cho các tiết học thêm sinh động, cuốn hút hơn. Qua đó, giúp phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, phát triển toàn diện các kỹ năng của người học.
Tại Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hóa, quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đang được áp dụng mạnh mẽ với sự hỗ trợ của nhiều ứng dụng và công nghệ tiên tiến. Việc này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường mà còn tạo ra một môi trường học tập năng động, linh hoạt cho học sinh. Là hệ thống phổ thông đầu tiên tại Việt Nam đưa AI và Robotics vào giảng dạy, học sinh được học với các thiết bị thông minh cũng như: sử dụng ngôn ngữ lập trình, các công cụ thiết kế đồ họa, in 3D…để phối hợp thực hiện các dự án STEM và AI gắn với cuộc sống. Chương trình Trải nghiệm thế giới thông minh tại FPT School là một chương trình tổng thể kéo dài từ lớp 1 đến lớp 12, được nâng dần mức độ khó theo từng khối, đảm bảo phù hợp với độ tuổi và trình độ của học sinh.
Em Trần Bích Thục Đoan, Học sinh lớp 7A1, Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông FPT Thanh Hóa chia sẻ: "Hôm nay, chúng em được trải nghiệm chương trình học Robotics tại trường. Em cảm thấy buổi học rất bổ ích, giúp chúng em khơi dậy niềm đam mê khám phá công nghệ".
Để thay đổi phương pháp dạy học truyền thống, tạo cho các em say mê khám phá trong học tập, Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hóa đang áp dụng các nền tảng quản lý nhà trường toàn diện. Trong đó, phần mềm MyFPTSchools là một trong những công cụ quản lý nhà trường hàng đầu, giúp số hóa toàn bộ quy trình vận hành. Nền tảng này cung cấp nhiều tính năng quan trọng như: Quản lý thời khóa biểu, giáo viên và học sinh có thể dễ dàng truy cập vào thời khóa biểu hàng ngày, tránh tình trạng nhầm lẫn hoặc thay đổi đột xuất. Đối với phần mềm ClassDojo là ứng dụng được sử dụng rộng rãi để ghi nhận các điểm hoạt động tích cực của học sinh. Với mỗi hành động tích cực như: phát biểu, hoàn thành bài tập hoặc hỗ trợ bạn bè, học sinh sẽ được thưởng điểm; phụ huynh có thể theo dõi bảng điểm này để động viên khuyến khích các con trong học tập. Ngoài ra, nhà trường còn sử dụng các ứng dụng AI để hỗ trợ học tập, bao gồm các công cụ tạo sơ đồ tư duy, viết bài, thiết kế slide và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ. Những ứng dụng này giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy logic, sáng tạo và nâng cao khả năng tự học trong môi trường số.
Cô giáo Nguyễn Thị Diễm Quỳnh, Giáo viên môn Vật lý, trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông FPT Thanh Hóa cho biết: "Vai trò của các ứng dụng công nghệ trong các tiết dạy đã đem lại tư duy trực quan sinh động, học sinh tiếp thu bài nhanh, dễ nhớ, áp dụng làm bài tập hiệu quả".
Một tiết học Ngữ Văn được áp dụng các thiết bị của phòng học thông minh tại Trường THCS Cù Chính Lan, thành phố Thanh Hóa như: bảng điện tử thông minh, hệ thống loa âm thanh, thiết bị wifi, máy tính xách tay. Các thiết bị dạy học thông minh có thể giúp giáo viên hiện thực hóa mọi ý tưởng giảng dạy, để học sinh có thể tiếp thu bài nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài phòng học thông minh, trên 90% các lớp học tại nhà trường được lắp đặt Tivi thông minh phục vụ công tác giảng dạy ở tất cả các bộ môn. Nhà trường hiện đang áp dụng xây dựng hệ thống phần mềm, số hóa dữ liệu về học sinh, cán bộ giáo viên, phụ huynh, các chương trình giáo dục... giúp hoạt động quản lý dạy và học trở nên khoa học hơn.
Em Hồ Nguyên Đức, Học sinh lớp 8D, Trường THCS Cù Chính Lan, thành phố Thanh Hoá chia sẻ: "Em rất thích mỗi khi có tiết học trực quan trên màn hình ti vi thông minh; tạo đk cho em tiếp thu bài tốt".
Cô giáo Lương Thị Hoa, Giáo viên môn Ngữ Văn, Trường THCS Cù Chính Lan, thành phố Thanh Hóa cho biết thêm: "Tiện ích các giờ học sử dụng số hoá, học sinh rất thích thu, hăng say trong trong học tập, thầy cô sáng tạo trong soạn bài bằng thiết bị điện tử".
Năm học 2024 - 2025, huyện Thọ Xuân có 93 trường, 1.280 lớp với trên 42.400 học sinh. Xác định ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, Phòng giáo dục đã triển khai đồng bộ nền tảng quản trị cơ sở giáo dục tới 100% các trường học trong huyện. Các phần mềm quản lý học sinh, quản lý cán bộ, quản lý cơ sở vật chất, quản lý thông tin y tế trường học, quản lý thông tin về sức khỏe học sinh... được kết nối thông suốt với cơ sở dữ liệu giáo dục địa phương và cơ sở dữ liệu chung của ngành giáo dục; 100% giáo viên các nhà trường đã sử dụng giáo án điện tử, các kế hoạch, văn bản điều hành, chỉ đạo của Ban Giám hiệu đều sử dụng bằng văn bản mềm, không dùng văn bản giấy.
Bà Trịnh Thị Tiến, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Ngành Giáo dục huyện tiếp tục nâng cao nhận thức cho giáo viên, tập huấn hướng dẫn kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin hướng tới mục tiêu chuyển đổi số toàn diện".
Thanh Hóa có trên 2.000 cơ sở giáo dục, hơn 870.000 học sinh và trên 5 vạn cán bộ, giáo viên. Năm học 2024 - 2025, toàn tỉnh có 100% trường học được trang bị máy vi tính kết nối mạng wifi cung cấp miễn phí cho cán bộ, giáo viên và học sinh; gần 2.000 đơn vị quản lý giáo dục, trường học đã và đang được Viettel, VNPT hỗ trợ miễn phí từ 1 đến 2 đường truyền Internet cáp quang, đảm bảo tốt công tác quản lý, giảng dạy theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng internet. Đây là điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo dục tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Ra mắt nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Trong khuôn khổ Hội thảo Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) chính thức ra mắt nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
Thị xã Bỉm Sơn nỗ lực xây dựng chính quyền điện tử
Với quyết tâm xây dựng nền hành chính hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thị xã Bỉm Sơn đã và đang đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số đồng bộ, hiệu quả, tạo chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động.
Còn 143.000 thuê bao 2G đang bị khoá 2 chiều vì chưa chuyển lên 4G
Đến thời điểm này, cả nước còn 143.000 thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G. Những thuê bao này đang bị khóa 2 chiều.
Đầu tư hạ tầng và đảm bảo an toàn để phát triển internet Việt Nam
Việt Nam chính thức gia nhập mạng internet toàn cầu năm 1997. Gần 30 năm qua, quy mô internet Việt Nam đã lớn hơn, kết nối internet ngày càng nhanh hơn và công nghệ ngày càng hiện đại hơn.
Ứng dụng mô hình nhà màng, nhà lưới vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Với sự phát triển mạnh mẽ, khoa học công nghệ đang ngày càng đến gần hơn với người nông dân, tạo nên những thay đổi tích cực. Từ phương thức canh tác truyền thống, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số mô hình sản xuất được trồng trong nhà màng, nhà lưới, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng đi mới, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Sản phẩm OCOP vươn xa nhờ công nghệ số
Sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình, đến nay Thanh Hóa đã có 537 sản phẩm OCOP. Ngoài tiêu thụ qua các kênh truyền thống, việc quảng bá, kết nối tiêu thụ qua ứng dụng công nghệ số đã và đang khẳng định là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX), các chủ thể lan tỏa thương hiệu trên môi trường không biên giới.
Tăng cường liên kết doanh nghiệp và nhà trường để phát triển nguồn nhân lực số
Theo thống kê sơ bộ, Thanh Hóa hiện có gần 340 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 2,4% so với năm 2023. Sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực công nghệ số. Để đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc, nhiều doanh nghiệp công nghệ số đã hợp tác với các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh để vừa tạo cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên, vừa đón đầu được nguồn nhân lực chất lượng tốt.
Ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng
Đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là giải pháp tối ưu để nâng cao tính cạnh tranh cho thương hiệu sản phẩm và sản xuất hiệu quả. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ, áp dụng các phương thức sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất.
Sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%
Số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố được Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý trong 10 tháng đầu năm nay là hơn 4.400 sự cố, giảm tới 57,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ứng dụng thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ nông sản thực phẩm
Theo thống kế, toàn tỉnh Thanh Hoá hiện có khoảng 600 doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP tham gia quảng bá giới thiệu và bán hàng trên các sàn Thương mại điện tử với trên 1.050 sản phẩm các loại.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.