Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa
Trong thời đại số hóa hiện nay, việc thực hiện các giao dịch kinh doanh thông qua internet và các phương tiện điện tử khác, còn được gọi là “thương mại điện tử” đang dần trở nên phổ biến. Nắm bắt xu hướng này, tại Thanh Hoá, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã và đang đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, xem đây là giải pháp hữu hiệu giúp mở rộng thị trường, khách hàng.
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm yến sào, trước đây Công ty TNHH sản xuất và thương mại Yến sào xứ Thanh chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh. Để mở rộng "tệp" khách hàng trong nước và hướng tới xuất khẩu, gần 2 năm nay, doanh nghiệp đã đầu tư kinh phí xây dựng website quảng bá sản phẩm và thành lập riêng một bộ phận truyền thông, bán hàng online qua các kênh như facebook, lazada, tiktok, alibaba… Nhờ đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, doanh thu của đơn vị liên tục tăng trưởng, riêng quý 1 năm 2023, doanh thu đã tăng trên 15%, trong đó, tỷ trọng doanh thu bán hàng qua các kênh thương mại điện tử ngày càng tăng.

Ông Nguyễn Văn Tú, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Yến sào xứ Thanh cho biết: "Doanh số kinh doanh thương mại điện tử đang chiếm 50 – 60% và đang tăng lên, đặc biệt tiếp cận người tiêu dùng rất nhanh, tiết kiệm chi phí maketting rất nhiều và thông qua thương mại điện tử hiện tại công ty đã ký được hợp đồng với đối tác Trung Quốc và đang xúc tiến thương mại có những đơn hàng xuất khẩu đầu tiên".
Với ưu điểm không giới hạn về không gian, thời gian, giảm chi phí trong giao dịch và dễ dàng tiếp cận khách hàng mọi lúc, mọi nơi, việc kinh doanh qua thương mại điện tử đang là xu hướng tất yếu được nhiều đơn vị doanh nghiệp thực hiện. Báo cáo chỉ số thương mại điện tử của Việt Nam năm 2022 cho thấy, đã có hơn 43% doanh nghiệp trong cả nước xây dựng hệ thống website riêng; 57% doanh nghiệp sử dụng các hình thức kinh doanh trên mạng xã hội; 22% doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử, 18% doanh nghiệp sử dụng ứng dụng thương mại điện tử phục vụ xuất khẩu.
Năm 2022, tỉnh Thanh Hoá đứng thứ 16 cả nước về chỉ số thương mại điện tử. Toàn tỉnh đã có khoảng 174 website được cấp phép hoạt động, cùng với đó là nhiều đơn vị doanh nghiệp đã chủ động khai thác đăng ký bán hàng trên các trang thương mại điện tử, đẩy mạnh bán hàng trực tuyến. Qua đó dễ dàng tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, tăng doanh thu tốt hơn và giảm được rất nhiều chi phí.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại BambooVina Thanh Hóa cho biết: "Thông qua sàn thương mại điện tử chúng tôi kết nối được rất nhiều nhà bán buôn, đồng thời doanh số bán lẻ tăng trưởng hàng năm tăng đạt 300-400%. Đặc biệt với sự tham gia một số sàn như Amazon, Alibaba, chúng tôi đã tìm được một số khách hàng quốc tế đã tìm đến nhà máy, đang trong quá trình đàm phán, đặt hàng".
Ông Ngô Văn Dũng, Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH Bát Tràng Minh Phong Thanh Hoá cho biết thêm: "Bên mình đẩy mạnh các trang facebook, quảng cáo trên nền tảng tiktok, zalo và qua các sàn thương mại điện tử. Hiện nay, tổng doanh số kinh doanh online chiếm khoảng 50% và tới đây chúng tôi sẽ đẩy mạnh công nghệ, đưa sản phẩm đa dạng hơn, đầu tư máy móc, con người phục vụ kinh doanh online".
Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 75% người dân sử dụng Internet. Trong đó, khoảng 74,8% người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến. Thói quen mua sắm của người tiêu dùng thay đổi từ phương thức truyền thống sang ưu tiên mua sắm trực tuyến, đã đòi hỏi các đơn vị, doanh nghiệp phải linh hoạt thay đổi phương thức kinh doanh, chủ động ứng dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh. Cùng với sự chủ động của doanh nghiệp, tỉnh Thanh Hoá cũng đang tăng cường các hoạt động tập huấn, hướng dẫn kỹ năng về thương mại điện tử cho doanh nghiệp. Đồng thời hỗ trợ, kết nối thông tin giúp các đơn vị, doanh nghiệp đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, 100% doanh nghiệp có website được cập nhật đầy đủ thông tin về giới thiệu, quảng bá sản phẩm; 80% website của doanh nghiệp có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến, 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa có hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Thanh Hoá: Sản xuất công nghiệp quý 1 tiếp tục tăng trưởng khá
Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng quý 1/2025, hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hoá vẫn có bước tăng trưởng khá. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 15,9% so với cùng kỳ. Đây là kết quả đáng phấn khởi, tạo động lực để toàn ngành công nghiệp Thanh Hoá phấn đấu hoàn thành tốt nhất mục tiêu tăng trưởng đã đề ra trong năm 2025.

Triệu Sơn thu hút được 21 dự án đầu tư
Để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực theo hướng công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Xuất khẩu đến giữa tháng 3 tăng hơn 1 tỷ USD so với cùng kỳ trước
Từ đầu năm đến hết ngày 15/3/2025, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 82,29 tỷ USD, tăng 6,3%, tương ứng tăng 1,07 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2024; cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,81 tỷ USD.

Thêm ngân hàng hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) vừa thông báo điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở một số kỳ hạn ngắn.

Mở rộng diện tích trồng rừng bằng cây nuôi cấy mô
Thực hiện mục tiêu nâng cao năng suất,chất lượng rừng trồng, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương và các chủ rừng tăng cường quản lý, sử dụng giống chất lượng cao trong trồng rừng cây nuôi cấy mô; khắc phục tình trạng cây giống lâm nghiệp kém chất lượng.

Tăng cường vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7, tính đến ngày 20 tháng 3 năm 2025, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ lãi suất theo các lĩnh vực ưu tiên của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 46 tỷ đồng.

Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP
Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm OCOP 5 sao là nước mắm cốt đặc biệt của Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa. Hiện toàn tỉnh có 631 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, còn lại là các sản phẩm 3 và 4 sao.

Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025
Sáng 3/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trường Đại học Hồng Đức tổ chức chương trình cà phê doanh nhân với chủ đề "Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025".

Thanh Hóa: Quí 1, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 84.000 tấn
Quý 1 năm 2025, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 84.000 tấn, đạt 25,6% kế hoạch cả năm.

Nỗ lực vượt khó giữ vững thị trường khách hàng
Nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức, trong quý 1/2025, tình hình hoạt động tại nhiều đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực với thị trường, khách hàng được mở rộng. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng tốc thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.