Đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá qua cảng Nghi Sơn
Cảng nước sâu Nghi Sơn ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc nâng cao lợi thế thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển của Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, đồng thời có tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận. Cùng với việc hạ tầng cảng ngày càng được đầu tư, mở rộng, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng đang ngày một tăng lên. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế sẵn có thì cảng Nghi Sơn vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Tại Cảng Nghi Sơn hiện đang có khoảng 20 doanh nghiệp thường xuyên xuất nhập khẩu hàng hoá, ngoài ra còn có khoảng hơn 100 doanh nghiệp đăng ký tờ khai qua cảng. Trong những năm gần đây, lượng hàng hóa thông qua Cảng Nghi Sơn hằng năm đạt trên 41 triệu tấn, tương đương với tổng lượng hàng hóa thông qua cảng biển của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cộng lại.
Theo các doanh nghiệp, sở dĩ họ lựa chọn xuất nhập khẩu qua cảng Nghi Sơn vì đã thấy rõ sự tiện lợi về khoảng cách di chuyển và chất lượng dịch vụ tại đây.
Ông Lê Ngọc Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Ngọc Long cho biết: "Cảng Nghi Sơn có nhiều lợi thế, các doanh nghiệp ở Nghi Sơn vận chuyển hàng hoá rất gần, tiết kiệm thời gian và chi phí".
Từ đầu năm 2023 đến nay, mặc dù hoạt động xuất khẩu nói chung trong cả nước gặp nhiều khó khăn do biến động của thị trường thế giới, nhưng lượng hàng hóa qua cảng Nghi Sơn vẫn được duy trì. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2023, tỷ trọng hàng hóa thông qua cảng đạt 22,8 triệu tấn. Tuy nhiên, kim ngạch xuất nhập khẩu qua cảng đã giảm đáng kể. Cụ thể, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Nghi Sơn trong 6 tháng là 4,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 780 triệu USD, bằng 82,67% so với cùng kỳ, nhập khẩu đạt gần 3,5 tỷ USD, bằng 86,87% cùng kỳ. Số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn đạt khoảng 8.800 tỷ đồng.
Trước tình hình khó khăn, để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua cảng, ngoài các chính sách hỗ trợ của tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hoá đang tập trung tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục thuận lợi và nhanh nhất.
Ông Lê Hồng Phong - Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Nghi Sơn
Theo Nghị quyết số 37 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hoá, hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Thanh Hóa không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, nhưng không vượt quá số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với số thu thực hiện năm trước và ngân sách trung ương không hụt thu.
Nguồn ngân sách bổ sung này được dùng để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành việc di dân, tái định cư trong Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm tạo quỹ đất sạch cho việc thu hút đầu tư các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Nghi Sơn. Như vậy, kết quả thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh. Đây cũng là động lực để Thanh Hóa thu hút các nguồn lực, ưu tiên đầu tư hoàn thiện hạ tầng và dịch vụ để khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của cảng Nghi Sơn, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận.
Không thông quan hàng mua từ sàn online xuyên biên giới chưa đăng ký
Tổng cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu hải quan các địa phương không thông quan với những tờ khai vận chuyển hàng hóa không khai thông tin về website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, tên website thương mại mại điện tử bán hàng, ứng dụng bán hàng.
Mở bán Tòa A, dự án Chung cư Bình An Plaza
Sáng 9/11, Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Địa ốc Bình An đã tổ chức lễ cất nóc và mở bán Toà A, dự án chung cư Bình An Plaza Thanh Hoá tại phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang tới dự.
Nhân rộng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý
Những năm qua, mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý đã hình thành và không ngừng được mở rộng. Sự phát triển của các Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết đã phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hội viên, phụ nữ trên địa bàn.
Việc làm trong khu vực doanh nghiệp tăng 5,7%
Tổng cục Thống kê cho biết, số người có việc làm trong khu vực doanh nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Thanh Hóa có 80 mã số vùng trồng xuất khẩu
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 10/2014, Thanh Hóa đã cấp và duy trì 80 mã số vùng trồng xuất khẩu với diện tích trên 655 ha.
Sẽ ngừng giao dịch với tài khoản không xác thực sinh trắc học từ 2025
Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản thanh toán hoặc chủ thẻ ngân hàng sẽ không thể thực hiện các giao dịch trực tuyến và chuyển hay rút tiền tại ATM nếu chưa hoàn thành xác thực sinh trắc học. Đây là quy định tại Thông tư 17/2024 của Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo an toàn hơn cho các giao dịch.
10 tháng năm 2024: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 27 tỷ USD
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 10 tháng qua đạt hơn 27 tỷ USD, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoạt động đối ngoại, kêu gọi thu hút đầu tư 10 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả tích cực
10 tháng năm 2024, với sự nỗ lực của cá cấp, các ngành cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả tích cực; hoạt động đối ngoại, nhất là mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, kêu gọi thu hút đầu tư đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đa dạng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP
Sau 6 năm thực hiện Chương trình OCOP, Thanh Hóa đã có trên 500 sản phẩm được gắn sao, đứng thứ 3 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP. Sau khi được công nhận sản phẩm ocop, các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đa dạng hóa các kênh bán hàng nhằm quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
10 tháng năm 2024, Thanh Hóa thành lập mới hơn 2.800 doanh nghiệp
10 tháng năm 2024, công tác phát triển doanh nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện. Toàn tỉnh có 2.813 doanh nghiệp thành lập mới, bằng 93,7% kế hoạch, tăng 22,7% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 cả nước và đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ; số vốn đăng ký đạt 20.747,1 tỷ đồng, tăng 44%.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.