Đề nghị Bộ Tài chính xem xét 5 nhóm vấn đề tháo gỡ vướng mắc cho cơ quan báo chí
Bộ TT&TT vừa có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế đặt hàng, định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước để tháo gỡ khó khăn cho cơ quan báo chí.
Thực hiện kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Hội Nhà Báo Việt Nam ngày 13/6/2023, trong đó Thủ tướng đã chỉ đạo việc đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ quan báo chí, Bộ TT&TT đã tổ chức lấy ý kiến các cơ quan báo chí.
Trên cơ sở ý kiến phản ánh, kiến nghị của các cơ quan báo chí và thực tiễn quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu sản xuất, cung cấp dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước, quy định chi tiết thi hành Luật giá và chính sách về thuế đối với các cơ quan báo chí.
Cụ thể, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính xem xét 5 nhóm vấn đề. Nhóm vấn đề thứ nhất là đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 60 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; Thứ 2 là nhóm ý kiến về cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; Thứ 3 là nhóm ý kiến liên quan đến pháp luật về giá; Thứ 4 là nhóm ý kiến về chính sách thuế; Thứ 5 là các ý kiến về bố trí kinh phí hoạt động, mua sắm phương tiện tác nghiệp cho các cơ quan báo chí và hướng dẫn chế độ chi cho các cơ quan báo chí.
Thống nhất về lộ trình tính đủ giá sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực báo chí
Với nhóm ý kiến thứ nhất, Bộ TT&TT đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước. Theo Bộ TT&TT, Nghị định 60 có các quy định chưa thống nhất hoặc chưa cụ thể về thực hiện lộ trình tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại chương trình làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2023). Ảnh: Nhật Bắc
Cụ thể, điểm a khoản 2, điều 5 quy định đến hết năm 2021, cơ bản hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định, chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá).
Tuy nhiên, điểm b khoản 2, điều 9 của Nghị định đã quy định đơn vị sự nghiệp Nhóm 2 (tự chủ kinh phí chi thường xuyên) cung cấp dịch vụ công thông qua đấu giá với giá chưa tính đủ chi phí khấu hao. Theo Bộ TT&TT quy định này khó áp dụng trong thực tế khi lập dự toán về kế hoạch lựa chọn nhà thầu…
Bên cạnh đó, khoản 3, điều 9 quy định đơn vị sự nghiệp Nhóm 3 (tự đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên) được nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo chưa tính đủ chi phí, nhưng chưa quy định khoản chi phí nào chưa được tính vào giá để có căn cứ thực hiện, nhất là chưa khả thi khi thực hiện theo phương thức đấu thầu.
Vì vậy, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, có quy định thống nhất về lộ trình tính đủ giá sản phẩm, dịch vụ công. Trong đó, đề nghị cho tính chi phí khấu hao tài sản cố định khi đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ lĩnh vực báo chí, truyền thông để hỗ trợ các cơ quan báo chí, xuất bản chủ động về nguồn tái đầu tư tài sản, phương tiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
Thống nhất về tính chi phí tiền lương trong đơn giá
Về nhóm ý kiến thứ 2, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính xem xét, sửa đổi định tính chi phí tiền lương trong giá đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
Theo quy định hiện hành tại Nghị định 60 và Nghị định 32, giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trong đó, chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công tính theo mức lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp… do các bộ, cơ quan trung ương, UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền.
Trên thực tế, các đơn vị sự nghiệp công lập có mức độ tự chủ chi đầu tư và chi thường xuyên (Nhóm 1), đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên (Nhóm 2) nếu tính chi phí tiền lương trong giá dịch vụ theo quy định trên không phù hợp với thực tế của đơn vị.

Phóng viên tác nghiệp tại Đại hội Đảng lần thứ XIII. Ảnh: Trần Thường
Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 60 cho phép việc xác định chi phí tiền lương trong giá đặt hàng đối với các đơn vị Nhóm 1 và Nhóm 2.
Cụ thể, đối với các đơn vị đã được cấp có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật được áp dụng đơn giá tiền lương theo thực tế 3 năm liền kề của đơn vị khi lập phương án giá dịch vụ.
Đối với các đơn vị chưa được cấp có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dịch vụ được tính theo chi phí tiền lương bình quân theo thực tế 3 năm liền kề.
Theo Bộ TT&TT, việc sửa đổi trên cũng đảm bảo sự thống nhất về tính chi phí tiền lương trong đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công giữa đơn vị đã có định mức kinh tế - kỹ thuật với đơn vị chưa có định mức - kỹ thuật theo quy định tại khoản 2 điều 5 của Nghị định 60 phù hợp với việc thực hiện cơ chế tiền lương như doanh nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập Nhóm 1, Nhóm 2.
Ngoài ra, Bộ TT&TT còn đề nghị Bộ Tài chính bổ sung quy định trách nhiệm nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước do cơ quan chủ quản đặt hàng; đề nghị xem xét hướng dẫn về điều kiện đặt hàng; sửa đổi, bổ sung trình tự thủ tục đặt hàng dịch vụ công và về phương thức quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành.
Ưu đãi thuế thu nhập cho các loại hình báo chí
Nhóm ý kiến liên quan đến pháp luật về giá, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nghị định quy định chi tiết thi hành luật giá, trong đó không quy định bộ quản lý ngành, lĩnh vực trách nhiệm thẩm định phương án giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Trung ương lĩnh vực TT&TT…
Đồng thời, đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, có cơ chế quản lý giá phù hợp để các cơ quan báo chí thuận lợi trong việc nhận đặt hàng thông tin, tuyên truyền từ các cơ quan, đơn vị khác không phải là cơ quan chủ quản.
Nhóm ý kiến về chính sách thuế, theo Bộ TT&TT, hiện nay các cơ quan báo chí in đã được nhà nước ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 10%. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ quan báo chí có hai loại hình báo chí trở lên (báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử). Trong khi đó, hoạt động báo chí đều phục vụ nhiệm vụ chính trị, cung cấp thông tin thiết yếu.
Vì vậy, Bộ TT&TT đề xuất nhà nước thống nhất áp dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho tất cả các loại hình báo chí, tạo điều kiện hỗ trợ cho báo chí và thuận lợi cho công tác hạch toán, quản lý thuế.
Ngoài ra, Bộ TT&TT còn đề nghị Bộ Tài chính quan tâm bố trí kinh phí cho các cơ quan chủ quản báo chí để giao nhiệm vụ, đặt hàng cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, truyền thông chính sách, cung cấp thông tin thiết yếu…
ĐỀ NGHỊ BỘ TÀI CHÍNH XEM XÉT 5 NHÓM VẤN ĐỀ
- Nhóm vấn đề thứ nhất là đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 60 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thứ 2 là nhóm ý kiến về cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
- Thứ 3 là nhóm ý kiến liên quan đến pháp luật về giá.
- Thứ 4 là nhóm ý kiến về chính sách thuế.
- Thứ 5 là các ý kiến về bố trí kinh phí hoạt động, mua sắm phương tiện tác nghiệp cho các cơ quan báo chí và hướng dẫn chế độ chi cho các cơ quan báo chí.
Tính đủ chi phí tiền lương lĩnh vực báo chí, truyền thông
Nghị định 60, quy định đến hết năm 2021, cơ bản hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ chi phí tiền lương…). Tuy nhiên, nghị định này chưa quy định khoản chi phí nào chưa được tính vào vào giá để có căn cứ thực hiện, nhất là chưa khả thi khi thực hiện theo phương thức đấu thầu.
Vì vậy, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, có quy định thống nhất về lộ trình tính đủ giá sản phẩm, dịch vụ công. Trong đó, đề nghị cho tính chi phí khấu hao tài sản cố định khi đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ lĩnh vực báo chí, truyền thông để hỗ trợ các cơ quan báo chí, xuất bản chủ động về nguồn tái đầu tư tài sản, phương tiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Chùa Tường Vân, thị trấn Vĩnh Lộc tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak 2025
Sáng ngày mùng 9/5 (tức ngày 12 tháng 4 âm lịch), tại chùa Tường Vân, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, đồng chí Lê Đức Giang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cùng đông đảo nhân dân và Phật tử thập phương đã dự lễ Phật đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025.

Kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân
Chiều 9/5, Hội đồng Nhân dân huyện Thọ Xuân tổ chức kỳ họp thứ 19 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết nghị một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.

Nghi Sơn đánh giá tiến độ thực hiện Chỉ thị 22
Chiều 9/5, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn thị xã Nghi Sơn trong 2 năm 2024 - 2025 tổ chức Hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện cuộc vận động (đợt 2) năm 2025, trên địa bàn thị xã.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá góp ý vào dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 09/05, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua Đề án sắp xếp, hợp nhất Báo Thanh Hóa và Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa
Ngày 9/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức Hội nghị để thảo luận, cho ý kiến đối với Báo cáo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy về Đề án sắp xếp, hợp nhất Báo Thanh Hóa và Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa; phương án sử dụng Trung tâm chính trị cấp huyện hiện có và một số nội dung quan trọng khác.

Cam kết trách nhiệm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh
Chiều 9/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị đánh giá tiến độ triển khai thực hiện và ký biên bản cam kết trách nhiệm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Ngày 9/5, Nga kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại
Ngày 9/5, Nga tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại với trọng tâm là Lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow. Đây là ngày lễ đặc biệt, mang ý nghĩa lịch sử đối với nhân dân Liên Xô trước đây, nước Nga ngày nay và nhiều quốc gia trên thế giới.

Dự báo và thông tin cấp dự báo cháy rừng từ ngày 7/5 - 9/5/2025
Theo thông tin cảnh báo cháy rừng của Cục Lâm nghiệp - Kiểm lâm và dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ ngày 7/5 - 9/5/2025, thời tiết trên địa bàn các huyện: Hà Trung, Hậu Lộc, Thạch Thành, Hoằng Hóa, Như Thanh, thị xã Nghi Sơn, TP Sầm Sơn và TP Thanh Hóa tiếp tục nắng nóng, khô hanh kéo dài, không có mưa, nguy cơ xảy ra cháy rừng dự báo cấp III (Cấp cao), cụ thể như sau:

Đừng quên hiểm họa phát xít
Ngày 9/5/1945, đại diện Đức quốc xã ký thỏa thuận đầu hàng vô điều kiện, không chỉ là Ngày Chiến thắng vinh quang của quân dân Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941-1945) mà còn trở thành Ngày Chiến thắng chung, niềm tự hào chung của tất cả lực lượng yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít
Chiều 8/5 (giờ địa phương, tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Thủ đô Moskva, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, từ ngày 8-11/5 theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.