Longform
img

Hôm nay 15/9, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị để thảo luận, cho ý kiến đối với Tờ trình của Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh về Đề án phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đến năm 2030, và một số nội dung quan trọng khác. Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh.

Đề án phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đến năm 2030 có kết cấu 4 phần, gồm: Sự cần thiết, căn cứ pháp lý và phạm vi xây dựng Đề án; Thực trạng hoạt động của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa; Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đến năm 2030 và phần thứ tư là Tổ chức thực hiện.

Xây dựng và phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa xứng đáng là cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa - Ảnh 1.

Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Phạm Văn Báu trình bày Đề án

Thảo luận về nội dung này, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy cơ bản thống nhất với đánh giá trong Đề án. Theo đó, trải qua 67 năm xây dựng và phát triển, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa là cơ quan báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc thông tin tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Các chương trình của Đài được quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thể hiện, có nhiều chương trình, bản tin, chuyên mục mới, thu hút đông đảo khán thính giả. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật được quan tâm đầu tư.

Xây dựng và phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa xứng đáng là cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa - Ảnh 2.

Tuy nhiên, hiện nay một số chương trình của Đài chưa thực sự hấp dẫn, chưa có nhiều chương trình chính luận chuyên sâu đặc sắc; một số chương trình văn nghệ, giải trí chưa có bản quyền, chưa hấp dẫn. Cùng với đó, kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình đã có sự thay đổi nhanh chóng, trong khi hệ thống trang thiết bị kỹ thuật của Đài chưa đồng bộ, nhiều phương tiện kỹ thuật được đầu tư từ lâu đã và đang xuống cấp, chưa đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chất lượng sản xuất chương trình.

Ngoài những khó khăn, hạn chế nêu trong đề án, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ cũng chỉ ra 2 khó khăn lớn nhất hiện nay của Đài Phát thanh và truyền hình Thanh Hóa, đó là bộ máy tổ chức chưa thực sự tinh gọn, đội ngũ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên và người lao động đông, nhưng chất lượng chưa đồng đều, cơ cấu chưa phù hợp với vị trí việc làm. Thứ 2 là khó khăn về tài chính, trong bối cảnh nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước giảm khi chuyển từ tự chủ 1 phần sang tự chủ hoàn toàn về chi thường xuyên, đồng thời nguồn thu dịch vụ quảng cáo sụt giảm nghiêm trọng do tác động từ khó khăn của nền kinh tế, các doanh nghiệp cắt giảm chi phí cho quảng cáo - truyền thông cũng như xu thế dịch chuyển quảng cáo sang các nền tảng số, mạng xã hội.

Xây dựng và phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa xứng đáng là cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa - Ảnh 3.

Từ những nội dung trên, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ thống nhất về sự cần thiết xây dựng Đề án phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đến năm 2030, đồng thời cho rằng: các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án phải bám sát thực trạng và những khó khăn, hạn chế đã chỉ ra. Bên cạnh đó cần đánh giá thêm về tiềm năng, thế mạnh và những điều kiện còn có thể khai thác để Đài phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Về mục tiêu cụ thể, các ý kiến cho rằng cần phân kỳ thành 2 giai đoạn, xác định mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2025 và giai đoạn từ năm 2025 – 2030. Đồng thời nghiên cứu tăng thời lượng chương trình Đài tự sản xuất, tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến đời sống Nhân dân, được nhiều người quan tâm, như các chương trình về bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các chương trình chính luận chất lượng, có tính phản biện cao… Các ý kiến cũng đề nghị cân đối hợp lý thời lượng giữa các bản tin Thời sự trong tỉnh và Thời sự quốc tế, đánh giá thực chất hiệu quả các chương trình tiếng dân tộc, nghiên cứu mở thêm chuyên mục Nhìn ra tỉnh bạn để tăng cường kết nối thông tin với các địa phương trong cả nước.

Xây dựng và phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa xứng đáng là cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa - Ảnh 4.

Lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Báo Thanh Hóa dự hội nghị.

Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị cần bổ sung thêm giải pháp về công tác xây dựng Đảng và tổ chức đoàn thể trong cơ quan Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa; giải pháp về tăng cường phối hợp giữa Đài với các ngành, các địa phương, đơn vị trong tỉnh…

Kết luận nội dung này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nêu rõ: Ban Thường vụ Tỉnh ủy cơ bản thống nhất với Đề án phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đến năm 2030, đồng thời đề nghị Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp thu các ý kiến đóng góp tại hội nghị để hoàn chỉnh Đề án.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: cùng với Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa là cơ quan báo chí chính thống, chủ lực của tỉnh, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Trong những năm qua, đặc biệt là những năm gần đây, trong bối cảnh gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đã có nhiều cố gắng và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chuyển tải kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phục vụ đắc lực cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành; đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí ngày càng cao của Nhân dân, thu hút được lượng lớn khán thính giả; qua đó góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, trong Nhân dân và đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh.

Xây dựng và phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa xứng đáng là cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa - Ảnh 5.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Đài cần thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn, hạn chế đã được chỉ ra trong Đề án cũng như tại hội nghị, trăn trở tìm giải pháp nhanh chóng khắc phục. Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh: so với yêu cầu của thời kỳ phát triển mới hiện nay, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa cần phải có sự đổi mới và phát triển hơn nữa, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thông tin của người dân và xu hướng phát triển của tỉnh.

Đối với nội dung của Đề án, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu cần đầu tư hơn nữa cho phần quan điểm phát triển. Theo đó phải nêu được các quan điểm là: Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, sự điều hành, quản lý của UBND tỉnh, sự phối hợp của các ban ngành, địa phương, xứng đáng là cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện, đa nền tảng, đa loại hình, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Cùng với sự quan tâm đầu tư, tạo điều kiện của tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa cần phát huy tiềm năng, thế mạnh, truyền thống, bản sắc, đổi mới sáng tạo, bắt kịp với xu thế của báo chí hiện đại, áp dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số để nâng cao chất lượng các chương trình.

Xây dựng và phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa xứng đáng là cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa - Ảnh 6.

Phát huy tự lực, tự cường, khai thác tốt dư địa để phát triển, mở rộng mối quan hệ để tăng nguồn thu. Quan tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; cơ quan đoàn kết, thống nhất; xây dựng đội ngũ những người làm báo đủ về số lượng, đạt về chất lượng, có cơ cấu hợp lý. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh quan điểm: xây dựng và phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa trước hết phải là trách nhiệm của Đài, đồng thời cũng là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể trong tỉnh.

Về mục tiêu chung của Đề án, cần xác định: phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa có đủ năng lực sản xuất, phát sóng các chương trình đảm bảo chất lượng cao, phong phú, đa dạng, hấp dẫn, đúng tôn chỉ, mục đích, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu thông tin, giải trí ngày càng cao của Nhân dân; đồng thời góp phần xây dựng Thanh Hóa đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới trong tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, như Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thống nhất với ý kiến của các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc phân kỳ các mục tiêu cụ thể thành 2 giai đoạn, từ nay đến năm 2025 và từ 2025 – 2030.

Xây dựng và phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa xứng đáng là cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa - Ảnh 7.

Trên cơ sở các ý kiến tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ ra thông báo kết luận, giao cho Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh hoàn thiện, phê duyệt Đề án để triển khai thực hiện.

Cũng tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thông qua một số Tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, gồm: Tờ trình về việc phê duyệt danh mục dự án và mức vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2021 – 2025 bổ sung cho tỉnh Thanh Hóa để hỗ trợ huyện Mường Lát; điều chỉnh danh mục một số dự án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; về phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2021 do tỉnh quản lý (đợt 4); Tờ trình về đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa và một số nội dung quan trọng khác.


Đức Đồng
Hồng Thư
Minh Hương
Thời sự tối ngày 15/9/2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận