Di tích “kêu cứu”
Những năm qua, tại Thanh Hóa, mặc dù chính quyền các cấp, đặc biệt là ngành văn hóa rất quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, song đến nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn hàng trăm di tích đang xuống cấp trầm trọng. Đây là thực trạng rất đáng lo ngại, có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng, lâu dài.
Toàn bộ kết cấu tường, vòm nứt vỡ. Các pho tượng cổ hàng trăm năm tuổi bị mối làm hư hại. Những hạng mục bằng gỗ bong tróc, mục ruỗng… Tình trạng xuống cấp tại chùa Thạch Tuyền, ở xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn diễn ra nhiều năm qua và ngày càng trở nên trầm trọng.
Một công trình có lịch sử gần một thiên niên kỷ, được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nhưng lại đang trong tình trạng có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Hiện nay, việc thực hành tín ngưỡng tại chùa bị hạn chế, bởi có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người dân.
Ông Mai Trung Xây, xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chùa bị hỏng, mỗi khi trời mưa ướt lênh láng, người dân không được thực hành tín ngưỡng".
Ông Mai Văn Năm, Chủ tịch UBND xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Huyện Nga Sơn có 49 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng thì gần như toàn bộ đều đang trong tình trạng xuống cấp.
Có những công trình như Phủ Tiên, một di tích cấp tỉnh, thuộc xã Nga Giáp, mức độ xuống cấp ở mức đặc biệt nghiêm trọng: cột kèo mục nát, mái ngói bị xô lệch, tường nứt vỡ, toàn bộ mái nhà cung Đệ Nhị bị sập đổ. Chính quyền xã buộc phải đóng cửa công trình, chờ đợi tôn tạo lại mới cho phép người dân tiếp tục vào thực hành tín ngưỡng.
Ông Mai Xuân Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Còn đền thờ Hoàng giáp Lê Bật Tứ, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia tại thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn lần gần nhất được tôn tạo là năm 2007. Tuy nhiên, đến nay, các hạng mục của đền đều đã xuống cấp.
Đặc biệt, khu vực đền trũng hơn so với nền nhà của các hộ dân xung quanh, khiến khuôn viên di tích trở thành "rốn nước" mỗi khi có mưa lớn.
Ông Lê Bật Trác, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, toàn tỉnh hiện có 856 di tích được xếp hạng, trong đó có tới hơn 300 di tích đã xuống cấp, cần được tu bổ. Nhiều di tích xuống cấp nghiêm trọng đến mức, nếu không được tôn tạo kịp thời, có nguy cơ trở thành phế tích trong tương lai gần.
Di tích là vốn quý, nơi bảo lưu một phần lịch sử, văn hóa của đất nước, quê hương. Gìn giữ, phát huy giá trị của di tích không chỉ là nghĩa vụ, mà còn thể hiện sự trân trọng đối với lịch sử. Để các di tích phải cất tiếng "kêu cứu", dẫu do nguyên nhân gì đi nữa, cũng là trách nhiệm của hậu thế hôm nay. Và nếu không có giải pháp kịp thời, thực trạng này có thể dẫn đến những hệ lụy không thể vãn hồi trong tương lai.
Bản Mạ vui ngày hội
Từng là một bản nghèo nằm biệt lập bên dòng sông Chu, vài năm trở lại đây, bản Mạ, huyện Thường Xuân đã xuất hiện trên bản đồ du lịch miền tây Thanh Hóa như một "làn gió mới", trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch. Trong không khí rộn ràng của mùa lễ hội cuối năm, bản Mạ như khoác lên mình một tấm áo mới rực rỡ sắc màu, như mời gọi du khách muôn phương dừng chân ghé thăm.
Khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”
Nhân kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố Thanh Hóa (1994 - 2024) và 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024), sáng ngày 17/12, tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa tổ chức khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”. Dự lễ khai mạc có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Thanh Hóa; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và các phường, xã, trường học trên địa bàn thành phố.
Gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị cho triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng”
Triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng” là hoạt động ý nghĩa, hướng tới kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Hiện nay, Ban tổ chức đang gấp rút hoàn thiện những công việc cuối cùng cho cuộc triển lãm.
Lễ hội đền Đồng Cổ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Lễ hội đền Đồng Cổ, xã Yên Thọ, huyện Yên Định được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Top những điểm đến nội địa được khách Việt lựa chọn dịp Tết 2025
Booking.com - một trong những nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới vừa công bố 10 điểm đến trong nước được khách Việt yêu thích nhất dịp Tết Nguyên Đán 2025.
Thành phố Thanh Hoá – Vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử
Thành Hạc xưa – thành phố Thanh Hoá ngày nay - đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hoá không chỉ là nơi được thiên nhiên ưu đãi cho cảnh quan vừa tươi đẹp, vừa hùng vĩ với núi cao, sông dài… mà còn là nơi hội tụ nhiều giá trị truyền thống văn hoá, lịch sử, tạo nên bản sắc riêng, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - Cát Bà: Di sản liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam
Với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú có giá trị nổi bật toàn cầu, vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà đã được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới và là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam.
Trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh" huyện Vĩnh Lộc
Sáng 13/12, huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh".
Hội nghị giới thiệu, tuyên truyền về văn hoá dân tộc thái trên địa bàn huyện Lang Chánh
Sáng ngày 13/12, tại bản Năng Cát, xã Trí Nang, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá phối hợp với UBND huyện Lang Chánh tổ chức hội nghị giới thiệu, tuyên truyền về văn hoá dân tộc Thái trên địa bàn huyện.
Tổng thu từ khách du lịch gần 760 nghìn tỷ đồng trong 11 tháng
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tổng lượng khách quốc tế trong 11 tháng qua đạt trên 15,8 triệu lượt, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2023.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.