Diễn xướng cồng chiêng trong âm nhạc Thái
Nhắc đến du lịch cộng đồng ở xứ Thanh là nhắc đến đồng bào Thái; nhắc đến diễn xướng âm nhạc dân tộc Thái là nhắc đến cồng, chiêng. Trong 6 dân tộc thiểu số sống quây quần trên dải đất xứ Thanh, chỉ có đồng bào Thái và Mường là sử dụng âm nhạc cồng, chiêng và mỗi dân tộc lại mang những nét văn hóa riêng của mình. Từ xa xưa, những âm thanh trầm bổng của cồng, chiêng đã gắn bó mật thiết với đời sống đồng bào. Khi đến thăm các bản làng của người Thái xứ Thanh, chắc chắn chúng ta sẽ được thưởng thức các màn diễn xướng cồng, chiêng độc đáo, và được đắm mình trong những điệu xòe, điệu sạp rộn ràng, lôi cuốn…
Cồng, chiêng là nhạc cụ truyền thống đặc sắc và độc đáo, gắn bó với đồng bào dân tộc Thái từ khi lọt lòng mẹ đến khi qua đời. Cồng, chiêng được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao và được sử dụng trong các dịp lễ tết, hay trong đám cưới của người Thái. Vào những dịp như vậy, khắp núi rừng lại vang lên tiếng cồng chiêng, tiếng trống rộn rã, trầm bổng góp vui cùng với bản làng. Văn hóa cồng chiêng chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng dân tộc thiểu số, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương đến thưởng thức.

Theo các nghệ nhân dân gian bản Thái, để phân biệt giữa cồng và chiêng thì cũng khá đơn giản: loại có núm ở giữa được gọi là cồng, loại không có núm được gọi là chiêng. Cồng, Chiêng tuy là hai loại nhạc cụ riêng biệt, nhưng bao giờ cũng được sử dụng chung với nhau, không thể tách rời, bởi vậy người Thái thường chỉ gọi bằng một tên chung là cồng chiêng. Trong âm nhạc dân gian Thái, bất cứ khi nào bản hòa tấu núi rừng được cất lên thì tiếng nhạc cồng chiêng cũng vang lên đầu tiên.


Theo quan niệm của dân tộc Thái, tiếng cồng chiêng là tiếng của lòng người. Đồng bào Thái thường dùng nhạc cụ trong nhiều nghi thức, lễ hội, hay trong công việc hệ trọng có ảnh hưởng đến sự sinh tồn của gia đình, dòng tộc, phong tục tập quán. Đồng bào quan niệm rằng, tiếng vang của cồng, chiêng là ngôn ngữ để giao tiếp với trời đất, thánh thần, tổ tiên; giao tiếp giữa người với người, cầu mong cho nhân khang vật thịnh. Trong cuộc sống của người Thái, cồng chiêng không chỉ đơn thuần là loại nhạc cụ phục vụ đời sống tinh thần, vật chất của con người, mà nó còn là một "linh vật" biểu tượng cho sự ấm no, hạnh phúc bền vững. Vì lẽ đó nên cồng, chiêng được người Thái xem xét rất cẩn thận khi mua. Đa số những cồng, chiêng hiện có đều do ông cha từ thời xa xưa để lại.

Ông Lò Viết Lâm, xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lò Viết Lâm, xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Lễ hội Chá Mùn được dàn dựng và lưu truyền, tại đây có nhiều nhạc cụ cùng hòa tấu như trống chiêng, khua luống, nhảy sạp, khèn bè... Điều đó thể hiện chung cho tất cả thanh âm của núi rừng cùng cất lên tạo nên nét đẹp cho lễ hội Chá Mùn".
Anh Vi Văn Đức người Thái ở bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh là một trong những người đánh công chiêng điêu luyện. Theo anh Đức, cũng như nhiều dân tộc anh em khác, đồng bào Thái cũng dùng tiếng cồng, chiêng để ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, nói lên khát vọng của con người trong cuộc sống. Mỗi giàn nhạc cồng, chiêng của người Thái chỉ có 4 chiếc, tượng trưng cho 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông; 4 chiếc được đặt tên lần lượt là Cồng mẹ (chiếc lớn nhất), tiếp theo lần lượt là Cồng chị, Cồng em, Cồng út; hoặc cũng có thể gọi là Cồng anh, Cồng em…

Cách đánh cồng, chiêng của người Thái cũng tương đối đơn giản, chỉ cần lắng nghe tập trung một chút là có thể đánh được. Khi đánh thì dùng dùi gõ vào, sao cho khớp với tiếng của trống và tiếng của khua luống hay sạp, tạo nên một giai điệu âm thanh nhộn nhịp, vui tươi. Thông thường những bộ cồng chiêng tốt là không có vết lõm nào trên bề mặt, núm chiêng cao và nhỏ. Đặc biệt, là khi đánh vào chiêng, âm thanh sẽ ngân dài, trầm bổng hơn, làm cho người nghe thấy phấn khởi.
Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Thái, thanh âm của cồng, chiêng luôn tạo được bầu không khí rộn rã, tưng bừng, nhân niềm vui gấp bội; để câu hát khặp trữ tình hơn, để tiếng cười thêm giòn tan, gọi bản gần, mường xa kéo tới chung vui.
Lễ hội mường Ca Da là một trong những lễ hội lớn nhất phía tây Thanh Hoá. Mặc dù phần hội có rất nhiều trò chơi, trò diễn độc đáo nhưng tiết mục múa cây bông của đồng bào Thái bao giờ cũng thu hút đông đảo du khách. Đặc điểm làm cho múa cây bông trở nên đặc sắc hơn cả, chính là sự kết hợp của dàn trống chiêng và khua luống, tạo thành một bản hòa tấu vui nhộn; cùng với đó là những điệu múa truyền thống của dân tộc Thái càng làm tăng thêm sức thu hút của phần diễn.
Có thể thấy rằng, với người Thái, tiếng cồng chiêng đã tạo thành một không gian văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Âm thanh của cồng chiêng không chỉ là một loại âm thanh đơn thuần, mà nó mang hồn linh thiêng núi rừng, là ngôn ngữ giao tiếp của con người với thế giới siêu nhiên. Ngày nay, cùng với hát khặp, khèn bè, khua luống, thì diễn xướng cồng chiêng là yếu tố làm phong phú thêm kho tàng âm nhạc dân gian Thái, và góp phần tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông.

Bản tin Du lịch 28/6/2025
Bản tin Du lịch 28/6/2025 có những nội dung chính sau: - Tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới vinh danh 2 điểm đến của Việt Nam - Hà Nội đón hơn 15 triệu khách nửa đầu năm 2025 - Nâng tầm trải nghiệm của du khách từ chất lượng hướng dẫn viên

Nửa đầu năm 2025 khách du lịch quốc tế đến Thanh Hoá tăng 17,7%
Nửa đầu năm 2025, ngành du lịch Thanh Hoá đã có sự phục hồi ấn tượng với tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Toàn tỉnh đã đón gần 10,5 triệu lượt khách, tăng 7,3% . Trong đó, khách quốc tế ước đạt 307.000 lượt, tăng 17,7 % so với cùng kỳ 2024. Đây là con số cho thấy sức hút của du lịch Thanh Hoá trong lòng du khách quốc tế.

Bản tin Văn hóa 27/6/2025
Bản tin Văn hóa 27/6/2025 có những nội dung chính sau: - Họa sĩ gốc Việt đưa ẩm thực vào phim 'Elio' - Gìn giữ những làn điệu quan họ trong đời sống hôm nay

Gần 60 triệu lượt khách qua cảng hàng không trong nửa đầu năm 2025
6 tháng đầu năm 2025, sản lượng hành khách qua các cảng hàng không trên cả nước đạt gần 60 triệu lượt, tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Du lịch Thanh Hóa phấn đấu đón 16 triệu lượt khách năm 2025
Nửa đầu năm 2025, ngành du lịch Thanh Hoá đã có sự phục hồi ấn tượng với tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Toàn tỉnh đón gần 10,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 7,3% so với cùng kỳ , đạt 65,6% kế hoạch năm 2025.

Ra mắt cuốn sách lịch sử xã Vĩnh An giai đoạn 1930 - 2024
Ban Chấp hành Đảng bộ xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc vừa tổ chức ra mắt cuốn sách "Lịch sử xã Vĩnh An giai đoạn 1930 – 2024".

Bản tin Du lịch 26/6: Ghé Tà Xùa giữa lòng thành phố
Bản tin Du lịch 26/6/2025 có những nội dung chính sau: - Diễn đàn Quốc gia 2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo trong Công nghiệp Văn hóa và Du lịch Việt Nam”. - Gần 60 triệu lượt hành khách qua các sân bay Việt Nam trong 6 tháng đầu năm - Ghé Tà Xùa giữa lòng thành phố

Gấp rút hoàn thành Dự án Cung Văn hoá thiếu nhi và Trung tâm Thể dục thể thao thành phố Thanh Hoá
Chính thức khởi công vào trung tuần tháng 5 năm 2024, sau hơn 1 năm, Dự án Cung Văn hoá thiếu nhi và Trung tâm Thể dục thể thao TP.Thanh Hoá đã cơ bản hoàn thành và chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng.

Thanh Hoá đón gần 10,5 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm
Chiều 24/6, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị đánh giá công tác phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa 6 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.

Khai mạc trại sáng tác văn học trẻ năm 2025
Sáng ngày 23/6, tại thị trấn Hậu Lộc, Hội văn học nghệ thuật Thanh Hóa tổ chức trại sáng tác văn học trẻ năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.