Sắc màu các dân tộc xứ Thanh
Những sản vật từ “hạt ngọc trời” nơi vùng cao
Ở xứ Thanh, người Thái là một trong những dân tộc có nền văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng và chính họ cũng đã sáng tạo nên rất nhiều món ăn độc đáo, tạo nên "thương hiệu" riêng cho dân tộc mình. Đặc biệt, từ những hạt gạo nếp nương dẻo thơm được ví von như "hạt ngọc trời", bà con đã chế biến thành rất nhiều món ăn ngon độc đáo, như: bánh ú, cơm lam, xôi màu, xôi trắng... Đây là những sản vật không chỉ mang đậm hương vị bản xứ, mà còn gói cả đất trời và tình người sâu nặng nơi vùng cao xứ Thanh.
Hội làng trên đất Mường Đủ
Mường Đủ (nay thuộc xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành) vốn là một vùng đất rộng lớn nằm dọc theo con sông Bưởi. Đất Mường Đủ xưa kia chủ yếu là rừng rậm, trải qua thời gian, những người con dân tộc Mường nơi đây đã không ngừng mở mang, khai phá, tạo nên những xóm làng trù phú, đông vui, với những cánh đồng “chim bay mỏi giò, cò bay mỏi cánh”. Và cũng từ bao đời nay, người dân xã Thạch Bình vẫn luôn gìn giữ cho mình những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường thông qua các lễ nghi, phong tục, sinh hoạt ngày lễ tết, hội làng…
Công tác bảo tồn văn hóa ở huyện Quan Hóa
Huyện vùng cao Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa trước đây có tên gọi là Mường Ca Da. Đây là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống, gồm có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống là: Thái, Mường, Kinh, Hoa và Mông. Những năm qua, huyện Quan Hóa đã thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng về công tác bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới, làm nguồn nội sinh và động lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phát huy vai trò của Nhân dân trong gìn giữ văn hóa truyền thống
Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có trên 1 triệu cư dân sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có 600.000 người, gồm các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ mú… Những năm qua, việc bảo tồn truyền thống văn hóa tốt đẹp, quý giá của các dân tộc đã được các cấp chính quyền, cơ quan chuyên ngành tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm. Vai trò của chính đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc tham gia bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình đã được phát huy.
Bản hoà tấu nơi đại ngàn
Đến với các bản người Thái ở xứ Thanh, nơi nào có nhà sàn, có khăn piêu, áo cóm là ở đó có văn nghệ bản Mường… Hãy một lần ghé thăm các bản của đồng bào Thái để được đắm mình trong những bản hoà tấu mang đậm bản sắc âm nhạc dân gian Thái, chứa đựng trong đó tâm hồn, tình cảm và cả cốt cách của người dân nơi này.
Nghệ nhân Lê Thị Hương, người “tiếp lửa” văn hóa dân tộc Mường
Chị Lê Thị Hương, ở thôn Minh Nguyên, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc được xem là một trong những nghệ nhân thuộc thế hệ trẻ “tiếp lửa” văn hóa Mường của vùng đất Châu Ngọc, được chính quyền địa phương, Nhân dân trên địa bàn và các thành viên trong Câu lạc bộ Văn hóa dân gian dân tộc Mường ghi nhận, tôn vinh. Qua hơn 20 năm gắn bó với những khúc hát Xường, Đang, có mặt trong nhiều đêm hội cồng chiêng… chị Lê Thị Hương đã không ngừng học hỏi, rèn luyện, tiếp nhận vốn văn hóa văn nghệ dân gian, nâng cao năng lực trình diễn của mình. Ghi nhận những đóng góp của chị trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tháng 9 năm 2022, chị vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Người họa sĩ đam mê với sắc màu dân tộc
Sinh ra và lớn lên ở một làng quê nông thôn thuộc xã Thiệu Vân, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, dù gia đình không có ai theo ngành mỹ thuật, thế nhưng, bởi yêu sắc màu và cây cọ vẽ, họa sĩ Hoàng Trọng Tuyển đã quyết tâm theo đuổi niềm đam mê hội họa. Anh học Đại học Mỹ thuật Huế, Khoa Mỹ thuật ứng dụng, chuyên ngành trang trí truyền thống, tốt nghiệp ra trường năm 2015. Sau ít năm làm việc tại Huế, anh trở về quê hương mở xưởng sáng tác của riêng mình. Anh thể hiện tác phẩm trên nhiều chất liệu khác nhau, và mới đây, anh đã làm nhiều người ngạc nhiên, thích thú khi lựa chọn những mâm gỗ xưa để tôn vinh vẻ đẹp văn hóa 54 dân tộc Việt Nam.
Những người góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống
Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có hơn 1 triệu cư dân sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có trên 600.000 người, gồm các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú. Mỗi dân tộc lại có nét văn hóa đặc sắc riêng, góp phần làm phong phú, đa dạng kho tàng văn hóa truyền thống của xứ Thanh. Những năm qua, bảo tồn nét văn hóa tốt đẹp, quý giá của các dân tộc là nhiệm vụ được các cấp chính quyền, cơ quan chuyên ngành tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm. Trong đó, ngành văn hóa đã tích cực phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tham gia bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Như suối hát tình ca
Qua hàng ngàn năm, không ai còn nhớ chiếc khèn bè ra đời từ lúc nào, chỉ biết rằng nó rất gần gũi, thân thương với biết bao thế hệ người dân bản Thái: “Tiếng khèn làm đẹp bản mường/ Như nắng dệt gấm quê hương/ Như núi lam xanh, sương đêm vừa gội/ Như suối hát tình ca/ Như tiếng người yêu gọi".
Một miền cảm hứng thi ca
Xứ Thanh vốn là miền đất sơn kỳ thủy tú, nơi đâu cũng gặp những cảnh sắc hữu tình làm say đắm lòng người. Không những thế, xứ Thanh còn là một vùng đất cổ, được bồi đắp bởi những địa tầng văn hóa vật chất và tinh thần phong phú, đa dạng. Bởi vậy, từ xa xưa, xứ Thanh đã nổi tiếng là vùng đất của thi ca, nhạc họa. Đặc biệt, khu vực miền núi, vùng cao xứ Thanh với nhiều phong cảnh diễm lệ, hùng vĩ, là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số với bản sắc văn hóa mang nhiều nét đặc trưng, thực sự là miền đất nên thơ, nuôi dưỡng rất nhiều tâm hồn thơ.
Nét đẹp nghề thêu truyền thống của đồng bào Mông xứ Thanh
Thanh Hóa là nơi quần cư sinh sống của nhiều dân tộc anh em như Kinh, Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú... Trong đó, đồng bào Mông có hơn 3.700 hộ; 20.000 nhân khẩu (chiếm 1,5% dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa). Người Mông sinh sống tập trung ở 44 bản thuộc các huyện Mường Lát, Quan Hóa và Quan Sơn, với 3 nhóm Mông chính là Mông Trắng, Mông Đen và Mông Hoa. Cùng với các dân tộc anh em khác, người Mông ở xứ Thanh gìn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó có nghề thêu trang phục. Chị em phụ nữ dân tộc Mông, bằng những bàn tay khéo léo, cần mẫn, đã tạo nên những “tác phẩm phục trang” mang vẻ đẹp độc đáo.
Đặc trưng văn hóa trang phục các dân tộc
Trang phục không chỉ là vật dụng thiết yếu được sử dụng hàng ngày mà còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, tạo nên bản sắc đa dạng, phong phú của các dân tộc Việt Nam. Mỗi bộ trang phục ẩn chứa tinh hoa nghệ thuật, phản ánh nét đẹp trong đời sống vật chất và tinh thần, hiện thân của lịch sử hình thành và phát triển của mỗi tộc người. Trang phục của các dân tộc đã góp phần làm nên một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc.
Bá Thước gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
Huyện Bá Thước là nơi sinh sống lâu đời của bà con các dân tộc Thái, Mường. Bởi vậy, đây cũng là địa phương có nền văn hóa phát triển đa dạng. Theo số liệu thống kê, hiện nay, Bá Thước có 55 di tích có yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, di chỉ khảo cổ học, di tích tôn vinh công đức của các bậc tiền nhân, các danh nhân có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước… Ngoài ra, cộng đồng người Thái, Mường còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa, thông qua những đặc trưng về trang phục, nhà ở, cách ứng xử, giao tiếp hay các lễ tục truyền thống...
Độc đáo ngày hội “Hương sắc vùng cao”
Cứ 5 năm một lần, đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi xứ Thanh lại hội tụ, cùng nhau khoe sắc trong Lễ hội văn hóa “Hương sắc vùng cao”, Liên hoan Văn nghệ dân gian – Phiên chợ vùng cao. Lễ hội vốn đã đa dạng hoạt động văn hóa độc đáo, Lễ hội văn hóa “Hương sắc vùng cao” năm 2023 lại thêm phần phong phú và đầy màu sắc, bởi sự kiện này được tổ chức tại vùng đất Quế Ngọc Châu Thường, đồng thời với Tuần lễ Văn hóa Thể thao và Du lịch lần thứ 5 của huyện Thường Xuân. Đây là dịp để đồng bào các dân tộc miền núi Thanh Hóa, du khách gần xa được dịp giao lưu chia sẻ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo tồn và phát huy các bản sắc văn hóa truyền thống.
Nét đẹp trang phục đồng bào Mông xứ Thanh
Mỗi dân tộc đều có những bộ trang phục truyền thống riêng và dựa vào các bộ trang phục truyền thống chúng ta có thể phân biệt, nhận biết đó là dân tộc nào. Bởi mỗi bộ trang phục truyền thống đều thể hiện khả năng sáng tạo, tính thẩm mỹ cao và sự độc đáo từ cách kết hợp hoa văn cho đến màu sắc. Từ đó, tạo nên nét riêng biệt trong bộ trang phục truyền thống. Hiện nay, ở vùng miền núi xứ Thanh cùng với đồng bào các dân tộc như Thái, Mường, Dao, Thổ... thì đồng bào Mông là một trong số những dân tộc đang còn gìn giữ được nhiều nét đặc sắc nhất trong trang phục của dân tộc mình.