ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ chặt chẽ hơn

Chính phủ đang xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về kinh doanh xuất khẩu gạo. Dự thảo này bắt buộc thương nhân sở hữu kho chứa, tăng ràng buộc dự trữ, bổ sung chế tài xử phạt. Cùng với đó là mở rộng chính sách hỗ trợ và ưu tiên tín dụng đối với doanh nghiệp có vùng nguyên liệu… Dự kiến Nghị định sẽ được áp dụng trong lĩnh vực xuất khẩu gạo từ năm 2026.

Hương Hạnh

28/05/2025 06:29

Nghị định sửa đổi lần này tập trung quy định cụ thể điều kiện kinh doanh, khắc phục tình trạng "đăng ký ảo", đảm bảo nguồn hàng phục vụ xuất khẩu và ổn định thị trường nội địa. Theo đó, quy định thương nhân sở hữu kho chứa thóc, gạo thay vì được thuê như trước. Đây là động thái nhằm loại bỏ hiện tượng doanh nghiệp chỉ thuê kho tạm thời để đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, nhưng không thực sự duy trì năng lực kinh doanh. Quy định này được áp dụng sau thời gian chuyển tiếp 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực.

Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ chặt chẽ hơn - Ảnh 1.

Đối với cơ sở xay, xát, chế biến, thương nhân vẫn được phép thuê, nhưng phải có hợp đồng tối thiểu 5 năm, rõ ràng về pháp lý. Đồng thời, thương nhân không được cho thuê lại các cơ sở đã kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ chặt chẽ hơn - Ảnh 2.

Đáng chú ý, dự thảo bổ sung chế tài cụ thể đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ dự trữ và không báo cáo kịp thời. Trường hợp thương nhân không gửi báo cáo sau 45 ngày kể từ khi bị đôn đốc hoặc thay đổi thông tin nhưng không điều chỉnh Giấy chứng nhận sẽ bị thu hồi. Sau thời hạn 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi, doanh nghiệp mới được xem xét cấp lại.

Nguồn: THNM 28/5/2025

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Sử dụng phân bón hữu cơ, hướng tới  nền nông nghiệp an toàn

Sử dụng phân bón hữu cơ, hướng tới nền nông nghiệp an toàn

10:45 , 27/05/2025

Những năm gần đây, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chuyển từ phân bón hóa học sang sử dụng các loại phân bón hữu cơ. Qua đó, giúp bảo vệ môi trường, cải tạo đất, tạo ra nông sản sạch, an toàn.

Từ 1/6, doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Từ 1/6, doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

08:38 , 27/05/2025

Từ 1/6, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế.

Khi tiểu thương chợ truyền thống bán hàng online

Khi tiểu thương chợ truyền thống bán hàng online

18:09 , 26/05/2025

Tận dụng những lợi ích từ công nghệ số và mạng xã hội mang lại, nhiều tiểu thương đã kết hợp hình thức bán hàng truyền thống và buôn bán online nhằm tìm kiếm cơ hội tiếp xúc với khách hàng, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, đối với nhiều người, việc bán hàng online còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Thanh Hóa thu ngân sách 21.295 tỷ đồng

Thanh Hóa thu ngân sách 21.295 tỷ đồng

16:48 , 26/05/2025

Trong 5 tháng đầu năm 2025, kinh tế tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển ổn định. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 21.295 tỷ đồng, bằng 46,8% dự toán năm.

Xuất nhập khẩu đạt trên 313 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đạt trên 313 tỷ USD

16:33 , 26/05/2025

Theo Cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/5, quy mô kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam đã đạt hơn 313 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo

19:47 , 25/05/2025

Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Mỗi năm, Thanh Hóa có hàng chục nghìn ha lúa được sản xuất theo hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm.

Nghị quyết 68 tạo động lực phát triển nghề chế biến thủy sản ở Thanh Hóa

Nghị quyết 68 tạo động lực phát triển nghề chế biến thủy sản ở Thanh Hóa

18:56 , 25/05/2025

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển nghề chế biến thủy hải sản. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, ngành nghề này vẫn phát triển nhỏ lẻ, thiếu khả năng cạnh tranh. Vì vậy, việc ra đời nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng để các cơ sở chế biến thủy hải sản ở Thanh Hóa đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng lực chế biến.

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng

08:42 , 25/05/2025

Từ chỗ chỉ là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, hiện nay kinh tế tư nhân đã được xác định là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Theo Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, kinh tế tư nhân, mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đang được trao cơ hội và nguồn lực toàn diện để dẫn dắt kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Và các doanh nghiệp tư nhân tại Thanh Hóa cũng sẽ đứng trước vận hội phát triển mới.

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ - Nâng cao hiệu quả lúa gạo

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ - Nâng cao hiệu quả lúa gạo

08:18 , 25/05/2025

Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Mỗi năm, Thanh Hóa có hàng chục nghìn ha lúa được sản xuất theo hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm.

Việt Nam thuộc nhóm "rủi ro thấp" trong Quy định chống phá rừng của EU

Việt Nam thuộc nhóm "rủi ro thấp" trong Quy định chống phá rừng của EU

08:09 , 25/05/2025

Ủy ban châu Âu vừa công bố hệ thống phân loại quốc gia theo mức độ rủi ro trong khuôn khổ Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EU). Trong đó, Việt Nam được xếp vào nhóm "rủi ro thấp".