ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Điều trị cảm ở trẻ em khác với người lớn

Vào mùa lạnh rồi, con của bạn có bị sổ mũi, ho, đau họng không? Có thể con bị cảm rồi! Việc điều trị cảm ở trẻ em khác với điều trị ở người lớn.

20/11/2018 09:35
Điều trị cảm ở trẻ em khác với người lớn - Ảnh 1.

Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt hoặc trẻ lớn hơn bị sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 3 ngày thì cần đưa đến bác sĩ ngay

Cảm là gì?

Cảm là bệnh thường gặp, hầu hết do siêu vi (virus) gây ra, lây qua đường không khí hoặc tiếp xúc các vật dụng bị nhiễm.

Có hơn 200 loại virus khác nhau có thể gây cảm, trong đó Rhinovirus là phổ biến nhất. Nên một trẻ có thể bị cảm 8 lần trong một năm.

Cảm ở trẻ em có thể tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị (ngoại trừ ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ bị suy giảm miễn dịch).

Điều gì xảy ra khi trẻ bị cảm?

Các triệu chứng thường bắt đầu 1-2 hai ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Trẻ sẽ có các biểu hiện sau:

- Nghẹt mũi: là triệu chứng nổi bật nhất,

- Chảy nước mũi: có thể màu trắng, vàng hoặc xanh,

- Đau họng, ho: do tích tụ dịch nhày ở họng và dịch từ mũi sau chảy xuống,

- Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, đau đầu, đau cơ.

Cần lưu ý những biến chứng nặng của cảm

Mặc dù hầu hết trẻ bị cảm có thể tự khỏi, tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý các triệu chứng của những biến chứng sau:

- Viêm tai giữa:  5-19% trẻ bị cảm bị viêm tai giữa (do vi khuẩn hoặc virus). Nếu trẻ bị sốt (> 38 độ C) sau ba ngày bị cảm, cần kiểm tra tai;

- Hen suyễn: Cảm có thể gây ra thở khò khè ở trẻ em hoặc làm nặng thêm bệnh hen suyễn ở trẻ có tiền sử bệnh này;

- Viêm xoang: Trẻ bị nghẹt mũi không cải thiện trong vòng 10 ngày có thể bị nhiễm khuẩn xoang;

- Viêm phổi: sau ba ngày bị cảm, nếu trẻ vẫn còn bị sốt, kèm ho, thở nhanh, có thể trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn.

Điều trị cảm ở trẻ em khác với người lớn - Ảnh 2.

Cảm ở trẻ em có thể tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị

Xử trí như thế nào khi trẻ bị cảm?

Việc điều trị cảm ở trẻ em khác với điều trị ở người lớn.

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh lợi ích của các thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, thuốc ho, thuốc long đờm đối với trẻ em.

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khuyến nghị không sử dụng các loại thuốc này ở trẻ dưới 6 tuổi vì nguy cơ cao bị các tác dụng phụ nguy hiểm. Đối với trẻ trên 6 tuổi, các thuốc này có thể có ít tác dụng phụ nhưng cũng ít hiệu quả.

Trong giai đoạn bị cảm, cha mẹ có thể giúp cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách:

- Khi trẻ bị sốt và cảm thấy khó chịu: có thể cho trẻ uống acetaminophen (đối với trẻ trên 3 tháng tuổi) hoặc ibuprofen (đối với trẻ trên 6 tháng tuổi). Cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều thuốc và loại thuốc phù hợp cho trẻ. Tuyệt đối không dùng thuốc aspirin cho trẻ.

- Có thể dùng nước muối nhỏ mũi để làm loãng dịch nhầy cho trẻ nhỏ, nếu cần có thể dùng bóng hút để tạm thời loại bỏ dịch tiết. Trẻ lớn hơn có thể dùng nước muối dạng xịt mũi. Không khí ẩm có thể giúp cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi.

- Ở trẻ em trên 12 tháng tuổi, mật ong có thể giúp giảm ho vào ban đêm.

- Cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống đủ lượng dịch (gồm sữa mẹ, sữa công thức, nước lọc, nước trái cây …).

Kháng sinh không hiệu quả trong điều trị cảm, nhưng có thể cần thiết nếu cảm bị biến chứng do nhiễm khuẩn (viêm tai giữa, viêm phổi, viêm xoang). Việc sử dụng kháng sinh không đúng sẽ dẫn đến tăng đề kháng kháng sinh và có thể có các tác dụng phụ (ví dụ: dị ứng thuốc) nên cần được chỉ định bởi bác sĩ.

Một số bằng chứng cho thấy sử dụng vitamin C dự phòng có thể làm giảm thời gian bị cảm ở trẻ em.

Ngoài vitamin C, không có khuyến cáo nào, cũng như các thử nghiệm lâm sàng, chứng minh hiệu quả của các phương pháp khác hiện đang được quảng cáo là điều trị và ngăn ngừa cảm (ví dụ như kẽm, các sản phẩm thảo dược).

 

hygene-hand-washing-boy-child-500x356

Rửa tay là một cách phòng ngừa cảm hiệu quả

Phòng ngừa cảm bằng cách nào?

Các biện pháp vệ sinh đơn giản có thể giúp ngăn ngừa nhiễm vi rút gây cảm, bao gồm:

- Rửa tay là một cách thiết yếu và hiệu quả: hãy dạy trẻ rửa tay trước và sau khi ăn; sau khi ho hoặc hắt hơi;

- Tập cho trẻ dùng khăn hoặc tay áo che khi hắt hơi hoặc ho, tránh dùng bàn tay;

- Cố gắng hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh;

- Tránh khói thuốc lá.

Đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay khi trẻ có các biểu hiện sau:

- Sốt ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ lớn hơn bị sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 3 ngày;

- Li bì, lừ đừ, hoặc bứt rứt;

- Bỏ ăn, uống kém;

- Khó thở, thở nhanh, thở rít, khàn tiếng, khò khè;

- Triệu chứng cảm không cải thiện hoặc nặng hơn trong vòng 14 ngày;

- Mắt đỏ, đổ ghèn;

- Có dấu hiệu của biến chứng viêm tai (đau, ù tai, chảy dịch …);

- Trẻ than đau đầu nhiều.

ThS.BS LÊ THỊ KIM DUNG

Tuoitre.vn

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hiện đại hóa quy trình khám chữa bệnh

Hiện đại hóa quy trình khám chữa bệnh

08:36 , 06/05/2025

Việc ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện đang là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng một cách toàn diện. Tại Thanh Hóa, phần mềm quản lý bệnh viện toàn diện của Công ty Minh Lộ góp phần hiện đại hóa quy trình khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận.

Số bệnh nhân tăng sau kỳ nghỉ lễ

Số bệnh nhân tăng sau kỳ nghỉ lễ

20:17 , 05/05/2025

Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, số lượng bệnh nhân sau kỳ nghỉ lễ tăng mạnh. Các bệnh viện phải bố trí thêm nhiều bàn khám bệnh và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân.

Các bệnh viện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt bệnh nhân dịp nghỉ lễ

Các bệnh viện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt bệnh nhân dịp nghỉ lễ

18:02 , 05/05/2025

Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong dịp nghỉ lễ vừa qua, các bệnh viện trên cả nước đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt người bệnh.

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết

16:10 , 04/05/2025

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do visus Dengue gây nên, lây truyền qua vật trung gian là muỗi vằn. Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3

Triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3

08:54 , 04/05/2025

Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều  so với ngày thường

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường

19:46 , 03/05/2025

Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, trong những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường

17:35 , 03/05/2025

Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Đẩy mạnh cài đặt sổ sức khỏe điện tử

Đẩy mạnh cài đặt sổ sức khỏe điện tử

09:46 , 03/05/2025

Thực hiện đợt cao điểm triển khai tích hợp sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID, ngành y tế Thanh Hóa đã trở thành điểm sáng trong thực hiện Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho người dân.

Rộ trào lưu uống nước cốt chanh liều cao “tiêu tan” bách bệnh

Rộ trào lưu uống nước cốt chanh liều cao “tiêu tan” bách bệnh

09:00 , 03/05/2025

Sau những trào lưu vô căn cứ, thậm chí là nguy hại tới sức khỏe như thải độc bằng café, lọc máu ngừa đột quỵ, sinh con thuận theo tự nhiên, anti vaccine... Gần đây, trên mạng xã hội lại rộ lên trào lưu uống nước cốt chanh buổi sáng khi bụng đói để thải độc và chữa bệnh.

Kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

Kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

08:20 , 03/05/2025

Nhằm phòng ngừa và phát hiện các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, các sản phẩm có nguy cơ không đảm bảo chất lượng, Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra đột xuất. Dự kiến đợt kiểm tra này kéo dài hết tháng 5.