Dinh dưỡng học đường – Khởi đầu cần thiết để thay đổi tầm vóc học sinh
Đảm bảo dinh dưỡng học đường có vai trò rất quan trọng không chỉ đảm bảo cho sự phát triển cơ thể của trẻ mà còn đáp ứng được các hoạt động thể lực đa dạng và học tập của các em. Do vậy, các nhà trường luôn quan tâm, chú trọng chất lượng bữa ăn học đường.
Bữa ăn đủ chất và cân bằng như thế nào? Tại sao phải tăng cường ăn rau trong bữa ăn hàng ngày? Đây là những kiến thức mà các em học sinh trường Tiểu học và THCS, THPT Nobel được trang bị trong giờ học về giáo dục dinh dưỡng. Phương pháp dạy trực quan sinh động giúp các em học sinh hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng, biết cách nhận biết các thực phẩm không lành mạnh, không an toàn trong bữa ăn hàng ngày, từ đó, tác động tốt tới ý thức giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của trẻ sau này.
Cùng với việc thường xuyên giáo dục cho trẻ về kiến thức dinh dưỡng thông qua các bài học kỹ năng mềm, nhà trường đặc biệt quan tâm công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi thực đơn theo mùa...Hàng tháng, nhà trường lên kế hoạch xây dựng thực đơn theo tiêu chuẩn dinh dưỡng, đảm bảo số bữa ăn, định lượng khẩu phần ăn, cung cấp đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất theo nhu cầu độ tuổi.
Ngoài ra, nhà trường cũng tăng cường các hoạt động ngoài giờ để kích thích trẻ vận động, giảm tình trạng trẻ thừa cân, béo phì, giúp các em phát triển toàn diện.
Cô giáo Ngô Thị Quang, Phó hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS, THPT Nobel, Thành phố Thanh Hóa cho biết: "Để các con có những bữa ăn ngon, giàu dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà trường luôn quan tâm đến nguồn thực phẩm, thường xuyên thay đổi thực đơn theo từng tháng, từng mùa, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ".
Theo các chuyên gia y tế, dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và kiểm soát sức khỏe, bệnh tật. Nếu trẻ ăn thiếu chất dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu vitamin A, i-ốt và không có đủ năng lượng để học tập và vui chơi. Ngược lại, nếu trẻ ăn quá nhiều, đặc biệt thực phẩm giàu năng lượng dễ bị thừa cân – béo phì và các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư…
Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, hiện nay có đến 30% trẻ em học đường tại các vùng nông thôn bị suy dinh dưỡng thấp còi. Trong khi đó, tại các thành phố lớn, tỷ lệ thừa cân béo phì gia tăng nhanh và ở mức báo động 15 - 20%; khoảng 40 - 60% trẻ bị thiếu các vi chất cần thiết để phát triển tối ưu về thể chất lẫn tinh thần. Do vậy, việc cân bằng chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý là nền tảng cho sự phát triển thể chất, sức khỏe và trí tuệ của trẻ em.
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Lục Thị Viên, Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi được đáp ứng đầy đủ về dinh dưỡng, trẻ sẽ có sức khỏe để chống lại tác nhân gây hại từ yếu tố bên ngoài, xây dựng và tăng cường sức đề kháng vững chắc. Từ đó làm tiền đề cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động sinh hoạt, vui chơi và học tập đạt hiệu quả tốt nhất".
Để trẻ phát triển thể chất và hình thành những thói quen tốt, các bậc phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh ăn uống cũng như tạo không khí vui vẻ, hứng khởi cho trẻ trong bữa ăn giúp tiêu hóa hấp thu tốt hơn, không nên vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại hoặc đọc sách, truyện trong khi ăn. Cùng với đó, cần cho trẻ tăng cường các hoạt động thể lực, vận động, vui chơi ngoài trời, tham gia một số hoạt động thể dục thể thao sẽ giúp trẻ phát triển thể lực và chiều cao tốt hơn.
Glocom: Bệnh lý về mắt gây giảm thị lực không phục hồi
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Bộ Y tế gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 361 thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước và nước ngoài, trong đó có 204 loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước; số còn lại là thuốc và nguyên liệu làm thuốc nước ngoài.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sởi
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và địa phương tăng cường phòng, chống bệnh sởi.
Glocom: Bệnh lý thị giác nguy hiểm
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Dự báo sẽ có hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050
Các nhà nghiên cứu cho biết bệnh cận thị đã ảnh hưởng đến 35% trẻ em trên toàn thế giới và con số này có thể tăng lên 40%, nghĩa là có tới hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050.
Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm
Trong 2 năm gần đây, mỗi năm Việt Nam thực hiện hơn 1.000 ca ghép tạng, là nước đứng đầu Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm. Thành tựu này thể hiện rõ những tiến bộ vượt bậc về trình độ, kỹ thuật chuyên môn sâu và kinh nghiệm của ngành y tế Việt Nam trong lĩnh vực ghép tạng.
Nghiên cứu đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 80.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 12 trường hợp tử vong. Bộ Y tế đang phối hợp các đơn vị tổ chức đánh giá, nghiên cứu để trình Chính phủ nếu phù hợp sẽ đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm miễn phí cho dân.
Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế, giai đoạn 2021 – 2023
Ngày 15/11, Đoàn giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội, Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế giai đoạn 2021 – 2023 tại huyện Nông Cống và Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
Đái tháo đường: Những điều cần biết
Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính, không lây nhiễm. Tuy nhiên, khi bệnh không kiểm soát được sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng làm tăng chi phí y tế và làm giảm chất lượng cuộc sống. Việc trang bị những hiểu biết về bệnh đái tháo đường sẽ giúp phòng tránh hoặc phát hiện sớm, điều trị hiệu quả bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Liên quan đến vấn đề này, Đài PT&TH Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII Hà Khánh Dư, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết tỉnh Thanh Hóa.
Tăng nhu cầu nhân lực chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Cùng với sự phát triển về kinh tế, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam những năm gần đây đã tăng nhanh, đạt mức trên 73 tuổi. Tuy tuổi thọ trung bình tăng nhưng số năm sống khoẻ mạnh trung bình chỉ đạt 64 tuổi do nhiều người cao tuổi phải chung sống với nhiều bệnh lý nền, cản trở rất nhiều trong đời sống, sinh hoạt. Do vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo bài bản để chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ngày càng lớn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.