Đoàn công tác Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nghiên cứu, khảo sát thực tế tại Thanh Hóa
Ngày 13/3, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức đoàn học viên lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với các đồng chí Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bắt đầu chuyến nghiên cứu, khảo sát thực tế 2 ngày tại tỉnh Thanh Hóa. Đoàn do PGS –TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc Thường trực Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn, cùng 20 đồng chí Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; lãnh đạo các vụ của Ban Tổ chức Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tiếp và làm việc với đoàn, có đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở ngành, cấp tỉnh và địa phương.
Sáng 13/3, đoàn đã đến nghiên cứu, khảo sát thực tế tại Nhà máy Lọc Hóa dầu Nghi Sơn, Công ty Thép Nghi Sơn, thăm Cảng nước sâu Nghi Sơn và làm việc với lanh đạo Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Được thành lập từ năm 2006, đến nay, Khu kinh tế Nghi Sơn là 1 trong 8 khu kinh tế trọng điểm của cả nước, với diện tích lên đến hơn 106 nghìn ha, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư ngày càng đồng bộ, hiện đại, cùng với các chính sách ưu đãi cao nhất của Chính phủ Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa, đã và đang khẳng định là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Ngoài ra, theo quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 8 Khu công nghiệp; theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Thanh Hóa có 19 khu công nghiệp, với tổng diện tích hơn 6000 ha.

Sau hơn 17 năm đi vào hoạt động, đến nay Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp Thanh Hóa đã thu hút được 711 dự án, trong đó có 642 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 176 nghìn tỷ đồng, 69 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký đầu tư gần 13,6 tỷ USD. Trong đó, có nhiều dự án lớn, trọng điểm của quốc gia như: Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn tổng vốn đầu tư hơn 9 tỷ USD, Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 và Nghi Sơn 2 tổng vốn đầu tư gần 4 tỷ USD. Năm 2022, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn đạt hơn 272 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 26 nghìn tỷ đồng, trong đó Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn nộp ngân sách 18 nghìn tỷ đồng, Công ty Thép Nghi Sơn nộp ngân sách hơn 1,1 nghìn tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong Khu kinh tế và các khu công nghiệp đạt 4,3 tỷ USD ; giải quyết việc làm cho hơn 101 nghìn lao động.

Lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các đồng chí Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng bày tỏ ấn tượng trước tiềm năng, thế mạnh của Khu kinh tế Nghi Sơn, đặc biệt là hệ thống cảng nước sâu với 50 bến được quy hoạch, 48 bến đã được cấp phép và 34 bến đã được đầu tư, đưa vào khai thác, đã tạo nên lợi thế lớn cho địa phương trong thu hút đầu tư và phát triển đa dạng các ngành kinh tế. Các thành viên trong đoàn cũng đánh giá cao sự phát triển của Khu kinh tế Nghi Sơn sau 17 năm thành lập, cũng như những đóng góp to lớn của Khu kinh tế đối với tỉnh Thanh Hóa, khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước. Các đồng chí cũng nêu lên nhiều câu hỏi và được lãnh đạo tỉnh giải đáp, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình xây dựng, phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn.

Về kinh nghiệm trong công tác giải phóng mặt bằng, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng cho rằng: đây là một nhiệm vụ khó, nhưng hết sức quan trọng, vì có giải phóng được mặt bằng thì mới triển khai được dự án đầu tư, mới giải ngân được vốn đầu tư công, kích thích hàng loạt ngành sản xuất khác phát triển theo, tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Do vậy, tỉnh hết sức chú trọng đến công tác này, coi giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động, cân bằng các lợi ích của người dân - nhà nước - nhà đầu tư, đồng thời phải dành nguồn lực thỏa đáng cho công tác này. Về kinh nghiệm trong đầu tư hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, đồng chí Bí thư tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng chia sẻ: bên cạnh sự quan tâm đầu tư của Trung ương và nguồn từ ngân sách địa phương, Thanh Hóa chủ trương huy động đa dạng các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng. Hàng năm, tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 140 nghìn tỷ đồng, đây là con số rất lớn so với nguồn vốn đầu tư công trung bình khoảng hơn 10 nghìn tỷ mỗi năm mà tỉnh được phân bổ. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng chia sẻ kinh nghiệm trong việc kết hợp giữa phát triển khu công nghiệp với phát triển đô thị, về hiệu quả của chính sách hỗ trợ đối với tầu vận chuyển container tại cảng Nghi Sơn...

Buổi chiều, đoàn công tác đã đi nghiên cứu, khảo sát thực tế về việc thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới tại huyện Đông Sơn. Có thể nói, sau hơn 11 năm triển khai, chương trình xây dựng Nông thôn mới thực sự trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn và đời sống của nhân dân huyện Đông Sơn. Từ một huyện mà sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 41,4% trong cơ cấu nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 mới chỉ đạt 13,6 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn tới 22,1%, bình quân mới chỉ đạt 5,4 tiêu chí nông thôn mới/xã, đến năm 2019, Đông Sơn đã được công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới; đến năm 2022 toàn huyện có 62 thôn đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu, 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, 3 xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu, dẫn đầu toàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu người đạt 54,68 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 0,34%. Từ năm 2011 đến hết năm 2022, toàn huyện đã huy động được hơn 10.400 tỷ đồng cho xây dựng Nông thôn mới, riêng 3 năm từ 2020 - 2022 đã huy động được hơn 4.300 tỷ đồng.

Qua trao đổi giữa các thành viên đoàn công tác và lãnh đạo địa phương, nhiều kinh nghiệm quý, cách làm hay và hiệu quả trong xây dựng Nông thôn mới đã được chia sẻ, như công tác tuyên truyền vận động để người dân hiểu mục đích, ý nghĩa của chương trình, từ đó tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, cùng chung tay thực hiện chương trình, thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng Nông thôn mới. Kinh nghiệm về phát triển các mô hình liên kết sản xuất, phát triển doanh nghiệp, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; về huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng Nông thôn mới...
Ngoài những kinh nghiệm riêng của Đông Sơn, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng cũng chia sẻ một số vấn đề chung của tỉnh trong xây dựng Nông thôn mới, trong đó nhấn mạnh đến kinh nghiệm về việc xây dựng lộ trình và cách làm phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng vùng miền; về sáng kiến của tỉnh trong việc xây dựng nông thôn mới từ thôn, bản đến xã. Bên cạnh đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chương trình, nhất là việc thực hiện tiêu chí vệ sinh môi trường, tiêu chí nước sạch và việc phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả ở nông thôn.

Đoàn công tác ghi nhận, đánh giá cao những chia sẻ của tỉnh Thanh Hóa và các địa phương, đơn vị trong tỉnh, đồng thời khẳng định: đây sẽ là nguồn tư liệu quý giá, giúp các thành viên trong đoàn bổ sung kiến thức thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm để vận dụng trong quá trình công tác của bản thân, cũng như tham mưu với Trung ương Đảng để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.


Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy dự lễ khởi công xây dựng nhà ở tại huyện Quảng Xương
Chiều ngày 12/5, đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh cùng lãnh đạo huyện Quảng Xương đã dự lễ khởi công và trao biển ủng hộ 80 triệu đồng làm nhà ở cho 2 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương.

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 12/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Hội nghị lần thứ 43 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX
Ngày 12/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hóa; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; hội nghị lần thứ 43 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX đã được tổ chức để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền.

Gắn KPI công chức với lương thưởng, hết thời biên chế ngồi chắc, không ra
Để nền hành chính công không còn trì trệ và thu hút người tài, KPI sẽ là công cụ hữu dụng để đánh giá công chức, xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời.

Đề xuất giảm thời gian thực hiện một số bước trong quy trình bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND
Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội đề xuất sửa đổi 20 điều có nội dung liên quan đến giảm thời gian thực hiện một số bước trong quy trình bầu cử; trong đó, đối với khoảng thời gian từ thời điểm cuối nộp hồ sơ ứng cử tới ngày bầu cử rút ngắn từ 70 ngày xuống còn 42 ngày.

Tuần làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp
Hôm nay (12/5), Quốc hội bước vào tuần làm việc thứ 2 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (từ ngày 12-17/5), với trọng tâm là công tác lập hiến, lập pháp.

Phiên họp thứ Tư Ban Chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát
Sáng 11/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự và chủ trì hội nghị có: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương. Phiên họp được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành trên toàn quốc. Dự phiên họp tại điểm cầu Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thường trực và thành viên Ban chỉ đạo tỉnh; lãnh đạo các ngành, đơn vị liên quan.

Đại hội Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương lần thứ X
Sáng ngày 10/5, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương đã tổ chức Đại hội lần thứ X nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa thảo luận tại tổ về các dự án Luật
Tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 15, chiều ngày 10/5, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã tham gia thảo luận ở tổ về các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, Luật Quy hoạch, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Đoàn công tác của tỉnh Thanh Hóa thăm cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân Trường Sa, Nhà giàn DK I
Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), 50 năm ngày giải phóng Trường Sa (29/4/1975 – 29/4/2025) và 70 năm ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955 – 7/5/2025), từ ngày 4 đến 10/5, Đoàn công tác số 18 do Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức, gồm 180 đại biểu các địa phương: Lâm Đồng, Thanh Hóa, Quảng Trị, Hà Giang, Agribank Việt Nam và đại diện các cơ quan, doanh nghiệp, các cơ quan thông tấn báo chí... đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và Nhà giàn DK I trên thềm lục địa phía nam của Tổ quốc. Tham gia đoàn công tác về phía tỉnh Thanh Hóa, có đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo các ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh và lãnh đạo một số huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.