Gắn KPI công chức với lương thưởng, hết thời biên chế ngồi chắc, không ra
Để nền hành chính công không còn trì trệ và thu hút người tài, KPI sẽ là công cụ hữu dụng để đánh giá công chức, xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét thông qua. Điểm đáng chú ý tại dự luật này là thay đổi phương thức đánh giá công chức, cán bộ.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, việc đánh giá sẽ chuyển mạnh từ cảm tính sang định lượng, dựa trên vị trí việc làm và chỉ số hiệu quả công việc (KPI).
Bộ trưởng nhấn mạnh, vào biên chế sẽ không còn đồng nghĩa với việc "ngồi chắc, không ra". Thay vào đó, cơ chế đánh giá dựa trên hiệu quả công việc sẽ là thước đo để giữ hay loại những người không đáp ứng yêu cầu.
Theo PGS.TS Ngô Thành Can - nguyên Phó Trưởng khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự (Học viện Hành chính Quốc gia), việc áp dụng KPI vào quản lý công chức và lãnh đạo không chỉ là yêu cầu khách quan và xu thế tất yếu.
Muốn bộ máy tinh gọn mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả thì phải có những nhân sự có năng lực, trình độ đáp ứng được yêu cầu công việc.

PGS.TS Ngô Thành Can - nguyên Phó Trưởng khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự (Học viện Hành chính Quốc gia). Ảnh: Trần Vương
Chỉ khi nào khu vực công rõ về các tiêu chí, chỉ tiêu, quá trình thực thi, các nguồn lực, kết quả, khi đó mới có thể làm chủ được công nghệ, làm chủ được quá trình thực thi công vụ.
Việc giao KPI không chỉ dừng lại ở cấp lãnh đạo mà cần được áp dụng cho toàn bộ hệ thống cán bộ công chức. Khi mỗi cá nhân có mục tiêu công việc rõ ràng, họ sẽ có trách nhiệm hơn với kết quả thực hiện của mình. Điều này giúp giảm tình trạng làm việc đối phó, đùn đẩy trách nhiệm và nâng cao hiệu suất hoạt động của cơ quan hành chính.
Đồng quan điểm, TS Phạm Mạnh Hùng - giảng viên Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) - cho rằng nhiều quốc gia như: Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc... đã áp dụng cơ chế này từ lâu và đã chứng minh tính hiệu quả. Tại Việt Nam, chúng ta cần thay đổi cách đánh giá công chức để tạo ra xung lực mới.
TS Phạm Mạnh Hùng dẫn chứng, chính nơi ông công tác - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, việc đánh giá cán bộ qua hệ thống KPI đã được áp dụng trong nhiều năm.
"Chẳng hạn, công chức không tham gia các buổi tập huấn mà không có lý do chính đáng, mỗi lần vi phạm trừ 2 điểm. Tổng điểm của tiêu chí này là 15 điểm. Ai chấp hành tốt, không vi phạm thì được 15 điểm... Không có chuyện chấp hành ý thức kỷ luật, kỷ cương hành chính chung chung" - ông Hùng nói.

TS Phạm Mạnh Hùng cho rằng KPI sẽ là công cụ hữu dụng để đánh giá công chức. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Những điểm số này được "đánh mạnh" vào lương, thưởng và sự thăng tiến. Đơn cử, khi nhân viên mở mã công việc với thời hạn 5 ngày, lãnh đạo không phê duyệt hay có ý kiến thì lãnh đạo sẽ bị trừ điểm rất nặng. Số điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương, thưởng trong quý.
Song, chuyên gia cũng cho rằng, để thực hiện được việc này thì điều quan trọng cần phải có hệ thống công nghệ thông tin và dữ liệu đồng bộ.
Điểm then chốt trong cách làm của các nước để hoàn thành tốt mục tiêu là đều chú trọng việc tổ chức triển khai, thành lập đơn vị đầu mối để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; cá nhân hóa trách nhiệm người đứng đầu; chế độ thưởng phạt công minh theo kết quả công việc...
Ông Hùng đề xuất có thể đánh giá qua 3 loại KPI, gồm: KPI mũi nhọn, KPI cứng, KPI mềm tùy theo đặc thù công việc. Các tiêu chí lượng hóa tối đa theo điểm số, kèm hướng dẫn cụ thể, chi tiết, rõ ràng.

Đại hội Chi bộ Ban Nội chính Tỉnh uỷ lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 11/7, Chi bộ Ban Nội chính Tỉnh uỷ đã tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự đại hội có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Bí thư Đảng uỷ các cơ quan Đảng tỉnh; Nguyễn Ngọc Tiến, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
Chiều 11/7, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hội nghị. Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh Thanh Hoá. Cùng dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Hội nghị Ban Thường vụ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thanh Hoá
Chiều ngày 10/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị Ban Thường vụ lần thứ 4, nhiệm kỳ 2024 - 2029 sơ kết nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2025.

Đảng bộ xã Bát Mọt trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2025
Sáng ngày 10/7 Đảng bộ xã Bát Mọt tổ chức trao tặng Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng cho 2 đảng viên thuộc Đảng bộ xã.

Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Vĩnh Lộc nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sáng ngày 10/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Vĩnh Lộc đã tổ chức Hội nghị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029 để công bố các Quyết định về tổ chức và thông qua dự thảo Quy chế làm việc, chương trình phối hợp thống nhất hành động 6 tháng cuối năm 2025.

Sơ kết công tác ngành Nội chính Đảng 6 tháng đầu năm 2025
Sáng ngày 10/7, Ban Nội chính Trung ương đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 ngành Nội chính Đảng và quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận chỉ đạo của Tổng bí thư Tô Lâm về công tác Nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến điểm cầu tại 34 tỉnh thành trong cả nước. Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương cùng các đồng chí Phó trưởng ban Nội chính Trung ương chủ trì hội nghị tại điểm cầu trung ương. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hoá chủ trì hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy và các cơ quan trong khối Nội chính cấp tỉnh.

Quyết tâm xây dựng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá trở thành trường kiểu mẫu
Với tư duy, tầm nhìn chiến lược và những bước đi đúng đắn, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đã từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, được đánh giá là một trong những trường đảng dẫn đầu cả nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và xây dựng văn hoá trường đảng.

Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025
Chiều ngày 10/7, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025. Dự họp báo có các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các ban, sở, ngành và đại diện các cơ quan báo chí thường trú trên địa bàn tỉnh.

Phiên họp Ủy ban Nhân dân tỉnh tháng 7
Sáng ngày 10/7, UBND tỉnh tổ chức phiên họp chuyên đề để nghe và cho ý kiến vào một số tờ trình đề nghị HĐND tỉnh xem xét, quyết định trong kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới. Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp.

Đại hội Đảng bộ Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 – 2030
Sáng ngày 10/7, Đảng bộ Hội đồng Nhân dân tỉnh tổ chức đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự đại hội có các đồng chí: Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Mai Văn Hải, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đại diện Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh, cùng toàn thể Đảng viên trong đảng bộ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.