Doanh nghiệp chăm lo tết cho người lao động
Chỉ còn hơn 1 tuần nữa bước sang năm mới Giáp Thìn 2024, thời điểm này, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực sản xuất để đảm bảo tiến độ các đơn hàng, vừa chuẩn bị các điều kiện để chăm lo Tết cho người lao động với phương châm “tất cả người lao động đều có Tết”.
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất giấy sóng và giấy mặt, sau hơn 5 năm đi vào hoạt động tại Khu Kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa, công ty TNHH Miza Nghi Sơn đang tạo việc làm ổn định cho 170 lao động với mức lương từ 12-13 triệu đồng/người/tháng. Xác định người lao động là tài sản vô giá của doanh nghiệp, Công ty luôn quan tâm, tạo điều kiện để từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Năm 2023, mặc dù kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, khắc phục mọi khó khăn, công ty đang nỗ lực tạo việc làm và nhiều chương trình phúc lợi ý nghĩa, mang Tết ấm đến với công nhân lao động. Theo đó, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn này, công ty đã dành gần 3 tỷ đồng để chi lương tháng thứ 13, quà Tết cho người lao động.


Ông Lê Văn Hiệp, Tổng giám đốc Công ty TNHH Miza Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Văn Hiệp, Tổng giám đốc Công ty TNHH Miza Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi coi người lao động là yếu tố sống còn của công ty nên quan tâm đến quyền lợi của người lao động, ngoài lương, thưởng Tết chúng tôi còn tặng quà thêm cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn, có chuyến xe chở công nhân về tận nhà, hoặc hỗ trợ tiền xe".
Ông Nguyễn Quốc Cường, Công nhân Công ty TNHH Miza Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Tôi làm việc ở đây từ những ngày đầu, công ty quan tâm, Tết là có quà cho mọi người để lấy khí thế năm mới làm việc hiệu quả hơn".
Với 275 công nhân lao động, Công ty TNHH Dầu thực vật khu vực miền Bắc Việt Nam là doanh nghiệp FDI với tổng vốn đầu tư 71,5 triệu USD, công suất thiết kế 1.500 tấn/ngày. Năm nay, trong điều kiện khó khăn chung, việc thưởng Tết cho người lao động cũng là áp lực đối với công ty. Tuy nhiên, với phương châm coi người lao động là "tài sản vô giá", dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, công ty có kế hoạch thưởng lương tháng 13 cho công nhân với mức trung bình 7,5 triệu đồng/người và thêm một phần quà là sản phẩm dầu ăn do công ty sản xuất.


Ông Yong See Leng, Giám đốc điều hành nhà máy, Công ty TNHH Dầu thực vật khu vực miền Bắc, tỉnh Thanh Hóa
Ông Yong See Leng, Giám đốc điều hành nhà máy, Công ty TNHH Dầu thực vật khu vực miền Bắc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến người lao động trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc, vậy nên ngoài lương thưởng chúng tôi còn chi 300 triệu phúc lợi xã hội cho công nhan có hoàn cảnh khó khăn".
Ông Lê Văn Thế, Công nhân Công ty TNHH Dầu thực vật khu vực miền Bắc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Phải nói là xúc động khi nhận được quà Tết của công ty".
Hiện toàn tỉnh Thanh Hóa có trên 20 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 78 doanh nghiệp có vốn Nhà nước, 112 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài và 20 nghìn doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp khoảng 400 nghìn người. Để chăm lo tết cho người lao động, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương nắm bắt tình hình sản xuất của doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp thiếu việc làm để hỗ trợ việc làm cho người lao động sau Tết Nguyên đán, đồng thời thống kê về mức thưởng Tết cho người lao động. Theo báo cáo, mức thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 tại các Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đạt mức thưởng bình quân 6 triệu đồng/người, cao nhất là 60 triệu đồng/người, thấp nhất 600.000 đồng/người. Ở loại hình công ty cổ phần, mức thưởng bình quân 7,1 triệu đồng/người, cao nhất là 45 triệu đồng/người, thấp nhất là 500.000 đồng/người; Tại doanh nghiệp dân doanh bình quân 5,2 triệu đồng/người, cao nhất 114,4 triệu đồng/người, thấp nhất 200.000 đồng/người; Đối với loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mức thưởng Tết Nguyên Đán 2024 bình quân 3,7 triệu đồng/người, cao nhất 371,4 triệu đồng/người, thấp nhất 136.000 đồng/người. Không chỉ dừng lại ở đó, ngoài phần chăm lo lương, thưởng tết, nhiều đơn vị còn tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn nhằm động viên, chia sẻ để mọi người đều có Tết.


Ông Trần Công Tuệ, Giám đốc Công Ty TNHH Sản xuất DV &TM Trường Phát, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trần Công Tuệ, Giám đốc Công Ty TNHH Sản xuất DV &TM Trường Phát, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Công ty ngoài tháng lương cơ bản thì thưởng Tết còn có những món quà riêng".
Có thể thấy, dù mức thưởng Tết cho người lao động ở mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau nhưng đây là những nỗ lực đáng ghi nhận của các doanh nghiệp trong bối cảnh bản thân doanh nghiệp còn đang đối mặt với vô vàn khó khăn. Việc chăm lo chế độ thưởng Tết đã góp phần động viên người lao động hăng hái thi đua lao động, sản xuất hiệu quả trong năm mơi Giáp Thìn với niềm tin, niềm hy vọng về năm mới sung túc và hạnh phúc.

Ngọc Lặc: 32,6 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá
Niên vụ sắn 2025-2026, huyện Ngọc Lặc có kế hoạch trồng 1.600 ha sắn. Tính đến đầu tháng 4/2025, toàn huyện đã trồng vượt kế hoạch hơn 90 ha. Qua công tác kiểm tra đồng ruộng, Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Ngọc Lặc phát hiện có 32,6 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá, tập trung ở các xã Kiên Thọ, Phúc Thịnh, Nguyệt Ấn.

Phát động “Tháng Công nhân” và hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động” năm 2025
Chiều 19/4, Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hoá tổ chức lễ phát động “Tháng Công nhân” và hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động” năm 2025.

Tình trạng chợ cóc, chợ tạm gây mất trật tự an toàn giao thông
Hiện nay, các chợ cóc, chợ tạm vẫn ngang nhiên mọc lên tại nhiều tuyến phố, ngõ hẻm trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, những khu chợ tự phát này còn gây mất trật tự an toàn giao thông nghiêm trọng, đặc biệt vào giờ cao điểm.

Hội thảo khoa học về xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông tổ chức hội thảo khoa học: Thực tiễn và kinh nghiệm trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Kiểm soát các điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn thành phố Thanh Hoá
Thời gian qua, thành phố Thanh Hoá triển khai nhiều đợt ra quân xóa bỏ chợ cóc, các điểm kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trên địa bàn. Với sự triển khai nghiêm túc quyết liệt, nhiều chợ cóc, điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn đã được xoá bỏ. Tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi bán hàng, kinh doanh đã giảm đáng kể.

Đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận chuyển của hành khách trong dịp lễ 30/4 - 1/5
Cục Hàng không Việt Nam đề nghị các hãng hàng không xây dựng kế hoạch tăng chuyến, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận chuyển của hành khách trong giai đoạn lễ 30/4 - 1/5.

Đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn bán trú
Trên địa bàn thành phố Thanh Hóa hiện có 109 trường tổ chức bếp ăn bán trú cho học sinh. Trong đó, có 69 trường tự nấu, còn 40 trường hợp đồng với các đơn vị cung ứng suất ăn bán trú trường học. Hiện nay, các nhà trường và đơn vị cung ứng suất ăn bán trú đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đa dạng sản phẩm điện lạnh phục vụ mùa nắng nóng
Dù chưa chính thức bước vào mùa nắng nóng, song các đơn vị kinh doanh sản phẩm điện lạnh tại Thanh Hóa đã chuẩn bị cho mùa cao điểm của các mặt hàng này. Với những diễn biến về hình hình kinh tế trong nước và quốc tế, nhiều khả năng thị trường điện lạnh sẽ tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh về giá để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng.

Số người rút Bảo hiểm xã hội một lần giảm mạnh
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm 2025, số người giải quyết hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2024.

Tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Sáng 18/4, Ủy ban nhân dân thành phố Sầm Sơn tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch Sầm Sơn năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.