Doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ nông sản
Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm cuối năm và Tết, nhu cầu sử dụng hàng hóa nông sản của người dân thường tăng cao từ 15 đến 20% so với thường lệ. Nắm bắt nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch tăng sản lượng, linh hoạt các giải pháp, bảo đảm nguồn cung thực phẩm thiết yếu cho thị trường tiêu dùng dịp cuối năm.
Với 10ha đất nông nghiệp trên địa bàn xã Mậu Lâm huyện Như Thanh, những năm qua Hợp tác xã sản xuất Nông nghiệp và Dịch vụ chăn nuôi Hoàng Thủy thường xuyên duy trì mô hình tổng hợp chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó, gà sạch thả vườn là sản phẩm chủ lực. Hợp tác xã luôn duy trì ổn định từ 10 – 14 nghìn con gà sinh sản lấy trứng và gà thịt thương phẩm. Vào thời điểm cuối năm này, Hợp tác xã đã tăng tổng số đàn gà ri và gà Lai Hồ thả vườn, dự kiến sẽ cung ứng cho thị trường khoảng 20 tấn gà sạch với giá bán từ 90 – 100 nghìn đồng/kg.

Anh Nguyễn Danh Hoàng, Giám Đốc Hợp tác xã sản xuất Nông nghiệp và Dịch vụ Hoàng Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Cuối năm chúng tôi đều căn vào nhu cầu thị trường, nhu cầu tiêu thụ tăng nên đã có những kế hoạch cụ thể để đáp ứng nhu cầu của khách hàng như tăng tổng đàn, kết nối thêm đầu ra. Thường cuối năm Hợp tác xã sẽ tăng lên gấp rưỡi, thậm chí gấp 2 so với những tháng đầu năm và giữa năm".
Thành lập và đi vào hoạt động chưa lâu, nhưng thời gian qua Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Như Thanh đã không ngừng đổi mới và đa dạng mô hình hoạt động. Không chỉ thực hiện tốt công tác chuyên môn, Trung tâm đã thành lập được gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng nông sản sạch, an toàn, sản phẩm OCOP, các sản phẩm được sản xuất theo quy trình VietGAP của huyện và các địa phương khác trong tỉnh, theo từng mùa vụ. Qua đó tạo cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp đến với người tiêu dùng, giữa sản xuất và tiêu thụ.

Ông Trần Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chúng tôi đã nhập về rất nhiều các mặt hàng nông sản để cung ứng cho khách hàng. Giá cả năm nay cũng không tăng nhiều so với mọi năm".
Thời gian qua, huyện Như Thanh đã thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, Hợp tác xã, cá nhân phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, mở rộng các mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết để nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm, nhất là các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Đồng thời, chú trọng xây dựng kênh phân phối, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP lâu dài, ổn định.


Ông Hàn Văn Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá
Ông Hàn Văn Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Dịp cuối năm và Tết nhu cầu tiêu thụ nông sản tăng cao, chúng tôi đã kêu gọi các doanh nghiệp, các thương nhân kết nối sản phẩm của bà con đến người tiêu dùng, chú trọng các sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Chúng tôi cũng tham gia các hội chợ, đồng thời quảng bá các sản phẩm trên mạng xã hội, trang điện tử của huyện để khách hàng tiếp cận được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, đảm bảo nguồn cung cũng như chất lượng sản phẩm đến với người tiêu dùng".
Thanh Hoá là địa phương có thế mạnh về nông sản thực phẩm. Đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 600 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm. Toàn tỉnh có 550 sản phẩm OCOP, nằm trong top 3 của cả nước, trong đó có tới trên 60% là hàng nông sản thực phẩm, với các mặt hàng chủ yếu, như: nước mắm, mắm tôm, thuỷ sản, rau, củ quả, đường, thịt gia súc, gia cầm, trứng… Sản phẩm OCOP tham gia quảng bá giới thiệu và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử với trên 1.050 sản phẩm các loại. Hàng năm, thông qua các doanh nghiệp, Hợp tác xã, tỉnh Thanh Hoá đã cung ứng ra thị trường khoảng 571.000 tấn thực phẩm tiêu dùng. Thời điểm này, nhiều cơ sở kinh doanh đã bắt đầu nhập hàng dự trữ hàng cho các ngày lễ lớn cuối năm. Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nông sản thực phẩm cũng tăng, đây là điều kiện thuận lợi để các đơn vị đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, sẵn sàng hàng hóa phục vụ thị trường.

Ngoài phương thức bán hàng truyền thống, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đa dạng hóa kênh tiêu thụ sản phẩm, theo đó sàn thương mại điện tử đang được xem là kênh bán hàng khá hiệu quả, bền vững, giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã tăng doanh số bán hàng bình quân từ 15 - 20%/năm.

Anh Thạch Văn Hiểu, Giám đốc Công ty TNHH nước mắm Cự Nham, tỉnh Thanh Hóa
Anh Thạch Văn Hiểu, Giám đốc Công ty TNHH nước mắm Cự Nham, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử bán. Chúng tôi có những kênh như Tiktok quay xưởng mắm trực tiếp cho người dân và cho khách hàng họ nhìn xưởng mình làm như thế nào, có sạch sẽ hay không, nhìn thực tế và mua trải nghiệm, từ đó chúng tôi sẽ có khách hàng ở nhiều tỉnh và có nhiều khách hàng làm đại lý".
Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, những tháng cuối năm, tỉnh Thanh Hoá cũng đang tích cực tổ chức các chương trình kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, phát triển các điểm giới thiệu và bán các sản phẩm nông nghiệp an toàn, hữu cơ, sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, đưa thương hiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm xứ Thanh ngày càng vươn xa, đồng thời giúp người tiêu dùng tiếp cận được hàng hóa, nông sản, thực phẩm bảo đảm chất lượng.

Cục Thuế siết chặt giám sát hóa đơn
Cục Thuế vừa ban hành thông báo chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 70/2025 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020 về hóa đơn, chứng từ.

Thanh Hóa: Nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 – 90%
Theo ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, nhiều loại thủy sản trên địa bàn tỉnh bị suy giảm tới 80 – 90%, thậm chí sắp tuyệt chủng như cá trê vàng, cá ngát, ốc nhồi, ếch đồng, tôm càng… Nhiều loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như cá mòi cờ hoa và cá mòi cờ chấm cũng đang dần trở nên hiếm gặp. Nguyên nhân chính là do khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp khai thác tận diệt.

Thanh Hóa còn 8 đơn vị chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
Hiện nay tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa đang cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước, nhiều chủ đầu tư có tiến độ giải vốn cao. Tuy nhiên vẫn còn 8 đơn vị vẫn chưa thực hiện giải ngân vốn.

Quý I/2025, Thanh Hóa chi 12.000 tỷ đồng từ ngân sách
Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa, tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong quý I/2025 ước đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tương ứng 22,4% dự toán cả năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024.

Kinh tế tư nhân còn nhiều rào cản để phát triển
Kinh tế tư nhân mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù thời gian qua, các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương đã có nhiều cải cách tích cực để hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, song các doanh nghiệp tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững.

Thanh Hóa: Thu ngân sách đạt hơn 12.500 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù chịu tác động từ nhiều yếu tố, thu ngân sách nhà nước quý I/2025 của tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt trên 12.500 tỷ đồng.

Ngành thép cần chủ động ứng phó với chính sách mới từ EU
Theo Bộ Công thương, trước những thay đổi chính sách sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với ngành thép và kim loại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần sớm rà soát lại quy trình sản xuất, xuất khẩu và chuẩn bị kịch bản ứng phó phù hợp.

Đề xuất giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, các đại biểu Quốc hội đề nghị giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với mức hiện hành để khuyến khích khu vực này phát triển.

Đề xuất thêm ưu đãi cho nhà ở xã hội
Tại dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nhiều ưu đãi mới cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội đã được đề xuất.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong Chỉ thị, Thủ tướng nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân, trong đó trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.