Doanh nghiệp dệt may đón nhiều đơn hàng trong năm 2025
Ngay sau Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã nhanh chóng bước vào sản xuất với khí thế khẩn trương, sôi động. Những hiệu tích cực với lượng đơn hàng nhiều, ổn định ngay từ đầu năm đã giúp các doanh nghiệp kỳ vọng về một năm tăng trưởng, mở rộng thị trường.
Bước sang năm 2025, tín hiệu tăng trưởng thị trường dệt may tốt hơn khi một số thị trường nhập khẩu như: Mỹ, EU, Nhật Bản… tiếp tục ghi nhận sự phục hồi, nhu cầu tiêu dùng tăng, tồn kho giảm mạnh.
Bên cạnh đó, sự chuyển dịch lớn đơn hàng từ Trung Quốc, Bangladesh, Myanmar sang Việt Nam…cũng là cơ hội để các doanh nghiệp ngành dệt may đón nhiều đơn hàng từ đầu năm. Thực tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá đã có đơn hàng đến hết quý 2, quý 3/2025 và tiếp tục đàm phán đơn hàng cho cả năm.
Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Nguồn khách hàng năm 2025 dồi dào hơn, đơn giá tăng lên so với 2024, và có thể nói năm 2025 là năm Hiệp hội dệt may nói chung có nguồn hàng, khí thế phát triển tốt nhất từ trước đến nay và chúng tôi hy vọng năm 2025 ngành dệt may Thanh Hoá sẽ đạt từ 120% trở lên, riêng tập đoàn Tiên Sơn trở lên sẽ đạt 125% so với 2024".
Với sự ổn định của đơn hàng và chiến lược phát triển linh hoạt, ngành dệt may Thanh Hoá đang kỳ vọng có sự bứt phá trong năm 2025, với mục tiêu sản lượng cả năm đạt hơn 700 triệu sản phẩm, xuất khẩu khoảng 470 triệu sản phẩm. Các doanh nghiệp đang tiếp tục chủ động đa dạng hóa thị trường, khách hàng và mặt hàng để tăng trưởng bền vững.
Các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất ngay từ những ngày đầu năm mới
Ngay sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quay trở lại hoạt động. Thời điểm này, các doanh nghiệp đang khẩn trương tổ chức sản xuất nhằm nắm bắt tốt cơ hội thị trường, thực hiện mục tiêu tăng trưởng ngay từ những tháng đầu năm 2025.
Doanh nghiệp tập trung tìm kiếm, phát triển thị trường
Ngay sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã nhanh chóng ổn định sản xuất trở lại, đồng thời tập trung phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tín hiệu đáng mừng là lượng đơn hàng của nhiều đơn vị khá dồi dào, tạo động lực quan trọng để các doanh nghiệp quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong năm mới 2025.
Hiệu quả mô hình chăn nuôi gà ri Lạc Thủy dưới tán rừng
Ông Nguyễn Danh Hoàng, Giám đốc hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và dịch vụ chăn nuôi Hoàng Thủy, xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh đã áp dụng thành công mô hình nuôi gà ri thương phẩm dưới tán rừng. Mô hình đem lại cho ông lợi nhuận trên 600 triệu đồng/1 năm.
Huyện Cẩm Thủy phấn đấu về đích huyện nông thôn mới trong năm 2025
Năm 2025, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu sẽ về đích huyện nông thôn mới. Để hoàn thành mục tiêu đó, huyện phát huy tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, dịch vụ chất lượng cao, phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 5,99% trở lên; thu nhập bình quân đầu người 60,5 triệu đồng/năm.
Thị trường sau Tết nguyên đán: Hàng hóa phong phú, giá cả ổn định
Theo Sở Công Thương, thị trường hàng hóa tại Thanh Hóa những ngày sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra ổn định, không có tình trạng khan hiếm hay tăng giá đột biến.
Phát triển doanh nghiệp cung ứng kết nối chuỗi sản xuất toàn cầu
Thiết lập chương trình phát triển doanh nghiệp cung ứng nhằm nâng cao năng lực, tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Đây là một trong những khuyến nghị chính sách được Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đưa ra nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng để hưởng lợi nhiều hơn từ xuất khẩu.
Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trên “sàn” điện tử
Năm 2025, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các địa phương và chợ dân sinh sẽ được hỗ trợ chuyển đổi số để mở rộng không gian kinh doanh.
Hỗ trợ doanh nghiệp trong môi trường tài khoá thắt chặt
Trong bối cảnh chính sách tài khoá thắt chặt, các doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ cần tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn cho khu vực tư nhân phát triển.
Tập trung nguồn vốn đầu tư hệ thống cảng biển
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, đến năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển khoảng 351.500 tỷ đồng, ưu tiên đầu tư các công trình hàng hải công cộng và cảng nước sâu.
Ngân hàng thu hút tiền gửi sau Tết
Không khí giao dịch tại hầu hết các ngân hàng trên địa bàn Thanh Hóa sau kỳ nghỉ Tết trở nên sôi động. Năm 2025, Ngành ngân hàng Thanh Hóa phấn đấu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động đạt 10% đến 12%, dư nợ cho vay tăng trưởng từ 14% đến 15%.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.