Doanh nghiệp đồng hành cùng các hoạt động an sinh xã hội
Cùng với đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, những năm qua, chị Nguyễn Thị Hồng, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Nước sạch Lam Sơn - Sao Vàng cùng tập thể nhân viên trong công ty luôn tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.
Như đã thành thông lệ… mỗi tháng 1 đến 2 lần, chị Nguyễn Thị Hồng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Nước sạch Lam Sơn - Sao Vàng, huyện Thọ xuân, tỉnh Thanh Hóa lại cùng với các thành viên trong gia đình có mặt tại Trung tâm Huyết học- Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa để tận tay trao tặng gần 100 suất cơm miễn phí cho những bệnh nhân của khoa. Đây là những người mắc bệnh mãn tính về máu, phải điều trị định kỳ hàng tháng và kéo dài cả đời. Do không đủ sức khỏe để lao động nên không có thu nhập. Thêm vào đó, bệnh nhân thường rơi vào những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sinh sống tại các huyện nông thôn, miền biển, miền núi của xứ Thanh. Khó lại chồng khó. Vì thế, những suất cơm không đồng do doanh nhân Nguyễn Thị Hồng mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người bệnh.

Bà Lê Thị Thơm, Thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Tôi mắc bệnh tủy xương. Hàng tháng, tôi đến điều trị 1 lần. Chị Hồng thường xuyên tới tài trợ suất sơm miễn phí, ăn rất là ngon, đảm bảo".
Xóm chạy thận thuộc Tổ 3, phố 9, phường Quảng Thắng, Thành phố Thanh Hóa. Xóm trọ nằm ngay bên hông Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá. Xóm trọ gồm có 9 người. Họ mắc bệnh suy thận mãn tính, phải lọc máu theo chu kỳ 1 tuần 3 lần. Ở xóm này, người ta chẳng nói chuyện với nhau bằng số tuổi thực, mà áng chừng cánh tay ai chằng chịt u cục thì đích thị "tuổi bệnh" lâu nhất. Người ít thì 3 năm, người nhiều thì 10 năm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Bệnh viện trở thành nhà, bác sĩ trở thành người thân của họ. Áp lực thuốc men, thuê nhà, cơm, áo, gạo tiền luôn đè nặng lên đôi vai gày của họ. Thấu hiểu những khó khăn mà họ chịu phải, doanh nhân Nguyễn Thị Hồng và chồng là Ninh Quang Vinh đã thường xuyên tới thăm hỏi, động viên, tặng quà… Đặc biệt, trong 1 năm nay, doanh nghiệp còn tài trợ toàn bộ tiền thuê nhà trọ cho tất cả 9 bệnh nhân tại xóm chạy thận. Nhờ có chị, những bệnh nhân nghèo khó vơi bớt khó khăn.

Bà Trần Thị Liên, Xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tôi chạy thận đã 10 năm nay, có cô Hồng tài trợ, cho gạo, cho tiền cũng vơi đi bớt khó khăn".
Với suy nghĩ "cho đi là còn mãi", doanh nhân Nguyễn Thị Hồng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH nước sạch Lam Sơn - Sao Vàng, huyện Thọ xuân, tỉnh Thanh Hóa luôn dành nhiều tình cảm yêu thương, sự sẻ chia tới những người có hoàn cảnh khó khăn, những người yếu thế trong xã hội và các em học sinh mồ côi, học sinh nghèo vượt khó. Hiên tại, doanh nhân Nguyễn Thị Hồng đang đỡ đầu cho 14 trẻ em mồ côi và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở trong tỉnh. Cùng với hỗ trợ các em từ 500 đến 1 triệu đồng/ tháng, chị còn thường xuyên tới thăm hỏi, tặng quà, áo ấm và nhiều nhu yếu phẩm khác. Từ đó, giúp các em có thêm niềm tin tiếp tục thực hiện ước mơ cắp sắc tới trường.

Em Vương Ngọc Ánh, Sinh viên Trường Cao đẳng y tế Thanh Hóa cho biết thêm: "Bố mất lúc em học lớp 2, mẹ em mất được 3 năm nay. Khi nhận được tài trợ của cô Hồng em rất may mắn. Nhờ có cô, em được viết tiếp ước mơ trở thành dược sĩ của mình".
Bên cạnh đó, doanh nhân Nguyễn Thị Hồng còn đứng ra xây dựng 2 điểm trường, hỗ trợ mua sắm đồ dùng bán trú cho 4 điểm trường tại huyện Mường Lát; làm hệ thống đèn năng lượng mặt trời cho 15 điểm trường và 1 điểm liên ngành tại huyện Mường Lát; xây dựng nhiều ngôi nhà tình nghĩa cho người nghèo ở nhiều huyện trên địa bàn tỉnh; đồng hành cùng Chương trình Tết Khuyến học Xứ Thanh do Hội khuyến học tỉnh và Đài PT&TH Thanh Hóa tổ chức. Mới đây, doanh nhân Nguyễn Thị Hồng và chồng là Ninh Quang Vinh đã hỗ trợ toàn bộ chi phí; huy động hàng chục máy xúc, máy ủi, xe tải tới san lấp mặt bằng để xây dựng dự án tái định cư cho người nghèo tại làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên và dự án tái thiết khu dân cư thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cao. Đây là những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề cho cơn bão số 3 năm 2024.


Chị Nguyễn Thị Hồng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Nước sạch Lam Sơn - Sao Vàng, huyện Thọ xuân, tỉnh Thanh Hóa
Chị Nguyễn Thị Hồng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Nước sạch Lam Sơn - Sao Vàng, huyện Thọ xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Gia đình tôi đã làm từ thiện được nhiều năm… chúng tôi muốn chia sẻ với người nghèo, những hoàn cảnh khó khăn những phần quả nhỏ bé của mình đưa đến cho mọi người. Tôi mong muốn mọi người được vui, được hạnh phúc… Làm việc mà mình phải làm là trách nhiệm của 1 doanh nhân".
Đáng chú ý doanh nhân Nguyễn Thị Hồng đã và đang gieo vào lòng các con của mình tình yêu thương con người, tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, đồng hành cùng an sinh xã hội.

Chị Ninh Thị Hà Phương, Công ty TNHH Nước sạch Lam Sơn, Sao Vàng, huyện Thọ xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để tiếp nối theo hành trình bố mẹ đã xây dựng nhiều năm, tôi đã quan sát bố mẹ làm từ thiện từ bé. Khi lớn lên, từ cấp 3 và đại học tôi đã tham gia hoạt động từ thiện cùng bố mẹ… Gia đình, doanh nghiệp chúng tôi mong muốn chia sẻ cùng nhiều người có hoàn cảnh khó khăn…".
Không chỉ chèo lái doanh nghiệp ngày càng phát triển, những năm qua, doanh nhân Nguyễn Thị Hồng cùng với đội ngũ doanh nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã luôn tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Qua đó, tạo thêm nguồn lực để tỉnh Thanh Hóa thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thanh Hoá đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP
Sau gần 7 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá, công nhận 631 sản phẩm. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, sản phẩm OCOP Thanh Hóa đã tiếp cận thành công nhiều thị trường nước ngoài.

Thúc đẩy tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục có các chỉ đạo về điều hành ổn định lãi suất, tăng trưởng tín dụng. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh vẫn gặp những khó khăn, thách thức, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các giải pháp khơi thông dòng chảy tín dụng, sẵn sàng đưa nguồn vốn vào khu vực sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nhân rộng mô hình thâm canh, nâng cao hiệu quả trồng sắn nguyên liệu
Niên vụ 2024-2025, nông dân tỉnh Thanh Hóa trồng hơn 14 nghìn ha sắn nguyên liệu, năng suất bình quân đạt 17 tấn 1 ha, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Theo ngành nông nghiệp, để nâng cao năng suất hiệu quả trồng sắn, cần phải nhân rộng mô hình thâm canh tăng năng suất.

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp. Xu hướng này trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, khi ngành rau quả Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt cả năm.

Kỳ vọng phát triển ngành tôm trong năm 2025
Năm 2025, ngành tôm tiếp tục được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến môi trường, chi phí sản xuất và yêu cầu bền vững từ thị trường quốc tế.

Tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Giá vé máy bay dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng
Giá vé máy bay trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đã tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng so với ngày thường. Do vậy, nhiều người dân đã chuyển hướng di chuyển bằng ô tô, tàu lửa và đặt tour theo nhóm để tiết kiệm chi phí.

Dự báo mới nhất về lãi suất, giá USD tại Việt Nam
Nhiều tổ chức tài chính quốc tế dự báo giá USD sẽ chạm mốc 26.000 đồng, lãi suất duy trì mức thấp trong ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Năm 2025: xuất khẩu tôm có thể đạt 4,3 - 4,5 tỷ USD
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2025 cả nước sẽ tăng lên 750.000 ha, sản lượng ước đạt 1,29 triệu tấn. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) dự báo năm 2025, xuất khẩu tôm có thể đạt 4,3 - 4,5 tỷ USD, tăng 10 - 15% so với năm 2024, nhờ sự phục hồi của thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và nhu cầu gia tăng đối với sản phẩm chế biến sâu.

Kích cầu tiêu dùng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Cùng với đầu tư và xuất khẩu, tiêu dùng là một trong ba động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Kích thích tiêu dùng sẽ góp phần hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong năm 2025. Do đó, tỉnh Thanh Hoá đang tập trung nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt trên 209 nghìn tỷ đồng trong năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.