Doanh nghiệp hướng tới sản phẩm hữu cơ
Hiện nay, thị trường các sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng đang ngày càng phát triển. Người tiêu dùng dần chuyển đổi thói quen sử dụng thực phẩm có nguồn gốc gần với tự nhiên nhất, đảm bảo tốt cho sức khỏe và lối sống lành mạnh. Để đáp ứng xu thế tiêu dùng này, tham gia sản xuất nông sản hữu cơ (organic) chính là hướng đi bền vững, lâu dài cho các doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, sản xuất kinh doanh các sản phẩm hữu cơ đã và đang được nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hướng tới.
Trong thời gian ở nhà nghỉ sinh, gắn với công việc của một người nội trợ đã khiến chị Bùi Thị Bích Ngọc (phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa) bị dị ứng với các loại hoá chất tẩy rửa mà chị sử dụng hàng ngày. Xuất phát từ thực tế đó, với trăn trở và niềm đam mê, chị Ngọc đã nghiên cứu thành công và cho ra đời sản các sản phẩm chất tẩy rửa làm từ vỏ trái cây lên men tự nhiên. Năm 2019, chị đã cho ra đời 3 sản phẩm hữu cơ đầu tiên là: nước rửa chén, lau sàn và nước rửa tay. Các sản phẩm này đã nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng và được công nhận là sản phẩm OCOP chỉ sau 1 năm đi vào hoạt động. Đến nay, công ty FUWA BIOTECH đã đưa ra thị trường hơn 10 mã sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chính là vỏ dứa. Các sản phẩm thương hiệu Fuwa3e đã được Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh công nhận tỷ lệ diệt khuẩn đạt 98%, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Với những ưu điểm vượt trội vì sự an toàn sức khoẻ cộng đồng, Fuwa3e – sản phẩm Ocop của tỉnh Thanh Hoá đã được đưa vào hệ thống siêu thị AEONMALL của Nhật Bản và một số siêu thị khác tại thị trường phía Nam. Ngoài ra, các phẩm này đã lên sàn thương mại điện tử Amazon của Mỹ và xuất khẩu sang các nước Mỹ, Trung Quốc, Malaisia.
Chị Bùi Thị Bích Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ sinh học FUWA BIOTECH, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ban đầu tôi chỉ nghĩ đơn giản là mong muốn những người bị viêm da như mình sẽ được sử dụng những sản phẩm tốt. Chính vì chất lượng sản phẩm mà FUWA đã lan toả được đến những cộng đồng tiêu dùng, thậm chí sang thị trường nước ngoài".
Được thành lập từ năm 2016, công ty TNHH thương mại Dịch vụ Hồng Hoa Organic Care hiện đang sản xuất các sản phẩm thuần chay, dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên, như: tinh nghệ nguyên chất, mầm đậu nành nguyên xơ, bột ăn dặm trẻ em, sữa hạt dành cho phụ nữ sau sinh, sữa hạt dinh dưỡng, cho người tiểu đường, phụ nữ mang thai, ngũ cốc bổ sung Canxi... Các sản phẩm của Hồng Hoa Organic Care đều có nguồn gốc từ nông sản hữu cơ, an toàn cho sức khỏe.
Không chỉ đơn thuần tạo ra những sản phẩm tốt, Hồng Hoa Organic Care còn mong muốn lan tỏa tới tất cả mọi người ý thức chăm sóc sức khỏe để xây dựng một tương lai phát triển bền vững. Sau 8 năm đi vào hoạt động, đến nay, Hồng Hoa Organic Care đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ và đầu tư các trang thiết bị hiện đại vào sản xuất, tạo uy tín trên thị trường. Với những nỗ lực của mình, thương hiệu Hồng Hoa Organic đã được vinh danh là "Top 50 Thương hiệu nhãn hiệu nổi tiếng năm 2019", "Top 10 Thương hiệu Vàng 2022" và giải thưởng "Top 10 Thương hiệu mạnh ASEAN 2024" được tổ chức tại Singapore. Qua đó đã khẳng định vị thế sản phẩm Việt Nam trên thị trường ASEAN và là động lực để công ty tiếp tục phát triển, đưa sản phẩm hữu cơ vươn ra thế giới.
Anh Nguyễn Quốc Công, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH DVTM Hồng Hoa ORGANIC CARE, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Toàn bộ nguyên liệu đầu vào được chọn lọc kỹ càng. Quy trình sản xuất đảm bảo. Công ty đã đầu tư nhà máy đạt chuẩn iso2000, đây là một trong những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chúng tôi có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Mục tiêu năm 2024 - 2025 công ty sẽ có những đơn hàng xuất khẩu đi quốc tế".
Mô hình sản xuất rau, củ, quả theo hướng hữu cơ của Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ thương mại nông nghiệp công nghệ cao Thiên Trường 36 có diện tích 3,2 ha, trồng các loại rau, củ, quả cung cấp cho thị trường. Quy trình luôn tuân thủ nghiêm ngặt "6 không" (không phân bón hóa học, không thuốc trừ sâu hóa học, không kích thích sinh trưởng, không thuốc diệt cỏ, không giống biến đổi gien, không chất bảo quản). Để gia tăng hiệu quả của cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, công ty đã đầu tư nhà màng, nhà lưới để hạn chế tác động của thời tiết, côn trùng. Nhờ áp dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, mô hình hữu cơ của công ty đã cho năng suất, chất lượng tốt. Năm 2016, sản phẩm dưa vàng của đơn vị được công nhận đạt chuẩn VietGap; năm 2019 đạt tiêu chuẩn hữu cơ, năm 2020 đạt chuẩn Ocop 3 sao và được ký kết hợp đồng tiêu thụ ở các cửa hàng, siêu thị lớn trong và ngoài tỉnh.
Ông Nguyễn Xuân Thiên, Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ nông nghiệp CNC Thiên Trường 36, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trong quá trình làm chúng tôi thấy cây dưa này có thể làm cây chủ lực đối với doanh nghiệp, rộng ra mô hình tuyến huyện cũng như các tỉnh khác. Hiện tại 1000 m2 trừ chi phí 1 năm cho lãi 90 - 100 triệu đồng… chúng tôi đang làm đơn vị chủ lực sản xuất, các kênh tiêu thụ phối kết hợp với các đơn vị khác".
Ngày nay, các sản phẩm hữu cơ đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, bởi để đạt chứng nhận hữu cơ thì khâu sản xuất phải đáp ứng tiêu chuẩn của quy trình sản xuất khắt khe. Khi mà những vấn đề về thực phẩm bẩn, tồn dư kháng sinh cao dẫn đến các vấn đề về ngộ độc thực phẩm khiến người dân quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe cũng như chất lượng sống. Người tiêu dùng thích sử dụng các sản phẩm lành mạnh và được sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường. Nắm bắt được nhu cầu này, những năm qua trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn và đưa ra thị trường những sản phẩm hữu cơ đạt chất lượng tốt. Vẫn còn rất nhiều khó khăn đối với các sản phẩm hữu cơ như: quy trình sản xuất, tiếp cận thị trường, đầu ra sản phẩm... tuy nhiên đây đã và sẽ là hướng đi mang lại sự phát triển bền vững và từng bước khẳng định được thương hiệu, giá trị riêng của các doanh nghiệp, kiến tạo lối sống xanh, lành mạnh.
Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.
Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng
Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.
Hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ
Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực hợp tác, vận động viện trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhằm tăng cường, huy động mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Năm 2024 Thanh Hóa thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong năm 2024, toàn tỉnh đã thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 19 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký trên 12.960 tỉ đồng và 477,9 triệu USD, gấp 1,43 lần về số dự án và tăng 25,1% về vốn đăng ký so với năm 2023; có 9 dự án điều chỉnh tăng với số vốn 63,2 triệu USD; 01 dự án điều chỉnh giảm với số vốn 21,5 triệu USD.
Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2024 sơ bộ đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so năm trước, vượt hơn gấp đôi chỉ tiêu phấn đấu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 (+6%). Mặc dù nhập khẩu cũng tăng mạnh, nhưng xuất khẩu đã giúp cán cân thương mại duy trì mức thặng dư lớn 24,77 tỷ USD. Đây là năm thứ 9 liên tiếp cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt xuất siêu.
Tập trung gieo cấy, bảo vệ sản xuất vụ xuân 2025
Cùng với thu hoạch các cây màu vụ đông, hiện nay bà con nông dân tỉnh Thanh Hóa đang tập trung sản xuất vụ Chiêm xuân 2025. Hiện các địa phương đã gieo cấy trên 20% diện tích lúa xuân.
Thu tiền tỷ từ trồng hoa lan phục vụ Tết
Nắm bắt nhu cầu về hoa lan dịp Tết, sau hai năm trồng thử nghiệm, Tết Ất Tỵ này, ông Nguyễn Xuân Thiên, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến đã phát triển thành công vườn hoa lan hồ điệp quy mô lớn, mang lại giá trị thu nhập cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.