Doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh trên thị trường
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phục vụ người tiêu dùng được tốt hơn, tạo sự cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Với khát vọng và quyết tâm xây dựng thương hiệu nem chua Thanh Hóa chất lượng cao, năm 2023, Công ty Cổ phần phát triển Lam Kinh đã cho ra mắt thương hiệu Nem Vị Thanh với tiêu chí "Sạch- Đẹp- Chất". Theo đó, công ty đã đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất như: máy xay thịt, máy trộn thịt, máy đùn thịt, máy hút chân không, hệ thống tủ làm mát… Để có những chiếc nem chua ngon, đậm đà hương vị quê hương, doanh nghiệp đã thực hiện quy trình sản xuất nghiệm ngặt, khắt khe kết hợp cùng đôi bàn tay khéo léo của những người thợ. Đáng chú ý, Nem Vị Thanh không sử dụng chất phụ gia, chất bản quản và được hút chân không sau khi đóng gói để đảm bảo vệ sinh và tăng thời gian sử dụng. Ngoài ra, Nem Vị Thanh còn có mã vạch thể hiện đầy đủ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ cũng như hướng dẫn sử dụng. Nhờ đó, Nem Vị Thanh đã trở thành sản phẩm văn hóa tiêu biểu của đất và người xứ Thanh.

Chị Phạm Thị Huế, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần phát triển Lam Kinh, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Chị Phạm Thị Huế, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần phát triển Lam Kinh, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi mong muốn xây dựng sản phẩm thương hiệu hơn, chất lượng hơn từ nguyên liệu đầu vào phải nguồn gốc rõ ràng, quy trình sản xuất đảm bảo, quy trình ra và vào là 1 cửa…Với phương châm "Không chỉ là ẩm thực nem còn là văn hóa, nem Vị Thanh" chúng tôi mong muốn đem nem Vị Thanh đến với khách hàng toàn quốc. Xây dựng thương hiệu có chất lượng tốt".

Sau hơn 1 năm phát triển, mỗi tháng, Công ty Cổ phần phát triển Lam Kinh cung cấp ra thị trường 5 vạn chiếc nem chua cùng hơn 1,2 ngàn nem nướng và nem thính. Hiện tại, doanh nghiệp hoạt động tương đối ổn định, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động với thu nhập trung bình là 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.
Bà Mai Thị Luyện, Công ty Cổ phần phát triển Lam Kinh, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Từ ngày đầu công ty thành lập, tôi đã đến đây làm việc. Môi trường làm việc rất tốt. Lương 1 tháng gần 6 triệu".
Nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, những năm gần đây, Công ty TNHH bánh ngọt Nam Hương, thành phố Thanh Hóa đã không ngừng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với bánh kem sinh nhật, bánh trung thu truyền thống, doanh nghiệp còn đưa ra thị trường nhiều dòng bánh khác nhau như: bánh bông lan, bánh su kem, bánh nhãn, bánh mút đa vị… Doanh nghiệp luôn tỉ mỉ trong khâu chọn nguyên liệu cũng như cách thức chế biến, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ đó, các loại bánh do Nam Hương sản xuất đều được nhiều người tiêu dùng ưa thích. Hiện tại, Tết Trung thu đang đến gần nên lượng bánh của công ty cung cấp ra thị trường ngày một nhiều. Nhờ nâng cao chất lượng sản phẩm nên doanh thu của công ty năm sau cao hơn năm trước.


Bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Giám đốc Công ty TNHH Bánh ngọt Nam Hương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Giám đốc Công ty TNHH Bánh ngọt Nam Hương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Tiệm bánh của chúng tôi luôn đề ra nguyên liệu đầu vào, hạn sử dụng rất là ngắn để đảm bảo hương vị cổ truyền xưa. Chất lượng đưa ra thị trường phải là người có tâm và tầm nhìn. Tâm tốt thì sản phẩm mới tốt. Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình, luôn giữ gìn và phát huy, làm ra nhiều sản phẩm tốt hơn để đảm bảo nhu cầu thị hiếu của khách hàng".
Chị Lê Thị Linh, Công ty TNHH Bánh ngọt Nam Hương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Tôi làm ở đây 2 năm, thu nhập 6 - 7 triệu, công việc cũng không áp lực lắm…".
Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương được biết đến là một trong những doanh nghiệp biêu biểu của Thanh Hóa trong việc sản xuất các sản phẩm hướng đến hữu cơ, có lợi cho sức khỏe của con người. Trên diện tích 5,5 ha tại Khu nông nghiệp công nghệ cao Queen Farm đã đưa vào trồng rau má bản địa và một số loại cây trồng khác như: tía tô, diếp cá, cần tây, bồ công anh… theo mô hình VietGap và hướng đến hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Cùng với đó, công ty đã đầu tư lắp đặt hệ thống dây chuyền sơ chế - chế biến, sấy lạnh các loại rau- củ- quả theo công nghệ Nhật Bản tự động và khép kín. Nhờ đầu tư bài bản về công nghệ và chủ động về vùng nguyên liệu nên tất cả sản phẩm của Queen Farm đều được khách hàng, người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao; đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn của những thị trường khó tình như: EU… Nhờ hoạt động hiệu quả nên doanh thu năm 2023 của doanh nghiệp đạt trên 16 tỷ đồng; tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động địa phương với mức thu nhập trung bình từ 8 -15 triệu đồng/người/tháng.


Ông Trần Văn Tân, Giám đốc công ty Cổ phần & Thương mại Phong Cách Mới, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay, sản phẩm công ty chúng tôi đưa ra thị trường là các cây dược liệu. Đưa công nghệ để những sản phẩm làm ra an toàn, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, giữ nguyên màu sắc, hương vị, dược phẩm của rau".
Có thể nói, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta mở cửa hội nhập với thế giới, các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp trên địa bản tỉnh nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ góp phần tạo uy tín của doanh nghiệp; giữ và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Từ đó, tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Đảng bộ Công ty Điện lực Thanh Hoá: Dấu ấn nhiệm kỳ 2020 - 2025
2020 - 2025 là một nhiệm kỳ đầy biến động và đặt ra nhiều thách thức đối với ngành điện nói chung, Công ty điện lực Thanh Hóa nói riêng. Song, Đảng bộ Công ty Điện lực Thanh Hoá đã đưa ra quyết tâm chính trị cao, lãnh đạo công ty vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, luôn vinh dự đứng trong hàng ngũ những doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa và trong nhóm các đơn vị xuất sắc dẫn đầu trong Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán
Theo Nghị định 117 của Chính phủ, từ 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ khấu trừ, nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân thay cho người bán trên sàn, bao gồm người bán trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên
Trên 96 nghìn tỷ đồng là dư nợ tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy những nỗ lực của ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện tốt.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường
6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp gỗ đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh hơn 20%. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu lớn và yêu cầu truy xuất nguồn gốc hợp pháp. Đặc biệt, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm nay.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 - 1/7
Cục Thuế vừa thông báo sẽ tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 đến 1/7/2025 để phục vụ việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.

Quý I/2025, người dân gửi thêm vào ngân hàng hơn 400.000 tỷ đồng
Theo Ngân hàng Nhà nước, tổng tiền gửi đến cuối quý I đã xấp xỉ 15 triệu tỷ đồng, trong đó, huy động từ dân cư tiếp tục tăng mạnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.