Các doanh nghiệp Thanh Hóa nỗ lực chuyển đổi số
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp cần bắt nhịp để hội nhập và phát triển. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế đang thích ứng với trạng thái bình thường mới, chuyển đổi số đã trở thành “chìa khóa” giúp doanh nghiệp phục hồi, tăng sức cạnh tranh và bứt phá. Tại Thanh Hóa, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng và đang từng bước nỗ lực thực hiện chuyển đổi số, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, có cài đặt ứng dụng gọi xe của Mai Linh, khách hàng có thể dễ dàng đặt xe taxi nhanh chóng và thuận tiện. Cùng với đó, thông tin lái xe, giờ đón được thông báo đến trung tâm điều hành và khách hàng ngay lập tức. Việc triển khai app gọi xe công nghệ là một trong những bước tiến của Mai Linh Thanh Hóa trong thực hiện chuyển đổi số. Cùng với đó, đơn vị cũng đang từng bước ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, mang đến những tiện ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp.
Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã đẩy mạnh việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến nay, công ty đã xây dựng được hệ thống lưới điện thông minh, đưa vào vận hành các trạm biến áp không người trực; lắp đặt công tơ điện tử và sử dụng các phần mềm ứng dụng để quản lý vận hành khai thác dữ liệu từ xa. Thực hiện số hóa toàn bộ dữ khách hàng sử dụng điện; cung cấp hầu hết các dịch vụ điện theo phương thức giao dịch điện tử và thực hiện thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt với tỷ lệ gần 90% khách hàng sử dụng dịch vụ này… Qua đó, giúp đơn vị tiết kiệm chi phí nhân lực, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Ông Hoàng Hải - Phó Giám đốc công ty Điện lực Thanh Hóa
Ông Hoàng Hải, Phó Giám đốc công ty Điện lực Thanh Hóa cho biết, công ty xác định để chuyển đổi số thành công giải pháp tiên quyết trước hết là cần phải chuyển đổi về nhận thức, tư duy của từng cán bộ nhân viên, tiếp đến là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; tích hợp công nghệ kỹ thuật số và mô hình quản trị phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, đổi mới sáng tạo, tối ưu hóa chi phí, nâng cao trải nghiệm và mức độ hài lòng khách hàng.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được định nghĩa là việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tại Thanh Hóa, các doanh nghiệp đã từng bước chuyển đổi số như: số hóa quy trình quản trị, vận hành doanh nghiệp, sử dụng các phần mềm quản lý nhân sự từ xa, quản lý chứng từ, kho hàng; chuyển đổi số bán hàng và marketing thương mại điện tử; ứng dụng thanh toán điện tử; hóa đơn điện tử, chữ ký số; đầu tư máy móc, dây chuyền tự động hóa vào sản xuất... Chỉ tính riêng VNPT Thanh Hóa hiện đang cung cấp các giải pháp chuyển đổi số cho khoảng 6.500 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ nhu cầu thực tế, việc chuyển đổi số đã được nhiều doanh nghiệp Thanh Hóa quan tâm, coi đây là giải pháp tối ưu hoá chi phí vận hành, nhân sự, tăng hiệu suất kinh doanh và sản xuất, mở rộng thị trường, khách hàng.

Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025, có 50% trở lên số doanh nghiệp trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế thực hiện chuyển đổi số. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi số. Trong đó, trọng tâm là thu hút các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông đầu tư vào tỉnh để dẫn dắt chuyển đổi số. Bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp thuê, mua phần mềm ứng dụng công nghệ; đổi mới dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để việc chuyển đổi số trong các doanh nghiệp được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, hướng tới mục tiêu phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Trao 5.000 con gà giống cho Tổ hợp tác chăn nuôi tổng hợp do phụ nữ tham gia quản lý
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức trao 2.000 con gà giống cho 20 thành viên Tổ hợp tác chăn nuôi tổng hợp do phụ nữ xã Cẩm Thành làm chủ, tham gia quản lý. Đây là đợt trao giống lần 2 hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế tập thể thể do phụ nữ tham gia quản lý.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho hơn 25.000 lao động
Từ đầu năm 2025 đến nay, Thanh Hoá đã tạo việc làm mới cho hơn 25.300 lao động, trong đó có hơn 3.800 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bằng 52 % kế hoạch.

Tỷ lệ che phủ rừng của Thanh Hóa ước hết năm 2025 đạt 54%
Sau 5 năm thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững (2021 - 2025), tỷ lệ che phủ rừng của Thanh Hóa ước hết năm 2025 đạt 54%; trồng mới gần 60.000 ha rừng các loại; hơn 27.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý bền vững.

Dự báo Việt Nam sẽ là nước xuất khẩu và nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, Việt Nam sẽ trở thành nước giữ vị trí thứ hai toàn cầu về cả xuất khẩu và nhập khẩu gạo trong hai năm liên tiếp 2025 và 2026.

Ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh
Agribank Thanh Hoá đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi cho khu vực sản xuất kinh doanh như: chương trình cho vay khách hàng cá nhân với lãi suất chỉ từ 4,5%/năm.

Quốc hội họp về phát triển kinh tế tư nhân, quyết toán ngân sách nhà nước
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng nay (16/5), Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Nội dung này đã được Quốc hội thảo luận tại tổ trong phiên họp chiều qua .

Nhu cầu vay vốn phục hồi, tăng trưởng tín dụng sớm bứt phá
Nhiều ngân hàng đã ghi nhận sự bứt phá ấn tượng về tăng trưởng tín dụng trong 4 tháng đầu năm. Đặc biệt, nhu cầu vay vốn của nhóm khách hàng cá nhân, nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phục hồi rõ rệt.

Vốn tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại huyện Thạch Thành
Trong những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vay vốn phát triển kinh tế. Qua đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Sau khi được công nhận đạt chuẩn, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đầu tư máy móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó đã nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu
Những năm qua, Hội Nông dân huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ bà con nông dân trong huyện phát triển kinh tế, nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.