Doanh nghiệp Thanh Hóa thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Biến động kinh tế toàn cầu và những khó khăn từ nội tại đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp. Trong khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang duy trì và thúc đẩy sản xuất, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Công ty TNHH Miza Nghi Sơn là đơn vị chuyên sản xuất giấy sóng và giấy mặt, nguyên liệu chính trong sản xuất bìa cát tông. 4 tháng đầu năm, công ty đã sản xuất và tiêu thụ được 46.000 tấn sản phẩm, đạt khoảng 27% kế hoạch năm.
Vượt qua những khó khăn do biến động thị trường, đơn vị đã tập trung nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất ổn định, giữ vững chất lượng sản phẩm, phát triển đối tác khách hàng. Ngoài thị trường nội địa là chủ lực, đơn vị đang từng bước khai thác thêm các thị trường xuất khẩu với mục tiêu sản lượng năm nay dự kiến tăng 20 đến 25% so với năm trước.

Ông Hà Thọ Bảo, Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH MIZA Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đối với quý 2 chúng tôi đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn so với quý 1. Chính vì thế ngày từ cuối quý 1 đã có bước chuẩn bị để đảm bảo sản xuất, trong đó có việc chuẩn bị nguyên vật liệu, nhân sự, máy móc thiết bị đảm bảo sản xuất liên tục không bị trì hoãn. Chúng tôi cũng có điều chỉnh về thị trường và cơ cấu khách hàng, hiện cơ cấu 30% xuất khẩu, 70% nội địa nhưng đã điều chỉnh tăng nội địa khoảng 80%".
Để chiếm lĩnh thị phần tại thị trường Thanh Hóa và từng bước chinh phục, mở rộng thị trường ra các tỉnh thành khác, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư trang thiết bị công nghệ, thiết kế mẫu mã đa dạng và làm mới sản phẩm theo thị hiếu, nhu cầu thị trường. Đồng thời, chú trọng nâng cao năng lực quản trị, xây dựng chính sách bán hàng hợp lý,thường xuyên có đánh giá, phân tích thị trường,đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và linh hoạt các phương thức bán hàng nhằm nâng cao doanh số, nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Ông Lê Hùng Mạnh, Giám đốc Công ty TNHH Liên doanh phân bón Hữu Nghị, tỉnh Thanh Hóa cho biết: doanh nghiệp thời gian qua chuẩn bị nguồn vốn, điều kiện sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường; ngay hiện tại công ty gần như sản xuất liên tục. Bà Vũ Thị Ngọc Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị giáo dục Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết: "Chúng tôi đưa ra giải pháp tiếp tục đầu tư máy móc công nghệ hiện đại, nâng cao tay nghề người lao động đưa sản phẩm tốt hơn, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào tất cả hoạt động để giảm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh phát triển thị trường, chăm sóc khách hàng truyền thống, hợp tác với đối tác khách lớn có hướng phát triển tốt".

Tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 42.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, trong đó có trên 21.300 doanh nghiệp đang hoạt động. 4 tháng đầu năm nay, đa số các sản phẩm hàng hóa chủ yếu của tỉnh đều tăng so với cùng kỳ; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4 tăng trên 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 4 tháng, chỉ số IIP duy trì mức tăng trưởng 2 con số, phản ánh sự phục hồi và phát triển ổn định của ngành sản xuất công nghiệp địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều thuận lợi và khó khăn thách thức đan xen, ngành Công thương khuyến nghị các doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt xây dựng kế hoach sản xuất, theo dõi sát diễn biến thị trường, để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.

Thanh Hoá: Xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Thanh Hóa: Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I tăng 11,8%
Quý 1 năm 2025, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng trên 39.700 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 11,8% so với cùng kỳ.

Kinh tế tư nhân đóng góp gần 59% GRDP của Thanh Hóa
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa có trên 21.000 doanh nghiệp và hơn 155.000 hộ kinh doanh đang hoạt động. Khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 59% tổng sản phẩm của tỉnh.

Các cơ sở sản xuất, di ương hơn 1,8 tỷ con giống thủy sản
Từ đầu năm đến cuối tháng 4 năm 2025, các cơ sở giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sản xuất và di ương hơn 1,8 tỷ con giống, cung cấp cho vụ xuân hè 2025.

Thanh Hóa: Doanh nghiệp thành lập mới tăng 36,7% so với cùng kỳ
Theo báo cáo của Sở Tài chính, lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn Thanh Hóa có 1.019 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 36,7% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 toàn quốc và dẫn đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.

Thanh Hoá đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Đến ngày 16/4, giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 của tỉnh Thanh Hoá đạt 2.895 tỉ đồng, bằng 20,4% kế hoạch, cao hơn bình quân chung cả nước.

Agribank nâng quy mô gói tín dụng, đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Năm 2025, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về mở rộng và điều chỉnh quy mô Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản lên tối đa 100.000 tỷ đồng, Agribank tiếp tục đăng ký nâng quy mô tham gia chương trình lên đến 20.000 tỷ đồng, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cho nông dân phát triển sản xuất.

Đại hội Đảng bộ Tập đoàn xây dựng Miền Trung nhiệm kỳ 2025 - 2030
Chiều ngày 29/4, Đảng bộ Tập đoàn xây dựng Miền Trung đã tổ chức đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Thép VAS, Thép xanh Việt Nam chinh phục thị trường UK
Sau khi chinh phục thành công các thi trường khó tính như: Úc, Nhật Bản, Mỹ, sản phẩm Thép xanh của Tập Đoàn VAS Nghi Sơn đã xuất khẩu thành công sang Anh Quốc - thị trường nổi tiếng với các tiêu chuẩn khắt khe. Với chứng nhận UK CARES, VAS không chỉ khẳng định chất lượng vượt trội và cam kết bền vững, mà còn ghi dấu ấn tự hào của ngành thép Việt Nam trên bản đồ quốc tế

Công nghiệp năng lượng: Động lực tăng trưởng mới cho Thanh Hóa
Thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa xác định công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế trụ cột, động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.