Doanh nghiệp Thanh Hoá tìm cơ hội trong khó khăn thách thức
(TTV) - Năm 2020 là một năm đầy khó khăn, thách thức của cộng đồng doanh nghiệp, với sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID – 19 tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nhìn lại 1 năm đang gần qua, có thể khẳng định: khó khăn chính là liều thuốc thử để đo "sức khỏe" và sự linh hoạt, sáng tạo của mỗi doanh nghiệp. Thực tế, bên cạnh những doanh nghiệp phải phá sản, ngừng hoạt động, sụt giảm doanh thu do gặp khó khăn về nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm, thì cũng có không ít doanh nghiệp đã biến nguy thành cơ, chủ động tìm hướng đi phù hợp để đứng vững và tiếp tục phát triển trong bối cảnh dịch bệnh rất phức tạp.
Với chuỗi sản xuất gồm 9 nhà máy may xuất khẩu, đầu năm 2020, Tổng công ty Tiên Sơn Thanh Hoá đã từng rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào và không tiêu thụ được sản phẩm đầu ra, do hoạt động xuất nhập khẩu bị ngừng trệ vì đại dịch Covid - 19. Trước tình hình đó, Tổng công ty Tiên Sơn đã phải thực hiện cơ cấu lại sản xuất của các nhà máy để phù hợp với tình hình dịch bệnh.
![]() |
Trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa do không đủ sức kháng lại dịch bệnh, nhưng cũng nhiều doanh nghiệp đã vượt qua được thử thách, do quyết đoán trong hướng đi riêng để cứu chính mình và đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động, đó là cơ cấu lại sản xuất, định vị lại thị trường, đồng thời chuyển hình thức kinh doanh phù hợp với bối cảnh dịch bệnh.
![]() |
Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng trên 17.000 doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp trên 65% GRDP và khoảng 70% tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Việc các doanh nghiệp nỗ lực, sáng tạo, vượt qua khó khăn thách thức, nhanh chóng phục hồi hoạt động sau khi dịch bệnh được kiềm chế, đã đóng góp rất lớn vào kết quả tăng trưởng GRDP 6,08% năm 2020 của tỉnh. Trong hành trình “vượt khó” của doanh nghiệp, sự quan tâm hỗ trợ kịp thời Chính phủ, sự động viên, chia khó của cấp uỷ, chính quyền và sự đồng hành của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, chính là liều thuốc “trợ lực” để doanh nghiệp Thanh Hoá đứng vững và vươn lên.
Minh Tuyết – Đức Tình
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thanh Hoá: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Khan hiếm nguồn cung đá vật liệu xây dựng thông thường
Báo cáo của Hiệp hội Đá Thanh Hoá cho biết: trong quý I/2025, nhu cầu đá vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh tăng đột biến, gấp khoảng ba lần so với cùng kỳ. Điều này đã dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn cung.

4 tháng đầu năm, Thanh Hoá thu ngân sách ước đạt trên 16.300 tỷ đồng
4 tháng đầu năm 2025, tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hoá ước đạt trên 16.300 tỷ đồng, bằng 35,8% dự toán.

Triển vọng hợp tác giữa Thanh Hoá và Đức trong đào tạo nghề, nâng cao nguồn nhân lực
Trong những năm gần đây, đào tạo nghề là một trong những trọng tâm đổi mới ở Việt Nam, nhằm cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Tại Thanh Hoá, để thực hiện mục tiêu này, tỉnh đã đẩy mạnh hợp tác đào tạo nghề với đối tác quốc tế, trong đó có Đức.

Chủ động kế hoạch đi lại dịp cao điểm 30/4 - 1/5 qua đường hàng không
Nhằm đảm bảo trải nghiệm bay thuận lợi cho hành khách trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO khuyến nghị hành khách chủ động sắp xếp thời gian, thực hiện các thủ tục trước chuyến bay và tuân thủ đầy đủ các quy định an ninh, an toàn hàng không.

Dệt may đa dạng hoá thị trường và mặt hàng để ổn định xuất khẩu
Thị trường Mỹ hiện chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Do đó, khi Mỹ điều chỉnh tăng thuế quan mới sẽ tạo ra những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp dệt may. Trong bối cảnh này, việc chủ động đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi xanh, mở rộng thị trường mới đang là những bước đi phù hợp giúp các doanh nghiệp dệt may ở Thanh Hoá ổn định sản xuất và xuất khẩu.

Đảm bảo các quy định khi xuất khẩu vào thị trường EU
Thị trường EU đòi hỏi ngày càng cao và khắt khe hơn đối với các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này. Đặc biệt là đối với các mặt hàng nông, thủy sản, sản phẩm công nghiệp. Đây cũng là sức ép đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thấp hơn quy định
Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất huy động cũng như cho vay của các ngân hàng đã giảm hơn so với thời gian trước đây. Đặc biệt là lãi suất cho vay ngắn hạn đã giảm xuống thấp hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thanh Hóa hỗ trợ tích tụ 5.000 ha đất sản xuất lúa quy mô lớn
Thực hiện Nghị quyết số 192 ngày 16/10/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ 25 tỷ đồng thuê đất để tích tụ, tập trung đất đai sản xuất lúa quy mô lớn, theo chuỗi giá trị, áp dụng quy trình VietGap với tổng diện tích hỗ trợ 5.000 ha.

Chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGap
Nhiều hộ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng kỹ thuật mới, hiện đại vào chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGap, nhằm thúc đẩy quy trình sản xuất sạch và bền vững. Nhờ đó,giảm dịch bệnh, tiết kiệm chi phí đầu tư và cho lợi nhuận cao hơn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.