Doanh nghiệp tư nhân thua lỗ vì gặp quá nhiều rào cản?
Doanh nghiệp tư nhân vẫn gặp khó khăn hơn nhiều so với doanh nghiệp nhà nước khi tiếp cận về đất đai, tín dụng…
Doanh nghiệp tư nhân “đói” vốn và đất đai
Báo cáo Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân mới công bố cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ tăng cao liên tục từ năm 2012, và hiện nay lên đến hơn 48% tổng số doanh nghiệp. Trong 3 nhóm doanh nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tỷ lệ thua lỗ cao hơn hẳn so với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).
Theo đánh giá của PGS. TS. Tô Trung Thành (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), một trong những bất lợi trong kinh doanh mà khu vực DNTN đang phải đối mặt là khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng. Có tới 58% doanh nghiệp tham gia khảo sát của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết đã từng nộp đơn xin vay vốn ngân hàng. Có 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ nộp đơn vay vốn, trong đó DNTN có tỷ lệ nộp đơn vay vốn là 68%.
Có sự phân biệt đối xử khác nhau giữa các DN nhỏ và vừa và các DN lớn, giữa các loại hình doanh nghiệp sở hữu tư nhân và sở hữu Nhà nước khi tiếp cận nguồn lực. Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế Quốc dân cho thấy, xác suất hồ sơ xin vay vốn được chấp nhận giải ngân sẽ bị giảm khoảng 23,7 đến 26 điểm phần trăm nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ thuộc DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, sẽ tăng khoảng từ 2,3 đến 2,8 điểm phần trăm nếu đó là DN thuộc sở hữu Nhà nước.
Bên cạnh đó, báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2017 mà VCCI vừa công bố cũng cho thấy, quy mô vốn và lao động trung bình của các DNTN nhỏ đi đáng kể.
Vai trò tạo việc làm của khu vực tư nhân cũng chủ yếu là thông qua các doanh nghiệp thành lập mới, với quy mô lao động ở mức thấp lịch sử, chỉ 17 lao động bình quân mỗi doanh nghiệp.
Theo số liệu điều tra PCI năm nay, chỉ có 11% doanh nghiệp tư nhân Việt Nam xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người mua hàng quốc tế và 14% bán cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Những con số này cho thấy khu vực tư nhân đang chủ yếu sản xuất cho thị trường trong nước.
Cần cơ chế nhất quán, minh bạch
Ông Nguyễn Văn Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ CNC (CNC Tech) nhận định, hầu hết các DNTN không có khả năng tiếp cận với ưu đãi về đất đai, trong khi khu vực FDI được ưu tiên nhiều hơn. Chính vì không nhận được ưu đãi về đất đai mà các DNTN này cũng khó tiếp cận vốn tín dụng.
“Nhiều DNTN phải thuê đất đai, nhà xưởng nên tài sản không được ghi nhận, không có tài sản đảm bảo nên không dùng để thế chấp được khi vay vốn ngân hàng,” ông Hùng phân tích.
Theo ông Hùng, nhà nước nên có ưu đãi theo ngành nghề và có cơ chế chính sách nhất quán, minh bạch để tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho doanh nghiệp, đặc biệt là DNTN vốn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh với quy mô còn hạn chế.
Phát biểu tại Hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ mới”, do VCCI tổ chức mới đây, PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn, Trường Đại học kinh tế (ĐHQGHN) cho rằng, các rào cản liên quan đến môi trường đầu tư và kinh doanh phải nhắc đến là thủ tục hành chính, chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận thông tin và các nguồn lực về vốn, đất đai...
Theo ông Sơn, vấn đề quan trọng nữa là đội ngũ quản lý trong các DNTN còn hạn chế, nhiều trường hợp chỉ tốt nghiệp trung học, bắt đầu sự nghiệp kinh doanh từ hộ gia đình.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Thủ tướng cũng đã yêu cầu làm rõ nguyên nhân số doanh nghiệp thành lập mới tăng chậm lại, số lượng doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn còn cao.
Thủ tướng lưu ý: Cần phân tích, làm rõ nguyên nhân, đề ra các giải pháp để tiếp tục thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, từ đó xem cần cải cách gì về cơ chế chính sách như thuế, phí, tín dụng, đất đai, môi trường kinh doanh để tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp.../.
Trần Ngọc/VOV.VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng
Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nhà đầu tư, trong thời gian qua, các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

Thị trường tài chính tiền tệ đảm bảo ổn định
Bộ Tài chính cho biết, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn song nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ổn định, các hoạt động kinh tế tiếp tục sôi động hơn; các tổ chức quốc tế vẫn dự báo Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trên thế giới và khu vực.

4 tháng năm 2025, nông lâm thủy sản xuất siêu gần 5,2 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt gần 16 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt gần 5,2 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2024.

4 tháng đầu năm, gần 90.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng trưởng tích cực
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của cả nước trong tháng 4 tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung cả 4 tháng, chỉ số này đã tăng 8,4% so với cùng kỳ. Những lĩnh vực tăng trưởng mạnh có thể kể đến như chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện và cung cấp nước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực
Trên 2 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, hoạt động xuất khẩu vẫn tăng trưởng tích cực cho thấy nỗ lực, sự linh hoạt trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việt Nam xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 vào Singapore
Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản vào Singapore đạt hơn 21 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Với con số ấn tượng này, Việt Nam hiện đứng trong top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất tại Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Nhiều diện tích nứa, vầu ở Quan Sơn bị khuy
Những cánh rừng nứa, vầu từ bao đời nay đã là là nguồn sống của các thế hệ người dân huyện Quan Sơn. Từ đầu năm 2024 đến nay, hiện tượng nứa, vầu ra hoa, kết hạt rồi chết khô hàng loạt hay còn gọi là “khuy” đồng nghĩa với hàng nghìn hộ gia đình đối diện với nguy cơ mất nguồn sống trong nhiều năm tới.

Mô hình liên kết trồng dưa kiếm Nhật đem lại hiệu quả kinh tế cao
Vụ Xuân năm nay, một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa cây dưa chuột giống Nhật vào trồng và đã mang lại kết quả bước đầu. Lợi nhuận của các mô hình đạt từ 80-100 triệu 1ha.

PMI tháng 4 chỉ đạt 45,6 điểm
Sáng 5/5/2025, S&P Global công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 4/2025. Trong đó có 3 điểm nhấn nổi bật: Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều giảm đáng kể; Tâm lý kinh doanh đạt mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021; Tốc độ tăng chi phí đầu vào chậm lại và giá cả đầu ra giảm
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.