Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới trong đầu tư sản xuất kinh doanh
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 32 doanh nghiệp khoa học công nghệ, đứng thứ ba cả nước về số lượng doanh nghiệp hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với việc phát triển về số lượng, nhiều doanh nghiệp đã xác định việc đầu tư đổi mới công nghệ và quy trình quản lý hiện đại, đưa ra thị trường những sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao trên thương trường.
Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng, xã Hà Long huyện Hà Trung là doanh nghiệp tiên phong đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài việc phát triển 2 giống lúa đặc trưng của địa phương là nếp hạt cau Tiên Sơn ở xã Hà Lĩnh và nếp cái hoa vàng Gia Miêu tiến vua ở xã Hà Long đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Công ty còn xây dựng nhà máy xay chế biến lúa gạo, liên kết sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi từ các dây chuyền hoàn toàn tự động và bán tự đông, từ khâu sấy lúa tươi, bảo quản, chế biến đến đóng gói thành phẩm. Được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, năm 2022 Nhà máy chế biến lúa gạo có diện tích 7.700 m2 giai đoạn 1, với vốn đầu tư 20 tỷ đồng được khánh thành và đưa vào hoạt động. Nhà máy có dây chuyền xay xát hiện đại RS25P, với tổng công suất gần 10.000 tấn/năm và hiện nay công suất giai đoạn 1 đạt 5 tấn/giờ. Đặc biệt, công ty liên kết với các tổ chức, nhà khoa học để bảo tồn, phục tráng các loại giống lúa quý vào liên kết sản xuất như lúa Nếp cái hoa vàng Gia Miêu Tiến Vua Hà Long, lúa Nếp hạt cau Tiên Sơn Hà Lĩnh và các giống lúa thuần khác như ST24, ST25, Bắc thơm... đạt tiêu chuẩn VietGAP. Cùng với đó, công ty đã chuyển giao khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh khuyến khích người dân thực hiện cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và bao tiêu sản phẩm cho người dân, giúp người dân yên tâm sản xuất. Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nên sản lượng đã cao gấp 3 - 4 lần so với trước kia.
Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta huyện Hoằng Hóa cũng là doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Để có thể đứng vững trên thị trường quốc tế, trong thời gian qua, công ty không chỉ chú trọng về nguồn nhân lực và tài chính mà còn dành nguồn lực riêng cho công tác nghiên cứu, đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị hiện đại trong sản xuất như: máy dập cắt tự động, hệ thống bơm khí lưu hơi… Đặc biệt, từ dây chuyền sản xuất bóng đá bằng da bò thật, năm 2012 công ty đã nghiên cứu chuyển đổi sang vật liệu bằng da nhân tạo. Do đó sản phẩm của công ty nhanh chóng được chấp nhận tại 26 nước như Mỹ, Nhật, Pháp, Anh Đức…. Hiện nay, công ty đã có các phòng cải tiến công nghệ với mỗi ngành nghề đều có đội ngũ chuyên sâu phân tích và đưa ra các giải pháp kĩ thuật mới. Mỗi năm công ty có trên 10 sáng kiến của cán bộ, công nhân viên được áp dụng thành công tới 80%, trong đó nhiều sáng kiến được công ty nghiên cứu đổi mới để áp dụng vào quy trình sản xuất. Sản phẩm của công ty liên tục được nhận các giải thưởng, Sở Khoa học và Công nghệ chứng nhận là Doanh nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh Thanh Hóa.
Đến nay, huyện Hoằng Hóa có khoảng 1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và đã xây dựng được thương hiệu, uy tín không chỉ ở trong nước mà còn vươn tầm Quốc tế như: Công ty TNHH Quyết Chiến sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ phục vụ các công trình xây dựng, công ty đã đầu tư máy móc hiện đại như máy cắt tia nước công nghệ cao, tạo hình thù hoa văn trên đá. Sản phẩm của công ty rất đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau, mẫu mã đẹp, không chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước mà còn có mặt ở các nước Lào và Camphuchia, Công ty đã tạo việc làm thu nhập ổn định cho hàng chục lao động với mức lương từ 8 triệu đến 15 triệu đồng/người/tháng.
Hiện nay, các doanh nghiệp Khoa học và công nghệ của tỉnh hoạt động trên nhiều lĩnh vực: sản xuất công - nông nghiệp, thiết bị - vật tư y tế, thương mại dịch vụ, công nghệ thông tin.... Đây là những đơn vị tiên phong trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào quản lý vận hành; tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao; dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Hoạt động của các doanh nghiệp luôn thể hiện rõ tinh thần năng động, sáng tạo, biết tận dụng tối đa các cơ hội để mở rộng sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh liên kết các doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tiên Sơn, Chủ tịch Hiệp hội dệt may tỉnh Thanh Hóa
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có ít nhất 50 doanh nghiệp khoa học công nghệ. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã có những cơ chế, chính sách, nguồn lực và hành lang thông thoáng cho hoạt động phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Đây chính là môi trường, điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp chủ động nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, hướng đến sự phát triển bền vững. Vì vậy, việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ là giải pháp hữu hiệu tiếp sức cho doanh nghiệp hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.