Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao
Thời gian qua, tình trạng giá cước vận tải biển tăng, ùn tắc tại một số cảng Châu Á và thiếu container rỗng đã tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trước tình trạng này, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã, đang thực hiện các giải pháp nhằm giữ vững và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Trung bình mỗi tháng, doanh nghiệp này xuất khẩu khoảng 50 container hàng thủy sản, chủ yếu sang thị trường châu Âu theo hình thức hợp đồng CIF, nghĩa là bên bán trả cước vận chuyển. Thế nhưng, việc giá cước vận tải biển tăng cao trong thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giao hàng cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Để thích ứng với tình hình trên, doanh nghiệp đã phải đàm phán với khách hàng để chia sẻ, hỗ trợ chi phí vận chuyển; đồng thời khai thác thêm các thị trường gần để tiết giảm chi phí.
Ông Lê Quý Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa cho biết: "Biến động về thị trường xuất khẩu là rất lớn đặc biệt là chi phí vận tải. Chiến tranh ở trung Đông, Biển Đỏ làm chi phí vận tải tăng lên 4-5 lần, hầu hết các doanh nghiệp có hàng xuất đi EU đều gặp khó khăn về hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, với tín hiệu khách chấp nhận điều chỉnh với mình, chia sẻ khó khăn, hy vọng cuối năm xuất khẩu tốt hơn".
Không chỉ tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu, việc tăng chi phí vận tải biển đang tác động làm tăng giá cả các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiết giảm các chi phí để giảm giá thành; linh hoạt sắp xếp lại kế hoạch nhập nguyên liệu, tìm kiếm thị trường gần hơn, là những giải pháp quan trọng được nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thực hiện.
Thanh Hóa có 7.000 ha cây màu liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hoá, 9 tháng năm 2024, các địa phương đã tích cực đẩy mạnh sản xuất cây màu giá trị kinh tế cao theo hướng liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm.
Thanh Hóa: Năng suất lúa mùa đạt 56 tạ/ha
Vụ mùa năm 2024, tỉnh Thanh Hóa gieo cấy 112.205 ha lúa, chủ yếu bằng các giống chủ lực như; KD 18, BC 15, TBR 225, Bắc thơm 7, Nếp cái hoa vàng. Ngành nông nghiệp và các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, bố trí khung lịch mùa vụ phù hợp, đảm bảo cơ cấu giống, chú trọng khâu chăm sóc, tăng cường chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh, đẩy mạnh đưa cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa.
Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất
Trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam nửa cuối tháng 8/2024, dầu thô là mặt hàng có mức giảm lớn nhất với 73% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 28 triệu USD.
Thúc đẩy doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử
Thời điểm này đang là một trong những thời điểm mang lại cơ hội tăng trưởng doanh số cho các doanh nghiệp Việt kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới, nếu doanh nghiệp nắm bắt được các xu hướng tiêu dùng của khách hàng toàn cầu.
Huy động vốn qua trái phiếu Chính phủ đạt gần 60% kế hoạch
Báo cáo từ Kho bạc Nhà nước cho thấy tính đến đầu tháng 9/2024, tổng khối lượng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ là trên 238.000 tỷ đồng, đạt 59,6% kế hoạch Bộ Tài chính giao.
Sản xuất xanh gia tăng cơ hội vào thị trường lớn
Những thị trường xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Thanh Hóa như: Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản,..đang ngày càng có yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chuẩn sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bền vững. Vì vậy, chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu, đặt ra nhiều cơ hội cũng như hàng loạt thách thức mới cho doanh nghiệp trong tỉnh.
Bão số 3 gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cho biết, bão số 3 đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước tại các địa phương bị ảnh hưởng và có thể làm giảm GDP cả nước năm 2024 khoảng 0,15%.
8 tháng năm 2024, Thanh Hóa sản xuất hơn 12,5 triệu tấn xi măng
Dù phải đối diện nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu thụ thấp, nguồn cung vượt cầu khiến cạnh tranh về giá bán ngày càng gay gắt, song với tinh thần chủ động, sáng tạo, các doanh nghiệp ngành xi măng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Gỡ "thẻ vàng" IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn
Dự kiến trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 đến Việt Nam kiểm tra việc khắc phục "thẻ vàng" về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Thanh Hóa phát triển được hơn 5.000 ha lúa nếp
Nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng lúa, những năm gần đây, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã xây dựng thành công nhiều mô hình trồng lúa nếp chất lượng cao, đặc biệt là khôi phục và phát triển các mô hình trồng lúa nếp đặc sản.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.