Thanh Hóa tạo điều kiện thuận lợi phát triển doanh nghiệp
Thời gian qua, đi đôi với thu hút đầu tư, thành lập mới doanh nghiệp, tỉnh Thanh Hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó, các doanh nghiệp đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân.
Nhằm thu hút doanh nghiệp vào đầu tư, xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân thực hiện phương châm "Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp", tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận đất đai, chính sách ưu đãi đầu tư. Đặc biệt tháng 8/2023, khi được chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh và sự giúp đỡ của UBND huyện Thường Xuân về thủ tục hành chính, mặt bằng, công ty Giày Thường Xuân quyết định xây dựng nhà máy sản xuất giày xuất khẩu trên diện tích 5 ha, với tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2024 công ty sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động, tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động tại địa phương. Đây cũng là một trong những dự án khi đi vào hoạt động sẽ giảm áp lực an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu giải quyết công ăn việc làm, chăm lo đời sống cho nhân dân.
Ông Nguyễn Thế Thắng, Chủ tịch UBND xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ngoài chính sách của tỉnh, huyện thì chúng tôi tạo điều kiện, thu hút các doanh nghiệp. Và mong muốn tỉnh tiếp tục giới thiệu để đầu tư vào".
Xác định công tác phát triển doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Thường Xuân đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện. Huyện tập trung rà soát quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch, định hướng vùng sản xuất hàng hóa. Hiện, trên địa bàn huyện có gần 30 dự án đầu tư kinh doanh đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, giao đất, tho thuê đất. Bên cạnh đó, huyện đã quy hoạch Cụm Công nghiệp thị trấn Thường Xuân và Cụm Công nghiệp Khe Hạ xã Luận Thành. Các cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất được hình thành, đi vào hoạt động, đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay huyện Thường Xuân có gần 150 doanh nghiệp đang hoạt động, góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động tại địa phương.
Ông Vi Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Bên cạnh hiệu quả về thu hút đầu tư, tôi cũng lựa chọn thu hút các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh ứng dụng khoa học kỹ thuật cao, nhằm giảm chi phí và giảm thiểu rủi ro tại nạn lao động cũng như tránh ảnh hưởng đến môi trường."
Triệu Sơn là một trong những địa phương luôn tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện. Cùng với đó, huyện đã vận dụng các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, ban hành nhiều chính sách khuyến khích các hộ kinh doanh, doanh nghiệp để phát triển sản xuất. 5 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn huyện thành lập mới hơn 40 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động ổn định trên địa bàn huyện lên hơn 550 doanh nghiệp, tạo việc làm cho trên 20.000 lao động. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư nhà xưởng, đổi mới dây chuyền thiết bị với công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng hàng hóa, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Điển hình như Công ty TNHH Giầy ADINA Việt Nam xã Thọ Dân; Công ty TNHH Ivory, xã Thọ Vực; Công ty TNHH May Sumec... Huyện Triệu Sơn phấn đấu đến năm 2025, tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện đạt gần 17.500 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 25.000 lao động.
Bà Nguyễn Thị Hoa, Quản lý Công ty xuất nhập khẩu vàng mã Đại Phát, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trong quá trình sản xuất, công ty luôn cập nhật mẫu mã mới để xuất khẩu sang Đài Loan, đầu tư máy móc hiện đại phù hợp để tạo thêm việc làm cho người lao động, đồng thời cũng được địa phương quan tâm".
Ông Lê Văn Tú, Phó chủ tịch UBND xã Thọ Vực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện tại xã có 20 doanh nghiệp đang hoạt động, đảm bảo cho nhiều lao động địa phương, địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện để người lao động có công việc ổn định, các doanh nghiệp cũng đã đầu tư máy móc phục vụ nhu cầu sản xuất".
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa giao chỉ tiêu cho huyện Thọ Xuân thành lập mới 150 doanh nghiệp. Để hoàn thành chỉ tiêu được giao, ngay từ đầu năm UBND huyện đã giao chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp cho các xã, thị trấn, các đoàn thể chính trị với quan điểm phát triển doanh nghiệp không chỉ về số lượng mà phải gắn với nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Nhờ đó 6 tháng năm 2024 huyện Thọ Xuân có gần 80 doanh nghiệp thành lập mới đạt kế hoạch đề ra. Đến thời điểm này, huyện Thọ Xuân có hơn 700 doanh nghiệp đang hoạt động ở tất cả các lĩnh vực, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 25.000 lao động trên địa bàn, với thu nhập dao động trung bình từ 5 - 8 triệu đồng/người/tháng, góp phần giảm hộ nghèo của huyện xuống còn 1,47%.
Ông Lê Đình Hảo, Phó Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Huyện triển khai nhiều phải pháp, trong đó thường xuyên nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp để kịp thời giải quyết, cùng với đó tập trung cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết nhanh thủ tục liên quan đến thẩm quyền của huyện, mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025 thành lập mới 800 doanh nghiệp".
Thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục định hướng phát triển doanh nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và phát triển bền vững. Bám sát mục tiêu này, cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh đã và đang tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường xúc tiến, thu hút đầu tư, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, quyết tâm hoàn thành thắng lợi mục tiêu phát triển doanh nghiệp đã đề ra, góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.
Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu
Bước vào vụ thu hoạch và chế biến sắn niên vụ 2024 – 2025, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh. Song các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của người trồng sắn với nhà máy.
300 tấn gạo Thanh Hoá xuất sang thị trường Singapore
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Cẩm Thuỷ: 60 ngày đêm tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Do một số vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và tình hình thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thi công nên đến hết tháng 10/2024, huyện Cẩm Thuỷ mới giải ngân vốn đầu tư công đạt 62,7%, thấp hơn bình quân chung của cả tỉnh. Vì vậy, chính quyền địa phương đang quyết liệt chỉ đạo đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện chiến dịch 60 ngày đêm tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 955 triệu USD
10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt hơn 2 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.