Doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa nắm bắt cơ hội phục hồi thị trường
Năm 2024 là năm còn nhiều khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng do ảnh hưởng của tình hình thế giới. Do đó, để hoàn thành mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa đạt 6 tỷ USD, các doanh nghiệp xuất khẩu đã thích ứng linh hoạt với thay đổi của thị trường.
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm chế biến các sản phẩm Thủ Công Mỹ Nghệ làm từ chất liệu cói, mây, bèo tây, lục bình, tre, nứa… có nguồn gốc tự nhiên xuất khẩu đi thị trường Mỹ, Canada, Châu Âu…, những năm qua, Công ty cổ phần chế biến Cói xuất khẩu Việt Anh, xã Nga An, huyện Nga Sơn đã chú trọng đến hình thức và chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Mỗi sản phẩm bình cói, rổ cói, đĩa cói của công ty đều được những người thợ lành nghề tại đây chăm chút tỉ mỉ từng công đoạn và gắn tem có chứa mã QR để truy xuất nguồn gốc sản phẩm trước khi đóng gói sản phẩm để xuất khẩu. Năm 2024, trước tình hình kinh tế thế giơi có nhiều biến động, song để ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm cho người lao động, Công ty cổ phần chế biến Cói xuất khẩu Việt Anh đã nhạy bén trong việc giữ chân các khách hàng cũ và tìm kiếm thêm các đối tác mới để xuất khẩu sản phẩm. Hiện, thị trường mà công ty đang chú trọng chính là các nước Châu Âu, Châu Mỹ, trong đó xuất đi thị trường Mỹ là nhiều nhất, trung bình mỗi tháng công ty xuất đi 15 container hàng hóa tương đương 12 đến 13 triệu sản phẩm.
Ông Phạm Minh Tôn, Giám đốc Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh cho biết: "Kế hoạch của năm 2024 là 4 triệu đô, năm 2025 dự kiến lên 6 triệu đô. Hiện tại, công ty đang xúc tiến lại thị trường Nhật Bản và tin chắc rằng năm 2025 sẽ xuất khẩu được đi Nhật Bản. Các thị trường thì mình đánh giá thì Mỹ là có sức mua tốt nhất, 1 đơn hàng lên đến 100 nghìn sản phẩm cho mỗi lần đặt hàng, dư địa rất lớn".
Còn tại Công ty TNHH Miza Nghi Sơn, đơn vị chuyên sản xuất, tái chế giấy các loại, trong đó chủ yếu là giấy sóng và giấy mặt. Sản lượng trung bình cuả công ty đạt 12.000 tấn trên tháng. Những năm trước, công ty chú trọng vào ngành nghề chính là tái chế giấy thải để sản xuất ra sản phẩm giấy bao bì, bao gói cung cấp cho các nhà máy bao bì cả nước. Đây là một trong những ngành được nhà nước khuyến khích do giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, tái chế rác thải để tạo ra sản phẩm tái sử dụng cho sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Myanmar, Malaysia, Philippines. 10 tháng năm 2024, công ty xuất khẩu được gần 50 nghìn tấn, tương đương 40% sản lượng sản xuất ra sang các nước trên thế giới. Với các đơn hàng mới ký kết đi Trung Quốc và Malaysia, công ty đang tăng tốc sản xuất để đạt kế hoạch đề ra.
Anh Lữ Đức Chung, Quản lý sản xuất, Công ty TNHH Miza Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Chúng tôi phải mở rộng tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, chúng tôi đã tìm kiếm được khách hàng từ Malaysia và Hàn Quốc, các công ty muốn nhập vào với chất lượng giấy tốt và đảm bảo môi trường nên chúng tôi phải đầu tư công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu đề ra".
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, thách thức là không nhỏ trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu sụt giảm, các thị trường xuất, nhập khẩu lớn của Việt Nam tiếp tục gặp khó do ảnh hưởng bởi lạm phát. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp đã linh hoạt phân tích thị trường, đa dạng sản phẩm để kết nối, hợp tác với các đối tác mới trên thế giới. Hiện toàn tỉnh có 189 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hóa sang 53 quốc gia và vùng lãnh thổ với 55 chủng loại hàng hóa.
Ông Lê Trường Tùng, Giám đốc Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành, huyện Nông Cống chia sẻ: "Thị trường của công ty chủ yếu đi Nga và Rumani, công ty ký đi siêu thị cả năm, giá thành không cao nhưng đều. Thực tế là khi đạt thị trường quốc tế hàng hóa của mình phải chuẩn, chuẩn để cạnh tranh với thế giới để mình không hơn nước bạn thì phải bằng nước bạn, mình rất thích đi thị trường khắt khe, từ việc khắt khe thế để họ hướng cho mình đến cái lốt chuẩn, chuẩn từ đầu vào đến đầu ra".
Bà Hoàng Thị Kim Dung, Giám đốc Công ty TNHH May Huệ Anh, Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi là đơn vị chuyên sản xuất may mặc sang Mỹ và Châu Âu, một năm chúng tôi xuất đi 2 triệu sản phẩm. Với cách thức mà chúng tôi đang làm lâu nay, nắm bắt xu thế của Việt Nam và thế giới, chúng tôi vẫn luôn đảm bảo nguồn hàng để sản xuất duy trì ổn định đến hết quý 2 năm 2025. Và xuất khẩu sang thị trường khó tính chúng tôi luôn phải đầu tư thiết bị để đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng...".
Ông Trịnh Xuân Lượng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tiên Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Năm nay chúng tôi đã ký được các đơn hàng đi Mỹ và các nước châu Âu, chúng tôi đã ký được đến năm 2025 để đảm bảo cho người lao động, mặc dù giá cả không cao nhưng chúng tôi sẽ áp dụng công nghệ 4.0 vào để đáp ứng được đơn hàng xuất khẩu".
Bằng việc nắm bắt cơ hội, đa dạng thị trường xuất khẩu nên dù còn nhiều khó khăn, thách thức song tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Thanh Hóa năm 2024 vẫn đạt kết quả khá ấn tượng. Tổng giá trị xuất khẩu 11 tháng ước đạt hơn 5,6 tỷ USD tăng 25,6% so với cùng kì và bằng 94,81% so với kế hoạch năm. Nhìn chung hoạt động xuất khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2024 đã có chiều hướng tích cực so với cùng kỳ, khi đa số các mặt hàng xuất khẩu có sự tăng trưởng đều ở những tháng gần đây đã giúp tổng kim ngạch 11 tháng 2024 tăng 25,6% so với cùng kỳ.
Theo Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa, thời gian không còn nhiều, do đó để đạt được mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD theo kế hoạch trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên bám sát diễn biến của thị trường, có các giải pháp ứng phó linh hoạt để duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó, việc đảm bảo chất lượng, tăng khả năng đàm phán với khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, khai thác tốt thị trường tiêu thụ làm tiền đề để ký kết các đơn hàng cho cả năm 2025.
Hơn 21 nghìn lượt người thăm quan, mua sắm tại Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hoá năm 2024
Sau 5 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động kết nối giao thương, chiều ngày 10/12, Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hoá năm 2024 đã bế mạc. Theo ước tính của Ban tổ chức, hội chợ đã thu hút hơn 21 nghìn lượt khách đến thăm quan, mua sắm, với tổng doanh số bán hàng của các đơn vị, doanh nghiệp đạt trên 7 tỷ đồng.
Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hoá 2024 thu hút đông đảo người dân đến thăm quan, mua sắm
Sau 5 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động kết nối giao thương, Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hoá năm 2024 đã kết thúc tốt đẹp. Theo ước tính của Ban tổ chức, đã có 21.000 lượt người dân đến thăm quan, mua sắm tại hội chợ.
Huyện Vĩnh Lộc thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển
Năm 2024 huyện Vĩnh Lộc đã nỗ lực thực hiện các giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Đây chính là nền tảng vững chắc tạo thế và lực để huyện Vĩnh Lộc bứt phá trong giai đoạn mới theo hướng bền vững.
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tạo việc làm cho hơn 56.000 lao động
Theo rà soát của Sở Công Thương, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện đang duy trì và phát triển 38 nghề tiểu thủ công nghiệp. Các nghề tiểu thủ công nghiệp đang tạo việc làm cho hơn 56.000 lao động.
Thu hút 52 dự án đầu tư sản xuất gạch xây không nung
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 52 dự án đầu tư sản xuất gạch xây không nung, với tổng công suất thiết kế khoảng 1.204 triệu viên/năm, chiếm khoảng 40% tổng sản lượng gạch xây toàn tỉnh, vượt mục tiêu đề ra của tỉnh đến năm 2025. Toàn tỉnh có 35/52 đơn vị công bố hợp quy sản phẩm gạch xây không nung theo quy định của Bộ Xây dựng.
Thu thuế gia tăng từ nhập khẩu dầu thô đạt trên 15.200 tỷ đồng
Sau khi bảo dưỡng tổng thể lần đầu thành công vào cuối năm 2023, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã vận hành vượt công suất thiết kế. Đặc biệt, những tháng cuối năm 2024, nhà máy đã vận hành tới 120% công suất để tăng nguồn cung xăng dầu ra thị trường do Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tạm dừng sản xuất để bảo dưỡng tổng thể.
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nước
Năm 2024, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp với tinh thần “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hành động - Sáng tạo - Phát triển”. Cùng với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, kinh tế của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển với nhiều điểm sáng.
Tỉnh Thanh Hoá giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả cao
Vượt qua nhiều khó khăn, vướng mắc, tính đến đầu tháng 12/2024, tỉnh Thanh Hoá đã giải ngân vốn đầu tư công đạt 10.300 tỷ đồng, bằng 71,3% kế hoạch và cao hơn 6,2% so với cùng kỳ. Hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành quản lý nhà nước về đầu tư công đang tiếp tục được các cấp, các ngành triển khai quyết liệt với mục tiêu hoàn thành tốt nhất kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công đã đề ra.
Ngày hội tư vấn khởi nghiệp cho đoàn viên thanh niên
Chiều ngày 8/12, tại thành phố Sầm Sơn, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã đăng cai tổ chức Ngày hội tư vấn khởi nghiệp cho đoàn viên thanh niên năm 2024.
Doanh nghiệp thực hiện tốt công tác an sinh xã hội
Là doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư lớn thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa, cùng với sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 (thị xã Nghi Sơn) được biết đến là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong các hoạt động an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Từ năm 2018 đến nay, công ty đã có hơn 100 dự án cải thiện cơ sở vật chất trường lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa, công trình nước sạch, bảo vệ môi trường khu dân cư, hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân địa phương tại các xã, phường vùng dự án, với tổng kinh phí trên 22 tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.