Nhiều địa phương hoàn thành mục tiêu phát triển doanh nghiệp
Phát triển doanh nghiệp được xem là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội. Chính vì vậy các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện nhiều giải pháp và đến nay mục tiêu thành lập mới 3.000 doanh nghiệp trở lên năm 2024 đã hoàn thành.
Là công ty có vốn đầu tư nước ngoài đóng chân tại cụm công nghiệp Bắc Hoằng Hóa, được sự tạo điều kiện của huyện Hoằng Hóa về đất đai để xây dựng nhà xưởng, các thủ thục pháp lý và công tác tuyển lao động, Công ty Sakurai Việt Nam đã đi vào sản xuất giai đoạn 1, giai đoạn 2 với quy mô 500 công nhân chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Ở thời điển hiện tại, công ty đang tiếp tục hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động giai đoạn 3 của nhà máy và tạo việc làm cho khoảng 700 lao động tại địa phương.


Ông Kimura Masanori, Trợ lý Phó Tổng giám đốc Công ty Sakurai Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa
Ông Kimura Masanori, Trợ lý Phó Tổng giám đốc Công ty Sakurai Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Công ty của chúng tôi trụ sở chính là ở Khu công nghiệp Lễ Môn với quy mô 12 nghìn lao động. Chúng tôi có nhiều đơn hàng xuất khẩu và Cụm công nghiệp Bắc Hoằng Hóa là điểm lý tưởng để chúng tôi xây dựng cơ sở 2, ở đây có vị trí giao thông thuận tiện, hạ tầng tốt, nhân lực dồi dào và đặc biệt là chính quyền địa phương luôn quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp về mọi mặt, nhất là thủ tục hành chính và thông tin tuyển dụng. Đây là điều kiện để chúng tôi tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và đưa công ty phát triển vững mạnh".
Năm 2024, huyện Hoằng Hóa được tỉnh giao thành lập 115 doanh nghiệp. Đến thời điểm này, huyện đã thành lập được 131 doanh nghiệp, đạt 114% so với kế hoạch được giao, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn huyện lên hơn 1.200 doanh nghiệp. Theo chia sẻ của các doanh nghiệp, trong suốt quá trình từ khi thành lập đến mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương từ khâu: tư vấn chính sách của tỉnh, giải quyết kịp thời hồ sơ, thủ tục theo thẩm quyền, hỗ trợ doanh nghiệp thu hút lao động, cùng doanh nghiệp giải quyết vướng mắc trong quá trình đầu tư...


Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Hàng tháng, huyện tổ chức các hội nghị lấy ý kiến, chia sẻ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp. Những vấn đề nào giải quyết được thì chúng tôi giải quyết, vấn đề nào quá thẩm quyền thì chúng tôi gửi về tỉnh để kịp chờ xem xét. Chúng tôi luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp khởi nghiệp và phát triển. Nhờ đó mà các doanh nghiệp trên địa bàn huyện yên tâm, ổn định sản xuất…".
Năm 2024, Thường Xuân là một trong những huyện đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hoàn thành sớm và vượt kế hoạch phát triển doanh nghiệp trong năm 2024. Huyện đã thành lập mới được 30 doanh nghiệp, gấp đôi chỉ tiêu được giao. Luỹ kế đến nay, huyện đã có 200 doanh nghiệp đang hoạt động. Để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, huyện cũng đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển trên địa bàn huyện.


Ông Cao Văn Sơn, Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Ông Cao Văn Sơn, Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Chính quyền địa phương hỗ trợ về công ăn việc làm, giới thiệu người lao động đối với doanh nghiệp cũ, và với doanh nghiệp mới hội doanh nghiệp huyện Thường Xuân cũng kết hợp tổ chức đào tạo hướng dẫn cho giám đốc, nhà quản lý của doanh nghiệp để tình hình sản xuất kinh doanh được tốt hơn và đi đúng quy định của pháp luật".
Theo Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, trong năm 2024, toàn tỉnh có 3.107 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, đứng thứ 8 cả nước và đứng đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, đạt 103,6% kế hoạch, tăng 5,7% so với cùng kỳ. Một số địa phương có số doanh nghiệp thành lập vượt chỉ tiêu hơn 150% như: Như Xuân, Thường Xuân, Thiệu Hóa, Nông Cống...

Ông Trương Tuấn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Long Thành Hưng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Đối với chúng tôi, doanh nghiệp trẻ, mới hoạt động trên địa bàn huyện thì lãnh đạo đã quan tâm, tạo điều kiện rất nhiều, tháo gỡ khó khăn về mặt thủ tục, hướng dẫn về mặt pháp lý để chúng tôi có những bước đột phá".

Ông Lê Đình Hảo, Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá
Ông Lê Đình Hảo, Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Huyện triển khai nhiều phải pháp, trong đó thường xuyên nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp để kịp thời giải quyết, cùng với đó tập trung cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết nhanh thủ tục liên quan đến thẩm quyền của huyện, mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025 thành lập mới 800 doanh nghiệp".
Theo Ban chỉ đạo phát triển doanh nghiệp tỉnh, mặc dù số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao, tuy nhiên, đa số doanh nghiệp thành lập mới tại Thanh Hóa vẫn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hoạt động còn nhiều khó khăn. Số doanh nghiệp giải thể, tạm dừng hoạt động cũng tăng cao so với cùng kỳ. Trong năm 2024 cũng có hơn 2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2023.

Để thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, các cấp, các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả đầu tư, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của các địa phương.

Ổn định lãi suất, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để ổn định lãi suất, khơi thông dòng vốn. Việc ổn định và giảm lãi suất cho vay sẽ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong việc tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn, từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện hỏa tốc số 60 về việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Triển khai gói vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa triển khai Chương trình cho vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng.

Tuân thủ về xuất xứ hàng hóa để phòng vệ thương mại
Bộ Công thương cho biết thương mại toàn cầu diễn biến ngày càng khó lường, hoạt động xuất nhập khẩu đối diện không ít thách thức từ các biện pháp phòng vệ và lẩn tránh phòng vệ thương mại. Do đó, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thường xuyên, chủ động ứng phó với các hình thức khác nhau của phòng vệ thương mại.

Xuất khẩu rau quả chững lại
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại sau 2 năm tăng trưởng mạnh.

Thủ tướng Chính phủ đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện số 60 ngày 10/5/2025 về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Giá điện tăng, hộ nghèo, hộ chính sách vẫn được hỗ trợ
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với mức tăng thêm 4,8% theo thẩm quyền.

Nguy cơ thiếu nước vùng hồ đập vừa và nhỏ
Do không có mưa bổ sung, thời tiết lại nắng nóng nên đã có nhiều hồ đập vừa và nhỏ do các đơn vị thuỷ lợi quản lý, vận hành bị cạn kiệt nguồn nước. Hiện nay, các đơn vị thuỷ lợi đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Tăng cường kết nối mở rộng thị trường cho doanh nghiệp
Thời gian qua, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã chú trọng triển khai nhiều chương trình kết nối xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp hội viên. Qua đó, tạo sân chơi giúp các doanh nghiệp hội viên tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

21 ngân hàng đã đăng ký tham gia gói tín dụng 500.000 tỷ đồng
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng gói tín dụng ưu đãi khoảng 500.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số; đến nay, đã có 21 ngân hàng thương mại đăng ký tham gia với các quy mô cam kết khác nhau.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.