Doanh nhân trẻ với giải pháp vượt qua khủng hoảng
Suy thoái kinh tế toàn cầu và những tác động bất lợi của tình hình trong nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp nếu không trường vốn hoặc không có đơn hàng sẽ phải dừng hoạt động, thậm chí phá sản. Nhưng vẫn có nhiều doanh nhân tìm được hướng đi riêng, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đưa doanh nghiệp phát triển.
Khởi nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế sau đại dịch COVID -19 khiến các mặt hàng mà chị Doãn Thị Thúy Thúy, Giám đốc Công ty cổ phần sức khỏe Việt For Women lựa chọn kinh doanh không dễ gia nhập thị trường. Vì vậy ngay từ khi thành lập chị đã chú trọng xây dựng văn hoá doanh nghiệp để tạo dựng thương hiệu và uy tín đối với khách hàng. Chị Doãn Thị Thúy Thúy, Giám đốc Công ty cổ phần sức khỏe Việt For Women cho biết: "Theo tôi nghĩ giá trị văn hoá là giá trị cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Tôi xây dựng doanh nghiệp của mình trên sứ mệnh và mục tiêu tôi đề ra. Doanh nghiệp của tôi tập trung vào 4 lĩnh vực: thứ nhất là học tập, chúng tôi học tập suốt đời, thứ hai là văn hoá sáng tạo, chúng tôi để cho mọi người sáng tạo một cách thoải mái, có thể thất bại nhưng tất cả đều là bài học để hướng tới thành công; văn hoá tập thể, làm việc theo đội nhóm, để tận dụng các thế mạnh và cùng nhau phát triển, và văn hoá phục vụ khách hàng một cách tận tâm".

Hoạt động đầu tư xây dựng chậm lại cũng là trở ngại đối với các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho lĩnh vực này. Vì vậy nếu không lên kế hoạch khoa học cho hoạt động sản xuất, chủ động tìm kiếm thị trường và liên kết trong tiêu thụ sản phẩm thì các doanh nghiệp trong lĩnh vực nội, ngoại thất sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ông Đỗ Đức Hoàng, Giám đốc công ty Sao Kim cho biết: "Trong xu thế cung khó khăn, doanh nghiệp đã có kế hoạch liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, cùng chung tệp khách hàng để tăng thêm năng lực của công ty và hệ sinh thái cho sản phẩm. Đa dạng hoá sản phẩm, liên kết mối quan hệ tạo thêm động lực và thu về nguồn thu nhập cho doanh nghiệp. Doanh thu so với thời điểm này có phát triển và đây là tín hiệu vui trong bối cảnh hiện nay". Ông Nguyễn Văn Thi , Giám đốc Công ty nội thất Kali cho biết thêm: "Xác định làm tốt thị trường trong tỉnh thì mới làm tốt các thị trường bên ngoài. Sau 2 năm COVID, đến giờ lượng khách hàng cơ bản ổn định và chúng tôi đang đặt mục tiêu cao hơn trong thời gian tới".

Thanh Hoá là tỉnh đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, đồng thời cũng là tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư FDI. Vì vậy, ngoài tăng cường học tập, nâng cao năng lực quản trị và kiến thức trong kinh doanh, nhiều doanh nghiệp Thanh Hoá đã tận dụng cơ hội từ hoạt động của các nhà đầu tư lớn, qua đó, không chỉ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh mà còn nâng tầm của doanh nghiệp.

Thành công và sự lớn mạnh của doanh nghiệp trước tiên dựa vào năng lực và bản lĩnh của mỗi doanh nhân. Và trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn như hiện nay, việc nhiều doanh nghiệp Thanh Hoá vẫn tồn tại và phát triển là do biết lựa chọn ngành nghề và hướng đi phù hợp với khả năng của mình. Vì vậy có thể không nhanh nhưng nhiều doanh nhân đã có được những bước đi vững chắc để dần đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khẳng định thương hiệu và uy tín trên thương trường.

Ổn định lãi suất, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để ổn định lãi suất, khơi thông dòng vốn. Việc ổn định và giảm lãi suất cho vay sẽ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong việc tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn, từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện hỏa tốc số 60 về việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Triển khai gói vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa triển khai Chương trình cho vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng.

Tuân thủ về xuất xứ hàng hóa để phòng vệ thương mại
Bộ Công thương cho biết thương mại toàn cầu diễn biến ngày càng khó lường, hoạt động xuất nhập khẩu đối diện không ít thách thức từ các biện pháp phòng vệ và lẩn tránh phòng vệ thương mại. Do đó, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thường xuyên, chủ động ứng phó với các hình thức khác nhau của phòng vệ thương mại.

Xuất khẩu rau quả chững lại
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại sau 2 năm tăng trưởng mạnh.

Thủ tướng Chính phủ đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện số 60 ngày 10/5/2025 về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Giá điện tăng, hộ nghèo, hộ chính sách vẫn được hỗ trợ
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với mức tăng thêm 4,8% theo thẩm quyền.

Nguy cơ thiếu nước vùng hồ đập vừa và nhỏ
Do không có mưa bổ sung, thời tiết lại nắng nóng nên đã có nhiều hồ đập vừa và nhỏ do các đơn vị thuỷ lợi quản lý, vận hành bị cạn kiệt nguồn nước. Hiện nay, các đơn vị thuỷ lợi đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Tăng cường kết nối mở rộng thị trường cho doanh nghiệp
Thời gian qua, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã chú trọng triển khai nhiều chương trình kết nối xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp hội viên. Qua đó, tạo sân chơi giúp các doanh nghiệp hội viên tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

21 ngân hàng đã đăng ký tham gia gói tín dụng 500.000 tỷ đồng
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng gói tín dụng ưu đãi khoảng 500.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số; đến nay, đã có 21 ngân hàng thương mại đăng ký tham gia với các quy mô cam kết khác nhau.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.