ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Độc đáo chợ Tết năm ngàn ở vùng cao Tây Giang

Khi trai bản Cơ Tu đã đong đầy từng chai rượu Tà Vạt, Ba Kích; buộc đằng sau lồng heo mọi, lủng lẳng từng buồng chuối treo kèm theo chồng lá dong, dây lạt chất đầy trên xe đạp, xe máy. Còn trên đồi cao, các chị các mế cũng đã trĩu đầy gùi rau, măng rừng… Đó cũng là lúc bà con Cơ Tu dắt nhau theo nắng xuân ấm áp xuôi xuống "chợ chiều 5 nghìn".

05/02/2019 21:29

Ngày cận Tết, chợ càng đông khách, đủ màu sắc từ rau màu sản vật cho đến các tấm thổ cẩm, gùi mây được bày bán. Và rất nhiều đoàn khách thập phương cũng thú vị được hòa cùng nét rộn rã của phiên chợ Tết vùng cao Tây Giang độc đáo này mua sắm, chuẩn bị mọi thứ để đón Tết cổ truyền”.

Ngày Tết đi chợ chỉ “5 nghìn”…

Thật đấy, chợ Tết ở đây có một đặc sản mà không có chợ nào, vùng nào có được đó chính là mỗi mặt hàng như rau, củ, quả... đều chung giá... 5 nghìn đồng. Nên cũng từ đó, chợ được gọi là "chợ chiều năm ngàn"...

Nếu ai đã từng đến huyện miền núi Tây Giang, thăm khu làng văn hóa Cơ Tu, thăm nhà Gươl thì nhất định phải ghé “chợ chiều năm ngàn” để cảm nhận được nét văn hóa mộc mạc, bình dị và đầy thú vị của bà con đồng bào Cơ Tu (Quảng Nam)… đó là lời mà những du khách trong nước và cả nước ngoài một lần ghé thăm huyện vùng cao cận biên giới Việt – Lào này đều chia sẻ.

“Chợ chiều 5 nghìn” ở vùng cao này nằm ở đường số 4, thôn A Grồng, xã A Tiêng, cách trung tâm UBND huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) chỉ vài phút chạy xe máy... Nói là "chợ chiều", nhưng chợ bắt đầu từ 11 giờ trưa, các sản phẩm từ rau củ quả cho đến các loại nấm, măng rừng... tất cả đều là “nông sản sạch” của đồng bào địa phương tự canh tác và trao đổi mua bán... Thú vị còn ở, chợ không chỉ “độc quyền” là phụ nữ, mà từ bé gái đến người già, từ các mế đến cụ ông và có cả các thanh niên bản cũng xuôi xuống chợ để làm “tiểu thương”...

Chợ chiều 5 ngàn ra đời đã kích thích sự tò mò của nhiều người và nó đã dần trở thành một thương hiệu riêng của Tây Giang.
Chợ chiều 5 ngàn ra đời đã kích thích sự tò mò của nhiều người và nó đã dần trở thành một thương hiệu riêng của Tây Giang.

Theo chuyến xe trao quà Tết của đoàn công tác từ thiện Báo CAND, chúng tôi vượt những con đường núi dốc cao, đong đầy những chuyến quà chở nặng nghĩa tình để đến với đồng bào vùng cao của tỉnh Quảng Nam. Khi đoàn chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ, trọn vẹn nghĩa tình với người dân cũng đã ngày cận Tết. Chia tay bà con, dọc tuyến đường xuôi về phố cứ từng đoạn chốc chốc chúng tôi lại bắt gặp những phiên chợ “di động” được bày bán với đủ đầy sản vật của vùng núi Quảng Nam, từ chuối, mía, đảng sâm cho đến măng khô, rau rừng, rượu, nếp cẩm…

Nhưng đoàn chúng tôi thật sự bị thu hút và ấn tượng đặc biệt nhất là được ghé thăm chợ chiều 5 nghìn. Chiều cận Tết, chợ mỗi lúc một nhộn nhịp bởi cảnh bán mua, trao đổi hàng hóa giữa đồng bào địa phương với người đi chợ. Ai cũng cố gắng có mặt thật sớm, tìm cho mình vị trí phù hợp để bày bán sản vật cho khách. Phiên chợ vùng cao Tây Giang tấp nập người mua, mặt hàng chủ yếu là các loại rau, củ, quả, các loại nấm mà người dân nơi đây tự trồng hay đi hái trong rừng.

“Thương lái” ở đây là người Cơ Tu xưa nay chân lấm tay bùn. Nhiều người trong họ chưa học hết lớp 5, có người không biết chữ, có người không nói được tiếng phổ thông nhưng họ đã mạnh dạn tự mình đem các sản vật từ rừng đi bán. Lần đầu họ còn bỡ ngỡ nhưng một ngày, hai ngày, ba ngày rồi thành quen. Mỗi mặt hàng họ cho một “quy ước” chung đó là giá chỉ 5 ngàn đồng, không hơn, không kém, không thêm, không bớt... ai có nhu cầu thì mua, không ép... Từ đó khu chợ 5 ngàn bắt đầu hình thành và lan tỏa nhanh.

Mế A Nêm (ở thôn Agrồng, xã A Tiêng) nay đã gần 80 tuổi nhưng mấy ngày ni vẫn đều đặn theo con cháu đến phiên chợ có khi chỉ để bán vài bó sả, vài củ sắn, nải chuối hay các loại nông sản được mang về từ rẫy. Xưa nay bà con mình làm chỉ biết buôn bán, làm ra hạt lúa, củ sắn, bó rau là để ăn, nhiều thì đem biếu bà con, họ hàng. Nay người Cơ Tu mình học theo Atụt (người Kinh), sản phẩm làm ra nhiều mình đem ra chợ đổi tiền mua sắm thứ khác trang trải cuộc sống gia đình.

Mế A Nêm nói, số tiền bán được sẽ dành dụm để phụ giúp con cái sắm sửa Tết và trang trải cuộc sống. “Mùa xuân, rau rừng nhiều nên mế vẫn tranh thủ hái về mang ra chợ bán. Đi rẫy xong là đến chợ, cũng kiếm được ít tiền mua mắm, muối, đổi được tấm áo cho các cháu nội ngoại. Bên góc chợ, xin xít những gian hàng khác những phụ nữ Cơ Tu, các anh trai bản vẫn tiếp tục xếp ngay ngắn từng sản vật theo dãy hàng, nhộn nhịp bước chân người đến, tìm mua…

Là khách hàng của phiên chợ chiều này, anh Trần Hải Nam (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) chia sẻ: Tuy ở Tam Kỳ, nhưng Nam lại đang làm một dự án xây dựng tại huyện Tây Giang, bởi vậy trước khi về Tam Kỳ ăn Tết với gia đình, vợ con, Nam đã ra khu chợ chiều 5 nghìn để mua sắm một số đồ nông sản sạch, vài cân thịt heo rừng để làm quà. Anh Nam còn tiết lộ, sau lần biết “chợ 5 nghìn”, anh thường xuyên đến đây mua vì giá rẻ hơn ngoài chợ huyện, các mặt hàng nông sản của đồng bào Cơ Tu ở đây đảm bảo sạch, không hóa chất. Ngoài mua về dùng, Nam còn được bạn bè ở phố “nhờ vả” mua đặc sản vùng cao rau, sắn, măng rừng vì lạ và rất ngon.

Nét văn hóa cộng đồng mới của đồng bào Cơ Tu

Ở chợ chiều ngày Tết, chúng tôi còn gặp Alăng Tối, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tây Giang, Tối chính là “đồng tác giả” của khu chợ chiều 5 nghìn này.  Alăng Tối chia sẻ với chúng tôi: Chợ chiều này ra đời cách đây 2 năm. Bà con ở xung quanh vùng tới buôn bán rất đông từ 12h trưa tới 17h.

Đặc biệt là ngày giáp Tết như mấy hôm nay, người dân địa phương, bên cạnh không gian các sản vật của đồng bào miền núi, phiên chợ này còn dành riêng khu vực bày bán các mặt hàng ẩm thực, hoa quả, quần áo… phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân. Vì thế, những ngày cuối năm, phiên chợ càng trở nên nhộn nhịp hơn, với hàng trăm người tìm đến mua bán, trao đổi hàng hóa, nông sản.

Bên góc chợ Tết 5 nghìn của bà con Cơ Tu.
Bên góc chợ Tết 5 nghìn của bà con Cơ Tu.

Anh A Lăng Tối còn tiết lộ: Chợ chiều 5 ngàn này không bao giờ có chuyện “chặt chém, nâng giá cho dù là ngày Tết. Ở chợ này 100% là nông sản, sản vật của địa phường chính tay đồng bào Cơ Tu sản xuất và đều đồng giá 5 ngàn đồng không hơn không kém, ai mua thì bán, không ép... Nhờ độc đáo vậy, chợ rất thu hút người dân đến mua và tạo nên một nét văn hóa mới trong mua bán ở huyện miền núi Tây Giang, Quảng Nam.

Trước nhu cầu buôn bán ngày càng nhiều của bà con, phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tây Giang đã tham mưu cho huyện chọn vị trí, mặt bằng thuận lợi để xây chợ nhằm khuyến khích bà con mình tiếp cận dần với nghề mới, tăng thu nhập. Giúp đồng bào Cơ Tu ở huyện thay đổi tư duy sản xuất từ tự cung tự cấp sang hàng hóa, thị trường. Họ làm ra sản phẩm nông nghiệp bán được, có tiền sẽ là nguồn động viên khuyến khích họ ham làm giàu...

Và nhằm giúp cho bà con nơi đây có chỗ buôn bán ổn định lâu dài, giảm bớt khó khăn, nhất là trong những ngày mưa lũ vừa qua ở miền Trung vừa qua, UBND huyện Tây Giang đã tiến hành hành xây chợ “kiên cố” cho bà con. Nền chợ được bê tông hóa, mái vòm lợp tôn, khung sắt kiên cố, tổng diện tích trên 100m2, đủ chỗ cho trên 50 hộ buôn bán.

Huyện cũng có chủ trương sẽ đem một số mặt hàng đặc sản địa phương bán tại chợ này như củ đẳng sâm, sâm ba kích, mật ong, củ cun, nấm lim xanh, nấm ngọc cẩu và bán cả các mặt hàng thủ công như các loại áo, quần truyền thống Cơ Tu, gùi, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống của địa phương như mây, tre, đan lát, cuốc, rựa… do chính bà con làm.

Ông Bhling Mia - Chủ tịch huyện Tây Giang - cho biết, huyện đã thống nhất đặt tên chợ là “chợ chiều 5 ngàn” và giá bán này sẽ không thay đổi. Huyện đã cùng với Chi cục Thuế huyện thống nhất không thu thuế buôn bán của bà con, tạo mọi điều kiện tốt nhất để bà con làm ăn. “Chợ chiều 5 ngàn ra đời đã kích thích sự tò mò của nhiều người và nó đã dần trở thành một thương hiệu riêng của Tây Giang.

Chợ chiều 5 ngàn không chỉ thu hút khách du lịch, kích thích ngành dịch vụ phát triển và điều ý nghĩa nhất là thay đổi dần tư duy của đồng bào Cơ Tu từ thói quen chỉ biết làm nương rẫy sang một ngành nghề mới nhưng thu nhập cao…”, ông Bhing Mia nói.

Hoài Thu/CAND

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Sôi nổi Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An năm 2025

Sôi nổi Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An năm 2025

18:10 , 01/05/2025

Những ngày này, khi đến công viên Hội An, thành phố Thanh Hóa, người dân và du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn của “Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An” năm 2025.

Chương trình nghệ thuật “Thanh Hoá tự hào cùng non sông liền một dải”

Chương trình nghệ thuật “Thanh Hoá tự hào cùng non sông liền một dải”

11:07 , 01/05/2025

Tối ngày 30/4, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Thanh Hoá - Tự hào cùng non sông liền một dải”, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đêm thơ Nguyễn Duy chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Đêm thơ Nguyễn Duy chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

11:03 , 01/05/2025

Tối ngày 30/4, tại Công viên Hội An, UBND thành phố Thanh Hóa phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Thanh Hóa tổ chức Đêm thơ Nguyễn Duy. Đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tới dự.

Lan tỏa phong trào văn nghệ, thể thao ở các xã Nông thôn mới

Lan tỏa phong trào văn nghệ, thể thao ở các xã Nông thôn mới

10:17 , 01/05/2025

Mục tiêu của chương trình xây dựng Nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Nông thôn. Chính vì thế trong quá trình triển khai, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đầu tư các thiết chế văn hóa đồng bộ, tạo điều kiện để phát triển phong trào văn nghệ, thể thao quần chúng. Đến nay, ở hầu hết các xã Nông thôn mới, các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao được thành lập và duy trì hoạt động sôi nổi, hiệu quả.

Công viên nước Sun World Sầm Sơn - Sẵn sàng mùa hè sôi động

Công viên nước Sun World Sầm Sơn - Sẵn sàng mùa hè sôi động

09:25 , 01/05/2025

Mùa hè đang đến rất gần, mang theo không khí sôi động và là thời điểm lý tưởng cho những hoạt động vui chơi giải nhiệt. Công viên nước Sun World Sầm Sơn, thuộc tổ hợp vui chơi giải trí Sun World tại thành phố biển Sầm Sơn, Thanh Hóa đã sẵn sàng cho một mùa hè đầy hứng khởi.

Đảm bảo an toàn tại các khu du lịch biển dịp lễ 30/4 – 1/5

Đảm bảo an toàn tại các khu du lịch biển dịp lễ 30/4 – 1/5

09:11 , 01/05/2025

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, lượng du khách đến các khu du lịch biển trên địa bàn Thanh Hóa tăng cao. Các lực lượng chức năng của Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và du khách.

Du lịch, ẩm thực tăng tốc dịp 30/4 - 1/5

Du lịch, ẩm thực tăng tốc dịp 30/4 - 1/5

09:02 , 01/05/2025

Theo Cục Thống kê, quý I năm nay doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống và du lịch tăng khả quan, lần lượt tăng 14% và hơn 18% so với cùng kỳ năm trước.

Hội thi Tinh hoa Ẩm thực xứ Thanh: tôn vinh giá trị văn hóa và tinh thần đoàn kết

Hội thi Tinh hoa Ẩm thực xứ Thanh: tôn vinh giá trị văn hóa và tinh thần đoàn kết

17:39 , 30/04/2025

Tiếp nối thành công rực rỡ của mùa đầu tiên năm 2024, Hội thi “Tinh hoa Ẩm thực xứ Thanh” lần II đã trở lại, quy tụ 11 đội thi đến từ các tổ chức đồng hương huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Bảo tàng Thanh Hóa – Điểm đến ý nghĩa trong dịp 30/4

Bảo tàng Thanh Hóa – Điểm đến ý nghĩa trong dịp 30/4

23:06 , 29/04/2025

Hoà trong không khí của những ngày lịch sử, nhiều người dân và du khách đã lựa chọn Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa làm điểm đến trong kỳ nghỉ lễ này. Không chỉ là nơi lưu giữ ký ức hào hùng của dân tộc, bảo tàng còn là địa chỉ đỏ trong giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Các khu, điểm du lịch biển sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5

Các khu, điểm du lịch biển sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5

20:20 , 29/04/2025

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời gian lý tưởng để du khách lựa chọn các điểm đến nghỉ dưỡng. Thời điểm này, các dịch vụ lưu trú tại các khu du lịch biển trọng điểm của Thanh Hóa như: Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa đã sẵn sàng các điều kiện để đón khách du lịch.