Độc đáo di tích đình và đền Đắc Châu
Vùng đất Tân Châu, huyện Thiệu Hoá vốn nổi tiếng với nhiều lễ hội truyền thống và các di sản văn hoá, trong đó có di tích đình và đền Đắc Châu đã được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1996.
Vốn là một vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, có cư dân đến khai đất, lập làng từ rất sớm, vì vậy, người dân Tân Châu đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa vô cùng đặc sắc. Với vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều cư dân ở nơi khác đến làm ăn sinh sống và lập nghiệp nên vùng đất này còn có sự giao thoa văn hóa của nhiều địa phương.
Sự phong phú, đa dạng và đặc sắc của truyền thống văn hóa Tân Châu còn thể hiện ở hệ thống di sản văn hóa phong phú, bao gồm cả loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong hệ thống di lích lịch sử - văn hóa của vùng đất này, do thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, hiện nay, nhiều công trình chỉ còn là vết tích.
Trong đó, đình đền làng Đắc Châu là di sản văn hóa vật thể tiêu biểu, đã được bảo tồn và tôn tạo, là di tích có giá trị lịch sử, giá trị tâm linh sâu sắc đối với người dân nơi đây. Năm 1996, đình đền làng Đắc Châu đã được Sở văn hoá - Thể thao và Du lịch Thanh Hoá công nhận là di tích lịch sử văn hoá và ngày 17 tháng 01 năm 2011, UBND tỉnh Thanh hoá đã cấp Bằng xếp hạng công nhận di tích Lịch sử văn hoá cho đình đền làng Đắc Châu.
Ông Nguyễn Trọng Quân, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Châu, huyện Thiệu Hoá cho biết: "Di tích đình và đền Đắc Châu là một di tích văn hoá được cấp chính quyền đặc biệt quan tâm và cũng được sự hỗ trợ lớn từ con em nhân dân trong xã, trong làng để tu bổ và tôn tạo những hạng mục di tích, để nơi đây là địa điểm sinh hoạt cộng đồng, nơi tập trung những giá trị truyền thống văn hoá của địa phương".
Di tích đình và đền Đắc Châu vừa là nơi sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong làng, vừa là nơi thờ tự Thành Hoàng làng. Theo truyền thuyết, nhân vật thờ tự trong đền là Trung đẳng tôn thần Quốc Cảnh Đại Vương. Đó là người có công xây dựng và bảo vệ làng. Theo nhiều nguồn tài liệu khác, Đình Thượng và Đình Hạ Đắc Châu thờ Nhị vị Tôn thần là Thành Hoàng Làng đã có công giúp dân giúp nước dẹp giặc ngoại xâm và khai thôn lập ấp; được các Triều vua phong là "Thượng Đẳng Thần" ban cho nhiều đạo sắc và được dân làng thờ phụng, định kỳ hàng năm tổ chức lễ hội vào ngày mùng chín, mùng mười tháng Giêng để tưởng nhớ và ghi ơn công đức các ngài.
Đình làng Đắc Châu gồm đình Thượng, đình Hạ, đình Phúc, đình Dương. Tuy nhiên, đến nay, do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh đình Hạ, đình Phúc, đình Dương không còn nữa, chỉ còn lại trong kí ức của các cụ cao niên…
Đình Thượng của làng Đắc Châu được toạ lạc trên khu đất cao ráo hướng về sông Chu tựa lưng vào núi Đọ với thế đất "sơn thủy hữu tình". Trước mặt đình là Hồ Bán nguyệt, xung quanh có nhiều cây cổ thụ tạo cho đình một khung cảnh thâm nghiêm, cổ kính. Tương truyền, làng Đắc Châu xưa kia có thế đất hình rồng cuộn, khu đất đình Thượng ngày nay chính là hàm Rồng. Cách đình vài trăm mét về hai phía Đông Tây có 2 tấm bia "Hạ mã" dùng để báo cho mọi người ai đi qua nơi đây cũng phải xuống ngựa dắt bộ. Trong đình có nhiều đồ thờ tự cổ như Ngai thờ, Bát biểu, kiệu Long đình, Kiệu Bát cống, ngựa gỗ… Sân đình rộng rãi thoáng mát, với thế đất cao ráo là nơi dân làng tập trung tụ hội trong các dịp lễ tết, đón rước, là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa cộng đồng của nhân dân trong làng.
Do chiến tranh và thiên nhiên tàn phá nên đình và đền làng Đắc Châu ngày nay không còn được nguyên vẹn như xưa. Trên cơ sở một gian thờ và một bàn thờ thần linh, năm 2012, với sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự hỗ trợ của Nhà nước và con em xa quê, Nhân dân làng Đắc Châu đã tôn tạo và xây dựng lại ngôi đình Thượng. Hiện nay, đình đã được phục dựng bằng gỗ gồm nhà đại đình 5 gian và nhà hậu cung 3 gian. Vật liệu phục dựng bằng gỗ lim, xây tường lợp ngói.
Ông Lê Đăng Toán, Thủ từ Di tích đình và đền Đắc Châu cho biết: "Hiện tại, trong di tích đình và đền Đắc Châu, chúng tôi đã giữ lại được nhiều hiện vật lịch sử từ những ngày xa xưa hình thành khởi dựng ngôi đền. Và những hiện vật này được bảo quản cẩn thận, nghiêm ngặt, chỉ đến khi chính hội, các hiện vật lịch sử mới được mang ra để rước trong lễ hội".
Tuy các công trình kiến trúc và các hiện vật không còn được nguyên vẹn như xưa, nhưng qua các văn bia, sắc phong, hoành phi câu đối và lời kể của các cụ cao niên trong làng đã cho chúng ta thấy công lao của Đức Thành Hoàng làng và các bậc Thánh Thần được thờ phụng tại đình đền, nghè miếu ở làng Đắc Châu.
Trải qua bao năm tháng, nắng mưa, đình và đền thờ Đắc Châu vẫn còn đó, như một chứng nhân của lịch sử, cần được trân trọng, bảo tồn và gìn giữ cho các thế hệ mai sau. Và chắc chắn, đây sẽ là điểm đến hấp dẫn để người dân và du khách thập phương tham quan, tìm hiểu sâu sắc hơn về lịch sử, văn hóa của vùng đất này.
Năm 2024, loại hình khách du lịch MICE đến Thanh Hoá tăng
MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo) – là loại hình du lịch không bị chi phối bởi yếu tố mùa vụ đã góp phần mang tới nguồn doanh thu và lượng khách cao cho ngành Du lịch. Theo đánh giá của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá, lượng khách từ du lịch MICE đã đạt tới khoảng 30% tổng lượng khách trong năm 2024.
Làng hương vào Tết
Ở huyện miền núi Như Xuân có một ngôi làng 4 mùa ngập trong sắc đỏ, nơi gói ghém lòng thành kính, dâng lên gia tiên mỗi dịp lễ, Tết.
Năm 2024, Thanh Hoá khai thác mạnh loại hình khách MiCe
MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo) – là loại hình du lịch không bị chi phối bởi yếu tố mùa vụ đã góp phần mang tới nguồn doanh thu và lượng khách cao cho ngành du lịch. Theo đánh giá Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá, lượng khách từ du lịch MICE đã đạt tới khoảng 30% tổng lượng khách trong năm 2024.
Trưng bày Bảo vật quốc gia “Đường kách mệnh”
Bản gốc “Đường kách mệnh” - Bảo vật quốc gia đã được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia giới thiệu tới công chúng tại trưng bày “Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử” tại 216 Trần Quang Khải, Hà Nội. Cuốn "Đường kách mệnh" tập hợp các bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dùng đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam những năm 1925 - 1927 ở Quảng Châu (Trung Quốc). Đây là một trong những tác phẩm có giá trị to lớn trên phương diện lý luận và thực tiễn cách mạng.
Hiệp hội Du lịch tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025
Chiều ngày 15/1, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Bình yên chùa Cảnh Yên
Chùa Cảnh Yên nằm trên dãy đồi Sóc thuộc vùng giáp ranh giữa thị trấn Kim Tân và xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, được xây dựng dưới triều vua Lê Thánh Tông. Ngôi chùa nằm ở một vị trí tuyệt đẹp, “sơn thủy hữu tình”, mặt tiền hướng ra sông Bưởi. Dù vậy, trong những năm cuối thế kỷ 20 do sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn phá của chiến tranh, ngôi chùa đã bị phá hủy hoàn toàn.
Nét đẹp tục gội đầu cuối năm ở bản Thái
Là cộng đồng dân cư có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời ở khu vực miền núi xứ Thanh, đồng bào Thái đã và đang gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình như các lễ nghi, phong tục, trang phục truyền thống, ẩm thực hay các làn điệu dân ca, dân vũ, các trò chơi, trò diễn dân gian... Và một trong những nét đẹp văn hóa không thể thiếu, đó là tục gội đầu ngày cuối năm để cầu may mắn cho năm mới.
Việt Nam được vinh danh điểm đến du lịch lý tưởng
Việt Nam tiếp tục khẳng định sức hút trên bản đồ du lịch toàn cầu khi được hai tạp chí danh tiếng, National Geographic và Travel + Leisure, đưa vào danh sách những điểm đến lý tưởng cho các chuyến du lịch gia đình và tuần trăng mật năm 2025.
Nem của Việt Nam lọt danh sách đồ chiên rán ngon nhất thế giới
Chuyên trang ẩm thực thế giới - Taste Atlas vừa công bố 100 món ăn chiên rán ngon nhất thế giới. Món nem là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách này.
Thanh Hóa tổ chức nhiều sự kiện hấp dẫn vui Xuân đón Tết Nguyên đán
Dịp Tết Nguyên đán 2025, nhiều sự kiện hấp dẫn sẽ được tổ chức tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.