ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Độc đáo lễ cấp sắc của người Dao

Lễ cấp sắc là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của người Dao, mang đậm dấu ấn lịch sử và có tính chất giáo dục sâu sắc đối với thế hệ trẻ đang được lưu truyền, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc.

10/04/2015 16:56
Lễ cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của người đàn ông dân tộc Dao.

Cuộc sống hiện đại với sự thay đổi mạnh mẽ của cơ chế thị trường đã khiến bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc dần mai một. Tuy nhiên, đồng bào dân tộc Dao miền Tây xứ Thanh luôn có ý thức gìn giữ và bảo tồn lễ cấp sắc – một nghi lễ không thể thiếu để công nhận sự trưởng thành của người đàn ông dân tộc Dao.


Nghi lễ độc đáo, có một không hai


Đồng bào Dao ở Thanh Hóa có hai nhóm chính là Dao tiền cư trú ở vùng núi cao, tập trung chủ yếu ở Mường Lát và Dao Quần chẹt sinh sống chủ yếu ở một số làng thuộc huyện Cẩm thủy. Người Dao ở Thanh Hóa hiện có khoảng 7.400 người. Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ đặc sắc trong cộng đồng dân tộc Dao miền Tây xứ Thanh nói chung và người Dao Quần Chẹt ở xã Cẩm Châu (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) nói riêng.


Theo tiếng địa phương, cấp sắc được gọi là “quá tang” hay “quá tăng” có nghĩa là trải qua lễ soi đèn, soi sáng người được thụ lễ trong tiến trình cấp sắc. Lễ cấp sắc thường diễn ra vào dịp cuối năm hoặc tháng Giêng (âm lịch) gồm có nhiều bậc như 3 đèn, 7 đèn và 12 đèn. Ông thầy trong lễ cấp sắc phải là thầy cao tay, ngày tháng cấp sắc được chọn rất cẩn thận, người được cấp sắc cũng phải thuần thục các nghi lễ trong các bản sắc. Trước khi hành lễ, người cấp sắc phải kiêng khem như không được chửi bậy, không được quan hệ vợ chồng hay tơ tưởng đến nữ giới.


Thầy cả Dương Văn Ngọc – 55 tuổi, người cúng chính của lễ cấp sắc thuộc thôn Quần, xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Trong mỗi lễ cấp sắc thường có 6 thầy cúng, trong đó có 3 thầy chính và 3 thầy phụ. Thầy chính thứ nhất (thầy cả) thường mặc áo thêu hình rồng và nhiều họa tiết trang trí, thầy thứ 2 mặc áo màu vàng, thầy thứ 3 mặc áo màu đỏ. Trong suốt quá trình thực hiện nghi lễ, 3 thầy phụ có trách nhiệm giúp các thầy chính mặc áo và thay áo”.


Cũng theo thầy cả Ngọc, việc cấp sắc trong gia đình được tuân thủ từ trên xuống dưới, từ cha đến con, từ anh đến em. Thông thường, con trai từ 10 tuổi trở lên đã có thể làm lễ cấp sắc. Tuy nhiên, vì tổ chức lễ trên phạm vi làng xã rất tốn kém nên người Dao một số nơi cho phép anh em trong nhà hoặc họ hàng thân thiết được tổ chức lễ cấp sắc cùng một lúc. Lễ cấp sắc thường diễn ra trong 3 ngày, ngày thứ nhất, lễ cấp sắc diễn ra ở ngoài trời. Ngày thứ 2 người thụ lễ vào nhà để nghe thầy cả đọc các loại sách cúng, thầy cả đọc lệnh cấp sắc, được các thầy dạy múa chuông, múa sa ma,… lúc này người thụ lễ đã trở thành con người mới cả về thể xác và tâm hồn. Ngày cuối cùng, người đã được công nhận là con cháu Bàn Vương tiến hành tạ ơn tổ tiên theo đúng nghi lễ.

Đối với người đàn ông dân tộc Dao, lễ cấp sắc đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời, từ đó trở thành người có tâm, có đức, biết lẽ phải trái ở đời, hướng tới việc thiện, không làm điều ác, được coi là người đàn ông đã trưởng thành mới có thể lấy vợ, sinh con đẻ cái và có đủ thẩm quyền tham gia các công việc của cộng đồng.


Nét đẹp văn hóa đặc sắc


Người Dao không chỉ nổi tiếng bởi đức tính cần cù, chịu khó làm ăn mà họ còn giữ gìn hầu như nguyên vẹn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Lễ cấp sắc của người Dao chứa đựng nhiều giá trị to lớn về ý nghĩa giáo dục, triết lý nhân sinh, hướng con người tới cái thiện, tới cội nguồn tổ tiên.


Đây là một nghi lễ mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử, có tính chất giáo dục đối với thế hệ trẻ ngày nay cần phải được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Với ý nghĩa giáo dục to lớn, thể hiện qua những lời giáo huấn hướng tới việc thiện, không làm điều ác. Các điều giáo huấn được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng kiến của tổ tiên nên tính giáo dục càng có giá trị. Lễ cấp sắc giúp con người nhận thức đúng đắn về bản thân, về cách sống có nhân cách, có đạo đức, có trách nhiệm đối với gia đình và xã hội. Nội dung nghi lễ mang tính giáo dục phù hợp với tinh thần "Tiên học lễ, hậu học văn" mà nền giáo dục hiện đại đang rất coi trọng cũng như quan niệm về sự cần thiết phải học tập, học đạo lý làm người qua lễ dâng đèn.


Lễ cấp sắc của người Dao là cả một kho tàng văn hóa cổ truyền không chỉ mang tính giáo dục mà còn mang giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Lễ cấp sắc đã huy động tổng hợp các loại hình nghệ thuật để phục vụ cho mục đích tôn giáo, tín ngưỡng. Tất cả các loại hình như âm nhạc, kiến trúc, thánh ca, diễn xướng,… (bao gồm: nhảy múa, trình tự trình diễn lễ nghi...) đều hoà quyện vào nhau, đổi thay rất phong phú và đa dạng. Các loại nhạc cụ dân tộc như trống, kèn, thanh la, não bạt, chuông con, tù và… được sử dụng trong lễ cấp sắc cùng hoà tấu trở thành một dàn nhạc dân tộc rất độc đáo, hấp dẫn. Trong lễ cấp sắc có điệu múa chuông trang trọng, khoẻ khoắn, rộn ràng và vui tươi, đã được khai thác và biên tấu phù hợp để phục vụ đời sống tinh thần, sinh hoạt văn hoá của đông đảo đồng bào trong và ngoài nước, chứng tỏ giá trị nghệ thuật múa của dân tộc Dao qua bao đời nay.


Bên cạnh đó, những điệu nhảy độc đáo cùng Bộ tranh thờ 18 bức vẽ các nhân vật và sự tích Đạo giáo là những tác phẩm hội hoạ có giá trị rất quí hiếm. Trang phục trong lễ cấp sắc thể hiện sinh động tâm lý, thị hiếu thẩm mỹ cũng như tài năng lao động sáng tạo của đồng bào Dao.


Lễ cấp sắc thể hiện khát vọng của người Dao về một cuộc sống sung sướng, ấm no và hạnh phúc, chứa đựng những giá trị nhân bản mang tính hướng thiện và có ý nghĩa giáo dục vô cùng sâu sắc sâu sắc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thắt chặt tình đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái của đồng bào Dao ở Việt Nam.


Nghi lễ cấp sắc của người Dao đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia (Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Lễ cấp sắc nói riêng và bản sắc văn hóa nói chung cần được gìn giữ và phát huy một cách thiết thực, phù hợp với nhân sinh quan và xã hội của đồng bào Dao không chỉ của Thanh Hóa nói riêng mà còn của cả dân tộc Việt
Namnói chung.


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Các công trình, dự án thi công xuyên lễ

Các công trình, dự án thi công xuyên lễ

20:03 , 03/05/2025

Trong những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, không khí lao động trên công trường thi công các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn diễn ra rất khẩn trương. Những kỹ sư và công nhân lao động đã không nghỉ lễ để đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành và đưa các công trình vào sử dụng.

Nhiều dự án giao thông dừng thi công có nguy cơ đội vốn, gây lãng phí

Nhiều dự án giao thông dừng thi công có nguy cơ đội vốn, gây lãng phí

18:09 , 03/05/2025

Việc đầu tư xây dựng các dự án giao thông có ý nghĩa quan trọng tạo sự kết nối, liên kết giữa các vùng, địa bàn, tạo động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, hiện nay một số dự án giao thông trên địa bàn Thanh Hóa đang thi công dở dang, hoặc tạm dừng thi công. Không chỉ chậm hoàn thành, đưa vào sử dụng, các dự án này khi tái khởi động có nguy cơ đội vốn, làm tăng ngân sách đầu tư của Nhà nước.

Cảnh báo giả mạo giải chạy thiện nguyện "Nâng bước chân em"

Cảnh báo giả mạo giải chạy thiện nguyện "Nâng bước chân em"

17:37 , 03/05/2025

Hội Gia đình trẻ em và người bại não Việt Nam vừa phát đi cảnh báo về việc giải chạy thiện nguyện "Nâng bước chân em" đang bị giả mạo dưới nhiều hình thức nhằm lừa đảo.

Huyện Hoằng Hóa đảm bảo vệ sinh môi trường mùa du lịch

Huyện Hoằng Hóa đảm bảo vệ sinh môi trường mùa du lịch

11:00 , 03/05/2025

Trong những năm gần đây, Hoằng Hóa là một trong những địa phương phát triển mạnh về du lịch biển. Vào mùa hè, lượng du khách đổ về đây thăm quan, nghỉ dưỡng tăng mạnh. Cùng với đó, rác thải sinh hoạt từ hoạt động du lịch cũng tăng theo. Vì vậy, huyện Hoằng Hóa đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo vệ sinh môi trường cho các khu, điểm du lịch.

Ngày 3 - 4/5, Thanh Hóa ngày nắng, chiều tối có mưa dông

Ngày 3 - 4/5, Thanh Hóa ngày nắng, chiều tối có mưa dông

08:00 , 03/05/2025

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, ngày 3 và 4/5, do chịu ảnh hưởng của rìa nam rãnh áp thấp, Thanh Hóa ngày trời nắng, vùng núi có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi.

Khẩn trương xử lý bất cập về tổ chức giao thông đường bộ

Khẩn trương xử lý bất cập về tổ chức giao thông đường bộ

07:42 , 03/05/2025

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương hoàn thành xử lý các tồn tại, bất cập về tổ chức giao thông trên đường bộ.

Vẫn còn nhiều vi phạm giao thông dịp nghỉ lễ

Vẫn còn nhiều vi phạm giao thông dịp nghỉ lễ

07:38 , 03/05/2025

Mặc dù trong những năm gần đây, với việc nâng cao xử phạt và sử dụng nhiều biện pháp quyết liệt của lực lượng chức năng, ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đã được nâng cao. Tuy nhiên, vào mỗi dịp lễ hay tết vẫn còn 1 bộ phận người dân, chủ yếu là thanh thiếu niên vi phạm Luật gây mất an toàn giao thông.

Ngày 3/5, thời tiết Biển khu vực tỉnh Thanh Hóa có mưa vài nơi

Ngày 3/5, thời tiết Biển khu vực tỉnh Thanh Hóa có mưa vài nơi

07:00 , 03/05/2025

Theo thông tin từ Đài khí tượng Thuỷ văn tỉnh Thanh Hoá, ngày 3/5, thời tiết Biển khu vực tỉnh Thanh Hóa mây thay đổi, có mưa vài nơi. Tầm nhìn xa trên 10km. Gió Đông nam cấp 3, cấp 4. Sóng biển cao từ 0.5 - 1.5m.

Dự báo thời tiết 3/5: Thanh Hóa ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa vài nơi

Dự báo thời tiết 3/5: Thanh Hóa ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa vài nơi

06:20 , 03/05/2025

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (3/5) - ngày thứ tư của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5, Thanh Hóa ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào, giông vài nơi. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Siết chặt kiểm soát phương tiện chở người 4 bánh có gắn động cơ

Siết chặt kiểm soát phương tiện chở người 4 bánh có gắn động cơ

23:03 , 02/05/2025

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định 158 của Chính phủ quy định: từ ngày 1/7/2025 tới đây, các phương tiện xe 4 bánh có gắn động cơ chở người (còn gọi là xe điện) chỉ được phép hoạt động tại tuyến đường có cắm biển giới hạn tốc độ 30km/giờ. Hiện nay, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh tuyên truyền và siết chặt kiểm soát phương tiện xe điện tại thành phố Sầm Sơn - địa phương có số lượng xe điện lớn nhất tỉnh, qua đó từng bước chấn chỉnh, đưa hoạt động xe điện đi vào nền nếp.