Độc đáo mâm cỗ ngày Tết của người Thái
Với mỗi gia đình, làm mâm cỗ dịp Tết cổ truyền luôn là công việc vô cùng quan trọng và là nét đẹp truyền thống từ bao đời nay. Mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có cách ăn Tết với những nghi thức, nét sinh hoạt khác nhau, mang đặc trưng của dân tộc mình. Mâm cỗ ngày Tết của đồng bào Thái cũng là một trong những nét văn hóa ẩm thực độc đáo, góp phần làm phong phú hương vị Tết vùng cao xứ Thanh
Những ngày cuối năm, lên với các bản làng người Thái vào sáng sớm, chúng ta dễ dàng bắt gặp bên dòng suối, con khe, hình ảnh chị em phụ nữ đang chăm chỉ xúc cá.

Đây là thực phẩm đặc trưng trong mâm cỗ ngày Tết của người Thái. Cứ mỗi dịp xuân về, thanh niên, chị em trong thôn lại đến các nhà, hỗ trợ nhau chuẩn bị Tết.

Chị Vi Thị Chung, thôn Xuân Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Chị Vi Thị Chung, thôn Xuân Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa: "Hôm nay mọi người tập trung tại nhà tôi hỗ trợ gia đình chuẩn bị Tết. Đây là truyền thống của dân tộc Thái chúng tôi. Tôi rất là vui".
Vào những ngày Tết, trên gác bếp của mỗi gia đình người Thái đều treo dự trữ vài xiên cá nướng, người Thái gọi là "Pá pính", một trong những món ăn đặc trưng của người Thái. Với những lát cá to, người Thái sẽ tẩm ướp cầu kỳ cùng các loại gia vị. Cách chế biến món cá nướng nguyên con gác bếp lại khá đơn giản.
Chị Vi Thị Nghị, Thôn Xuân Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Người Thái quan niệm, phải làm từ những sản vật ấy mới thể hiện được lòng thành trước tổ tiên, đặc biệt là để mọi người hiểu rằng, có được mâm cỗ đủ đầy như vậy là nhờ lao động chăm chỉ.

Cá to thì dùng làm món nướng, những con cá suối nhỏ thì làm món đồ. Món cá đồ được chế biến kết hợp cùng cây chuối rừng, gạo tấm và các gia vị như ớt, rau dổi đất… Tất cả được gói trong lá chuối đem đồ chín, gọi là món "moóc". Đây là món ăn rất đặc trưng trong mâm cỗ Tết của dân tộc Thái.

Một năm chỉ có ba ngày Tết, người Thái chuẩn bị rất kỹ cho ba ngày đó. Bánh chưng và các loại bánh được làm từ nếp chắc chắn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Người Thái tích trữ gạo nếp ngon nhất, dẻo và thơm nhất để gói bánh chưng. Bánh chưng của người Thái Trắng huyện Thường Xuân có hai loại: bánh chưng trắng (Khảu tủm đón) và bánh chưng đen (Khảu túm đắm).

Từ những nguyên liệu chế biến có thể thấy: mâm cỗ ngày Tết của đồng bào Thái nói chung, người Thái Trắng huyện Thường Xuân nói riêng khá dân dã, mộc mạc nhưng lại chứa đựng ý nghĩa sâu xa. Bánh chưng thể hiện cho đất trời, bánh xèo, chè lam, bánh ít - món bánh "phu thê" của người Thái - thể hiện tình cảm keo sơn bền chặt. Con cá đồ, cá nướng thể hiện cho lửa, cho nước. Màu đen của đất đai trù phú, màu vàng của ước mong no ấm, khát vọng phồn thịnh trong xuân mới.

Sau khi sửa soạn xong, mâm cỗ được các thành viên trong nhà thành kính đặt lên cúng gia tiên. Bài cúng đơn giản xoay quanh nội dung báo cáo với thần linh, tiên tổ về tình hình năm qua, mời các vị về thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho gia chủ sức khỏe dồi dào, mùa màng tươi tốt, làm ăn được thuận lợi trong năm mới.

Bản tin Du lịch: Đến thăm chùa Yên Lộ, xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hoá
Làng Yên Lộ nằm phía tả ngạn sông Chu thuộc xã Thiệu Vũ (Thiệu Hóa). Nhìn những nếp nhà yên bình nằm kề bên nhau trong không gian làng quê, ít ai biết được rằng nơi đây từng một thời diễn ra hoạt động cách mạng sôi nổi gắn liền với nhiều tên tuổi, di tích tiêu biểu. Trong đó, ngôi chùa Yên Lộ được xem là dấu ấn trong cụm di tích lịch sử cách mạng Yên Lộ.

Bá Thước phát triển du lịch xanh
Với lợi thế sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, huyện Bá Thước xác định phát triển du lịch cộng đồng theo hướng du lịch xanh. Các điểm lưu trú trên địa bàn huyện đều tuân thủ nguyên tắc, thiết kế xây dựng giảm thiểu tác động đến môi trường tự nhiên. Nhờ vậy sản phẩm nghỉ dưỡng ở đây luôn hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

5 tháng đầu năm 2025, doanh thu du lịch cả nước đạt 419 ngàn tỷ đồng
5 tháng đầu năm 2025, tổng lượng khách du lịch của cả nước là 61,5 triệu lượt, trong đó khách quốc tế chiếm hơn 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch 5 tháng đầu năm 2025 ước đạt 419 ngàn tỷ đồng.

Mùa sen tháng 6
Tháng Sáu về là lúc những đầm sen bắt đầu vào độ rộ nhất – khoảnh khắc đẹp nhất trong năm của loài hoa được mệnh danh là "hồn cốt của người Việt". Không chỉ là biểu tượng của sự tinh khiết, thanh cao, sen còn gắn bó với đời sống, văn hóa và tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam suốt bao đời nay. Mời quý vị cùng chúng tôi trở về với những đầm sen thơm ngát để ngắm hoa, nghe kể chuyện sen và trải nghiệm những sản vật tinh túy được làm từ sen.

Thanh Hoá nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú
Hiện tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn Thanh Hoá đón rất đông du khách. Các cơ sở lưu trú luôn nỗ lực nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ du lịch để đáp ứng cao nhất yêu cầu của du khách.

Đặc sắc Lễ hội cầu ngư - bơi trải thành phố Sầm Sơn năm 2025
Sáng ngày 10/6, tại Cảng cá Lạch Hới (phường Quảng Tiến), thành phố Sầm Sơn đã diễn ra Lễ hội cầu ngư - bơi trải năm 2025.

Ra mắt cuốn sách "Lịch sử xã Vĩnh Tiến, giai đoạn 1930 - 2024"
Chiều ngày 9/6/2025, Đảng ủy xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Lịch sử xã Vĩnh Tiến, giai đoạn 1930 - 2024”.

Vlasta - Sầm Sơn, khuấy động mùa hè Sầm Sơn
Hè về, biển Sầm Sơn lại trở thành điểm đến lý tưởng cho hàng triệu du khách. Đặc biệt hơn khi hè năm nay phía Nam Sầm Sơn đang trở thành tâm điểm với hàng loạt hoạt động nghệ thuật, giải trí đặc sắc – nằm trong chuỗi sự kiện hè Vlasta Summer Fest. Sự kiện do Tập đoàn Văn Phú tổ chức với mong muốn đưa Nam Sầm Sơn trở thành tâm điểm lễ hội biển khu vực Bắc Trung Bộ.

Du lịch Thanh Hóa vươn lên từ những khó khăn
Bước vào mùa cao điểm du lịch hè 2025, Thanh Hóa tiếp tục là điểm đến được đông đảo du khách lựa chọn. Tuy nhiên, đứng trước những biến động về thời tiết, chi phí vận tải đường hàng không tăng cao, thị trường khách thu hẹp... đã, đang đặt ra bài toán cho du lịch Thanh Hóa trong việc thu hút khách.

Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại điểm
Với mục tiêu trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của cả nước, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng. Trong đó, đội ngũ 80 hướng dẫn viên du lịch tại điểm chính là những "đại sứ" góp phần tô thắm thêm bức tranh "Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa".
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.