văn hóa ẩm thực
Những sản vật từ “hạt ngọc trời” nơi vùng cao
Ở xứ Thanh, người Thái là một trong những dân tộc có nền văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng và chính họ cũng đã sáng tạo nên rất nhiều món ăn độc đáo, tạo nên "thương hiệu" riêng cho dân tộc mình. Đặc biệt, từ những hạt gạo nếp nương dẻo thơm được ví von như "hạt ngọc trời", bà con đã chế biến thành rất nhiều món ăn ngon độc đáo, như: bánh ú, cơm lam, xôi màu, xôi trắng... Đây là những sản vật không chỉ mang đậm hương vị bản xứ, mà còn gói cả đất trời và tình người sâu nặng nơi vùng cao xứ Thanh.
Tinh túy từ biển mẹ
Với những người dân sinh ra và lớn lên tại làng biển Khúc Phụ, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, hương vị quê hương chính là mùi vị nước mắm, thứ mùi ký ức gắn liền với những tháng ngày tuổi thơ, với những bữa cơm rau cà pháo đạm bạc của mẹ. Giờ đây, nước mắm không chỉ hiện diện trên mâm cơm của mỗi gia đình, mà đã trở thành thứ gia vị quốc hồn quốc túy ngàn đời của ông cha để lại, trở thành bản sắc văn hóa ẩm thực của đất nước Việt Nam.
Bế mạc Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh 2024
Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi, tối 30/06, Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024 với chủ đề “Đậm bản sắc - Bừng tinh hoa” đã chính thức bế mạc. Liên hoan đã để lại ấn tượng sâu đậm về sự hội tụ và lan tỏa văn hóa ẩm thực của Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng.
Khai mạc Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024
Tối ngày 27/6, tại Quảng trường biển thành phố Sầm Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Liên hoan Văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024. Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Văn Thi - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Phạm Văn Thủy - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; đại diện Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; các đơn vị, doanh nghiệp đến từ 15 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hương vị nhớ thương
Thanh Hóa có nhiều dân tộc cùng chung sống từ lâu đời, trong đó có 6 dân tộc thiểu số chủ yếu là Thái, Mường, Mông, Dao, Khơ Mú, Thổ. Mỗi dân tộc có nét văn hóa, phong tục, tập quán riêng góp phần tạo nên sự thống nhất đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ở Quan Sơn các dân tộc anh em có lịch sử cư trú lâu đời, mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử, trong đó, phải kể đến ẩm thực- hương vị độc đáo của đồng bào vùng cao.
Men say bản Bút
“Về với em, anh nhé!Về Nam Xuân anh nhé!Về với bản làng em. Nơi núi cao luồng xanh bạt ngàn. Về ngắm hồ Pha Đay, ngắm ruộng bậc thang thơm thơm mùi lúa mới. Về với em anh nhé! Về cùng ngủ nhà sàn, cùng ăn cơm lam. Đêm trăng vẳng tiếng cồng gọi bạn. Âm vang cắc công nhịp chày khua luống. Ấm áp điệu xòe, khúc hát “Inh lả ơi”. Có một địa điểm mà mỗi khi đến bản Bút hầu hết du khách đều muốn khám phá, chinh phục, đó là hồ nước Pha Đay.
Thành phố Hồ Chí Minh được yêu thích về trải nghiệm du lịch chậm
Trong bối cảnh “du lịch chậm” đang là một trong những xu hướng du lịch được quan tâm gần đây, nền tảng du lịch kỹ thuật số Agoda đã hé lộ các điểm đến châu Á, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam nổi bật về loại hình du lịch mới này với những chuyến đi dài ngày và thư thả.
Quảng bá ẩm thực thành phố Thanh Hóa qua phương tiện số
Thời gian gần đây, Thành đoàn Thành phố Thanh Hóa có nhiều hoạt động quảng bá ẩm thực thành phố qua các phương tiện số, thu hút sự theo dõi của đông đảo người dùng mạng xã hội. Hoạt động này giúp lan tỏa những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực và góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch của Thành phố Thanh Hoá.
Gấp rút chuẩn bị cho Tuần văn hóa thành phố Hội An – thành phố Thanh Hóa năm 2024
Kỷ niệm 63 năm kết nghĩa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An, trong các ngày từ 26/4 đến ngày 1/5, Thành ủy và UBND Thành phố Thanh Hóa sẽ tổ chức “Tuần văn hóa thành phố Hội An - thành phố Thanh Hóa” năm 2024. Cho đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho sự kiện ý nghĩa đã cơ bản hoàn tất.
Bá Thước gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
Huyện Bá Thước là nơi sinh sống lâu đời của bà con các dân tộc Thái, Mường. Bởi vậy, đây cũng là địa phương có nền văn hóa phát triển đa dạng. Theo số liệu thống kê, hiện nay, Bá Thước có 55 di tích có yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, di chỉ khảo cổ học, di tích tôn vinh công đức của các bậc tiền nhân, các danh nhân có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước… Ngoài ra, cộng đồng người Thái, Mường còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa, thông qua những đặc trưng về trang phục, nhà ở, cách ứng xử, giao tiếp hay các lễ tục truyền thống...
Nét đẹp văn hóa tín ngưỡng trong lễ hội chùa Rồng
Cứ vào dịp đầu xuân năm mới, đồng bào các dân tộc trong và ngoài huyện Cẩm Thủy lại nô nức tham gia trẩy hội chùa Rồng tại xã Cẩm Thạch. Lễ hội chùa Rồng được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao của Đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế và các nghĩa sĩ trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc Minh, giành độc lập tự do cho dân tộc vào nửa đầu thế kỷ 15. Đây cũng là dịp để người dân và du khách thập phương hòa mình vào không khí vui tươi, rộng ràng, giàu bản sắc văn hóa của các dân tộc huyện Cẩm Thủy.
Các thực phẩm cổ truyền hút khách dịp Tết Nguyên đán
Bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp thì Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam còn có văn hóa ẩm thực với hương vị đặc trưng, món ăn cực kỳ phong phú và bắt mắt. Dù cuộc sống hiện đại đã phần nào làm cho Tết có nhiều thay đổi, nhưng những thực phẩm truyền thống như bánh chưng - bánh tét, nem, giò, chả, mứt Tết… vẫn không thể thiếu trong những ngày Tết để mỗi người đều có thể cảm nhận trọn vẹn hương vị quê nhà.
Hội thi giã bánh dày - nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của bào Mông xứ Thanh khi Tết đến, xuân về
Vào mỗi dịp Tết đến, xuân về, một số bản làng của người Mông ở vùng cao xứ Thanh lại tổ chức lễ hội làm bánh dày đón Tết. Đây là món bánh truyền thống, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, đất trời và dùng để đãi khách quý khi đến nhà.
Không khí trước giờ khai mạc Tuần văn hóa, du lịch Điện Biên - Thanh Hóa
Trước khi bước vào chương trình khai mạc Tuần văn hóa, du lịch Điện Biên - Thanh Hóa, từ chiều 19/1, không khí tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa đã rất sôi nổi, rực rỡ sắc màu văn hóa, thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, trải nghiệm.
Nét đẹp làng quê trong nhịp sống hiện đại
Văn hóa làng quê là cội nguồn của nền văn hóa Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, văn hóa làng quê đã tạo dựng những giá trị riêng, đặc sắc, làm nên hồn cốt của dân tộc. Chính vì vậy, dù cho nhịp sống hiện đại có phát triển đến đâu, các giá trị văn hóa nói chung và văn hoá làng quê nói riêng, vẫn luôn là nét đẹp mà mỗi người Việt Nam đều muốn gìn giữ.