Độc đáo nghệ thuật điêu khắc ánh sáng của anh chàng kỹ sư xây dựng
Anh Bùi Văn Tự (Bát Tràng, Gia lâm, Hà Nội) vốn là một kỹ sư xây dựng nhưng với tình yêu và đam mê sáng tạo, anh đã mày mò mở ra một môn nghệ thuật mới mang tên điêu khắc ánh sáng.

Bằng cách kết hợp giữa nghệ thuật điêu khắc truyền thống với một nguồn ánh sáng rọi chiếu, những đường nét điêu khắc tưởng như vô lí lại trở nên có lí khi được trang trí thêm bằng ánh sáng.

Có thể làm điêu khắc ánh sáng trên nhiều loại gỗ khác nhau nhưng gỗ thường được làm là gỗ lũa. Gỗ lũa là phần lõi ở gốc của các cây cổ thụ khô sau khi bị chết. Đặc trưng của gỗ lũa là nó rất cứng và không bao giờ bị mối mọt xâm hại.

Để tạo nên một tác phẩm điêu khắc gỗ nghệ nhân dùng đèn chiếu xuyên qua khúc gỗ đã được làm theo hình.

Sau khoảng một tháng miệt mài, tác phẩm đức phật hiển linh được ra đời. Nghệ nhân dùng đèn chiếu qua gỗ với những chi tiết tạo thành hình và chiếu lên một phông nền trắng.

Từ một góc nhìn thể hiện sự tỉ mỉ từng chi tiết tạo lên một tác phẩm điêu khắc ánh sáng.

Người nghệ nhân trẻ và sáng tạo ra môn nghệ thuật mới ở Viêt Nam đó là anh Anh Bùi Văn Tự (Bát Tràng, Gia lâm, Hà Nội) : "tình cờ trong một dịp tôi đi làm trang trí non bộ tiểu cảnh bỗng nhìn ra dáng của hình non bộ giống hình một con gấu. Ý tưởng kết hợp ánh sáng tạo hình ra đời từ đó" anh Tự chia sẻ.

Vốn là một kỹ sư xây dựng, việc chuyển hẳn qua điêu khắc là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời anh Tự.

Anh Tự chia sẻ để làm một tác phẩm cần sự tỉ mỉ chăm chút và quan trọng nhất vẫn là ý tưởng để thực hiện. Trong quá trình làm nếu chỉ cần mạnh tay một chút là có thể hỏng toàn bộ, phải bỏ khúc gỗ đi.

"Nhiều khi làm hỏng 3 đến 4 khúc gỗ là chuyện bình thường. Kiếm gỗ để làm cũng rất khó, có khi đi vài ngày mới tìm được một khúc gỗ vừa theo ý đồ của mình" anh Tự tâm sự.

Để hoàn thành một tác phẩm trung bình, anh Tự khoảng làm khoảng hơn 1 tháng, tính từ khi là một khúc gỗ vô tri trở thành một tác phẩm nghệ thuật.

Từ lúc bắt đầu làm tới nay anh Tự đã cho ra đời khoảng hơn 12 tác phẩm điêu khắc ánh sáng trên chất liệu gỗ và vài tác phẩm trên chất liệu gốm và đá. Mỗi tác phẩm có giá từ 30 triệu đồng trở lên và cao nhất là trên 80 triệu đồng.
Toàn Vũ/Dân Trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khu di tích lăng mộ vua Lê Dụ Tông – công trình kiến trúc tinh xảo
Dụ Tông Hòa Hoàng Đế là vị vua thứ 21 của vương triều Lê. Đời vua trị vì, đất nước tương đối thái bình, các hình phạt được giảm nhẹ, nhiều kỳ thi võ được tổ chức.

Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu
Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, dữ liệu tổng hợp từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch Google Destination Insights cho thấy, Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu.

Đề nghị tăng cường bảo vệ các lăng mộ vua chúa
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị tăng cường bảo vệ các khu lăng mộ vua chúa sau sự việc lăng một vua Lê Túc Tông bị xâm hại

Người phụ nữ giữ lửa văn hóa Thái ở vùng cao Thường Xuân
Tại bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), tiếng khung cửi rộn ràng trong một không gian nhỏ ấm áp, nơi những người phụ nữ Thái cần mẫn bên khung dệt, trao truyền từng nét hoa văn thổ cẩm, như kể lại câu chuyện bản làng bằng sắc màu những sợi chỉ. Đó là Tổ dệt thổ cẩm truyền thống mang tên “Táy Dó”, thành quả từ sự đồng lòng của cả cộng đồng, và đặc biệt là tâm huyết của người sáng lập. Đó là chị Vi Thị Luyến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Lẹ - người đã âm thầm “giữ lửa” cho nghề xưa giữa cuộc sống hiện đại.

Chốn thơ mộng giữa lòng Hao Hao
Nằm nép mình bên hồ Hao Hao rộng lớn, hiền hoà, quanh năm xanh biếc một màu, không bao giờ vơi cạn, khu du lịch sinh thái Hao Hao Green Pine Hill là một điểm đến mới tại thị xã Nghi Sơn.

Việt Nam có 2 địa điểm lọt danh sách điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025
Theo Danh sách do Tạp chí Time Out của Anh vừa công bố, Việt Nam có hai điểm đến du lịch là Hà Giang và Hội An lọt vào top 44 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025, được đánh giá bởi những du khách giàu kinh nghiệm.

Những người “giữ lửa” văn hóa dân tộc Dao
Giữa nhịp sống hiện đại, vẫn có những con người lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ trang phục đến tiếng nói, chữ viết. Đó là cộng đồng người Dao tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Họ đang góp phần làm nên sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa đang đứng trước không ít thử thách.

Cả nước đón 10,5 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Cục Du lịch Quốc gia (Bộ Văn hóa) cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ từ ngày 30/4 đến ngày 4/5, ngành Du lịch cả nước ước phục vụ khoảng 10,5 triệu lượt khách, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó có khoảng 6,5 triệu lượt khách có lưu trú.

Thành Nhà Hồ - giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho muôn đời
Thành nhà Hồ - công trình kiến trúc đá cổ, một kiệt tác thể hiện tài năng, trí tuệ siêu phàm của người Việt, chứa đựng biết bao điều bí ẩn và những huyền tích. Không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Thanh, Thành nhà Hồ còn là một trong những đại diện tiêu biểu cho bản sắc văn hóa và tinh hoa trí tuệ người Việt trên “bản đồ văn hóa” nhân loại. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu chuyện về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời...

Huyện Hoằng Hóa tăng cường quảng bá du lịch qua các nền tảng số
Huyện Hoằng Hóa vừa đưa vào hoạt động website Du lịch Hoằng Hoá - Thanh Hoá tại địa chỉ https://dulichhoanghoa.vn đem lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp, người dân và du khách.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.